THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Sự thật về "cậu đồng" hoài Linh đang giấu diếm (kỳ 2)

(ĐQT)-


Hầu đồng của ngày xưa thiêng về yếu tố nhân văn, giáo dục con người sống thiện, không trọng vật chất, thì ngày hôm nay, hầu đồng bị nhiều kẻ buôn thần bán thánh làm biến dạng, lời văn được sáng tạo thêm kiểu đẩy đưa “mơi tiền”, trục lợi. Đặc biệt là từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thì người hầu đồng bất chính sử dụng nó như “lệnh bài” thông quan, danh chính ngôn thuận để hoạt động.

Chính vì hầu đồng có nhiều cơ hội “hái” ra tiền, hiện nay lại chưa được kiểm soát chặt chẽ, Hoài Linh đã “đánh hơi” và anh xọc chân vào, lấn sân sang lĩnh vực này như một điều tất yếu.

Hoài Linh mở ra gánh đồng, tự thiết kế và tự làm chủ lễ, anh luôn đặt tiền đặt lên hàng đầu, từ hình thức đến nội dung, nó đối lập hoàn toàn với những gánh đồng truyền thống. Với lý luận “tốt lễ dễ kêu”, Hoài Linh chỉ nhận lên đồng với tiền bỏ túi hậu hĩnh, có khi lên cả tỷ đồng, thấp nhất cũng ngoài 100 triệu.

Hoài Linh cũng tự đặt ra cho mình sự khác biệt trong gánh đồng anh đảm nhiệm, thay vì hầu đồng truyền thống là tùy tâm biện lễ, không hoành tráng, đồ sộ từ lễ vật, vàng mã đến trang phục, thì hầu đồng của Hoài Linh cái gì cũng phải to, phải lớn, lễ vật phải nhiều, đặc biệt tiền phát lộc không còn là “bạc lẻ” gọi là tượng trưng, mà mệnh giá tiền phải lớn. Lộc không còn được phát tôn nghiêm như hầu đồng truyền thống, qua tay Hoài Linh sẽ là “cậu đồng” tung tiền, ném tiền – những tờ polime xào xạc bay lên không trung, cảnh tượng không khác gì rải vàng mã, mặc dù đang diễn ra với danh nghĩa nghi lễ văn hóa.

Trong vai “cậu đồng” Hoài Linh ra giá thế nào thì người đặt lễ nghe theo răm rấp. Ai thắc mắc hoặc xin làm lễ be bé tầm một trăm triệu đồng, dù chỉ qua điện thoại nhưng “cậu đồng” vẫn nhập được về Hoài Linh chèo kéo được: “Cậu về cậu phát lộc tiền lớn thì thăng quan tiến chức, làm được việc lớn”. Nghe lời “cậu đồng” Hoài Linh phán không ít thương nhân đã bỏ ra số tiền bạc tỷ cho mỗi gánh đồng diễn ra trong vài giờ đồng hồ. Đút tiền tỷ vào túi quá dễ dàng, thu nhập cao gấp cả chục lần so với đi diễn hài, nên khi đụng show, anh từ chối hết các sự kiện của showbiz, đó cũng là chuyện dễ hiểu! Cũng không ngạc nhiên khi có giai đoạn anh xem đi hầu đồng là cái nghề nhàn hạ để kiếm sống.

Khi mật độ hầu đồng của Hoài Linh diễn ra càng nhiều ở phía Bắc, nhận được nhiều đơn đặt hàng, anh cũng tự đặt mình lên tầm cao mới, tự cho mình là bậc thần, bậc thánh, thậm chí, với danh nghĩa “hầu đồng”, Hoài Linh bỏ ngoài tai chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch “Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu”. Hoài Linh không cần xin phép ai, tự mở ra gánh đồng thu về bạc tỷ ngay tại chính nhà mình – nơi anh đặt cho cái tên thật kêu “nhà thờ Tổ”, và lên đồng theo cách mà anh muốn.

Có phải thời buổi bây giờ quá đảo điên, đến thánh thần mà người ta cũng dám nhân danh, rồi đem ra ngã giá, bán cho bằng được?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một nhà nghiên cứu khả kính, có nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ giá trị của di sản và hành động thực tiễn nhằm phục hồi di sản, đã phải thốt lên rằng: “Tôi rất buồn phải nói rằng, 80% nghi lễ này hiện nay là biến tướng. Biến tướng nghiêm trọng. Hoàn toàn “vật chất hóa” từ đầu đến cuối”.

Điều đáng báo động hơn là, Hoài Linh không chỉ lên đồng tại nhà thờ Mẫu, tại “nhà thờ tổ” của anh, mà gánh đồng biến tướng đó còn được anh tam sao thất bảng bê lên sân khấu hài kịch. Chứng kiến Hoài Linh và các nghệ sĩ hài đứng vai trò cung văn – hầu đồng, ca hát với trang phục diêm dúa, vũ đoàn đông đảo, bao kín sân chầu, Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng của cố Giáo sư Trần Văn Khê nẫu ruột: “Tôi liên tưởng đến một màn nhạc kịch, làm mất đi không gian đúng chất của hát chầu văn và nghi lễ chầu văn của người Việt. Sự biến tướng này phải dừng lại, trả lại hát chầu văn tính chất nghiêm túc của nó”.

Giáo sư Trần Quang Hải cũng phát lên lời cảnh báo: “Không thể chấp nhận, nếu cứ để sự biến tướng này phát triển, nó trở thành công cụ cho vài cá nhân lạm dụng, làm giàu lên từ sân chầu, đồng thời khiến cho nhiều người dân đặt hết tất cả tài sản, tiền của cho việc theo lời phán truyền mà đi tìm danh vọng”. Chua xót hơn là người ta còn giễu cợt đưa hầu đồng trở thành vị trí số một trong so sánh: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nhì lấy chồng quan”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét