THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 18)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH GEOGEBRA 5.0 Bài 18: Làm việc với các đối tượng đường tròn, hình chóp và hình lăng trụ trong không gian
Trong bài thực hành này chúng ta sẽ làm quen với các đối tượng tiếp theo: đường tròn, hình chóp và hình lăng trụ trong không gian.
Trong Geogebra 3D có 3 công cụ tạo đường tròn.



(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 17)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH GEOGEBRA 5.0 Bài 17: Làm việc với các đối tượng mặt phẳng trong không gian

Trong bài thực hành này chúng ta sẽ làm quen với đối tượng mặt phẳng trong phần mềm Geogebra, quan hệ song song và vuông góc giữa mặt phẳng và mặt phẳng.





(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 16)

(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 16)


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH GEOGEBRA 5.0 
Bài 16: Phân biệt các đối tượng hình học trong các cửa sổ 2 chiều và 3 chiều trong Geogebra



(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 15)


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH GEOGEBRA 5.0 
Bài 15: Làm quen với vẽ hình không gian trong Geogebra
Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với các khái niệm ban đầu của hình học 3 chiều trong phần mềm Geogebra.

Một số điểm cần chú ý:
- Cách di chuyển các điểm trong không gian 3 chiều: theo chiều mặt ngang và chiều thẳng đứng.
- Mặc định sẽ hiện 1 mặt phẳng chuẩn ngang. Mặt phẳng này không phải là 1 đối tượng của hình, tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện các thao tác với nó tương tự như một đối tương.


(Thơ)-"Hai sắc hoa Ty Gôn"- các dị bản, Bài thơ thứ nhất.


"Hai sắc hoa Ty Gôn"- các dị bản
Bài thơ thứ nhất (Kỳ 2)

Vào khoảng giữa năm 1937, trên tạp chí "Tiểu thuyết thứ bảy" xuất bản ở Hà Nội có đăng một truyện ngắn "Hoa Ti- gôn" của ký giả Thanh Châu. Đây là một truyện khá bi đát, trong đó mô tả truyện tình của một họa sĩ trẻ vừa ra trường tên Lê Chất. Trong một lần đạp xe đi tìm phong cảnh để vẻ ở một làng quê ven Hà Nội, ngẩu nhiên khi đi qua một căn biệt thự cổ Lê Chất nhìn thấy một cô gái rất đẹp, mặc aó ngắn tay bằng lụa đang đứng trên chiếc ghế cao niú lấy một cành hoa ti gôn màu đỏ.

Sắc đẹp của người thiếu nữ nổi trội lên giữa giàn hoa ti gôn đỏ đã làm cho người họa sĩ mẫn mê đứng nhìn... Rồi từ hôm đó, ngày nào anh ta cũng tìm cách quanh quẩn gần căn biệt thự để được nhìn cô gái và ngược laị cô gái cũng thấy anh ta. Nhưng chỉ được vài lần, rồi không biết lý do gì người con gái không còn xuất hiện nữa.

Thời gian qua đi, mang thành công và danh vọng đến cho người họa sĩ, nhưng anh ta vẫn không bao gìơ quên hình bóng người con gái đẹp dưới giàn hoa tigôn màu đỏ mà anh ta đã gặp gỡ ngày còn nghèo khổ xa xưa.

Rồi ngẩu nhiên,̣ năm sau,trong lần đi tìm đề tài sáng tác ở miền Nam ......, anh ta được mời tham dự buổi dạ vũ trong tòa lãnh sự Pháp tại Vân Nam Lê Chất gặp lại cô con gái ngày xưa, nhưng trong nhiều oái ăm, muộn màng.C hồng của cô gái là một viên chức cao cấp của tòa lãnh sự, người chồng mà cô không hề yêu thương. Trong lần tái ngộ đó, họ khiêu vũ, tâm sự với nhau, và mối tình của họ được tiếp nối trong vụng trộm. Đến một lần, họ dự tính bỏ lại đằng sau tất cả để tìm cách trốn đi Nhật sinh sống với nhau.

Nhưng đến giây phút cuối, người thiếu phụ gửi cho chàng họa sĩ một lá thư, kèm một chùm hoa tigôn màu đỏ máu, nàng từ chối ra đi vì không đủ can đảm từ bỏ danh dự và tai tiếng của gia đình cũng như sự khinh bỉ của gia đình chồng .

Buồn đau vì ý định không thành, người họa sĩ vẫn ra đi Nhật một mình trước khi trở về Hà nội. Rồi, ngẫu nhiên, bốn năm sau, anh ta nhận được lá thư từ người chồng của cô gái báo tin nàng đã mất! Lê Chất sang Vân nam viếng mộ người xưa với một chùm dây hoa tigôn, loại hoa kỷ niệm mối tình của họ. Cũng từ đó cho đến suốt cuộc đời, cứ vào mùa hoa tigôn nở, Lê Chất không bao gìơ quên mua những chùm hoa tigôn để trang hoàng trong phòng làm việc như để tưởng nhớ đến người yêu xa xưa vắn số cũa mình.

Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ tình đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khoảng 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến tòa báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa " Hai sắc hoa tigôn" được ký tên là T.T.Kh.

Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.
“Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Khi bài thơ "Hai sắc hoa tigôn" vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, tòa báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác giả, qua đường bưu điện với đề tựa "Bài thơ thứ nhất. Bài thơ này cũng với những câu thơ buồn đau đầy nước mắt, giải thích, mô tả kỹ lưỡng hơn về mối tình dang dở của cặp tình nhân gặp nhau rồi yêu nhau và cuối cùng không biết vì lý do nào đó người đàn ông rời xa, người đàn bà ở lại yêu kỷ niệm cho đến ngày lấy chồng:
Bài thơ thứ nhất
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xa.

Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
  Gió hỡi! Làm sao lạnh rất nhiều?

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng: "Vẫn nhớ em!"

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên?

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ!

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
  "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!"

Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám gặp ai về!

Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!



(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài 14)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH GEOGEBRA 5.0

Bài 14: Làm quen với các công cụ vẽ đường tròn

Bài học này sẽ làm quen và thực hành với các công cụ vẽ liên quan đến đường tròn.
Trong phần mềm Geogebra có 4 công cụ vẽ đường tròn, 1 công cụ vẽ nửa vòng tròn và 2 công cụ vẽ 1 cung tròn. Tất cả các công cụ này đều rất hữu ích.

(Bí ẩn)- Tháng cô hồn


THÁNG CÔ HỒN

I. Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn"?

Vì sao tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là “tháng cô hồn” hay “mở cửa mả”, "xá tội vong nhân"?
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn. Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.
Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.