THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Nhóm 72 phản Đảng

(ĐQT)-Nhóm 72 hay Nhóm Kiến nghị 72 (KN72) là Nhóm được đặt tên theo Kiến nghị 72 là kiến nghị góp ý Sửa đổi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, do 72 trí thức người Việt Nam soạn thảo và đề nghị (đề ngày 19/1/2013).
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/T.Ư ngày 28/12/2012 Của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã tích cực tham gia vào các việc tổ chức lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị trong cả nước tổ chức.
Hàng triệu lượt ý kiến tâm huyết với vận mệnh của đất nước được góp ý thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, mang tính xây dựng với mong muốn sắp đến nước ta có một bản Hiến pháp mới hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy trên diễn đàn mạng xuất hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề dân chủ trong đợt sinh hoạt chính trị này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây dựng. Nổi lên là một số người do Nguyễn Đình Lộc (sinh năm 1935), ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và từng là Bộ trưởng thứ hai của Bộ Tư pháp, giai đoạn 1992-2002 cầm đầu.
Vào ngày 4-2-2013, Nguyễn Đình Lộc với vai trò là người cầm đầu “nhóm kiến nghị 72”, gọi là “nhóm nhân sĩ, trí thức”, đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp tại Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây thực sự là nhóm chống Đảng, chống Nhà nước. 72 tên “nhân sĩ, trí thức” chống Đảng phần lớn trong số đó là nhân sĩ, trí thức, trong đó nhiều người đã từng có vị trí cao trong xã hội, và có người đang tại chức bao gồm:
1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu, Hà Nội
3. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
5. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
6. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
7. Phạm Vĩnh Cư, nhà nghiên cứu, Hà Nội
8. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
9. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
10. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
11. Nguyễn Văn Dũng, nhà văn, võ sư, Huế
12. Hồ Ngọc Đại, GS TS, nhà giáo, Hà Nội
13. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
14. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
15. Lê Hiền Đức, Giải thưởng Liêm chính 2007, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Hà Nội
16. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
17. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
18. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
19. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
20. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
21. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
22. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
23. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
24. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế
25. Nguyễn Văn Hồng (tức Cung Văn), nguyên Tổng Thư ký Ban chấp hành Sinh viên đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965, Đà Nẵng
26. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
27. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
28. Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
29. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
30. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
31. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
32. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
33. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
34. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
35. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
36. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
37. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
38. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
39. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
40. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
41. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
42. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn, Hà Nội
43. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp Đại học, Hà Nội
44. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
45. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
46. Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
47. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
48. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
49. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
50. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
51. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
52. Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn, Hà Nội
53. Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
54. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
55. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
56. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội
57. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
58. Đào Tiến Thi, thạc sĩ, Hà Nội
59. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
62. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
63. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
64. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
65. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
66. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
67. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
68. Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
69. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
70. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, Huế
71. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
72. Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, TP HCM
Nhóm người này đã tự xưng trong bản kiến nghị, rằng: “…chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”. Tất nhiên là nhóm người này không quên gửi kèm bản “Dự thảo Hiến pháp 2013” - gọi là tài liệu để tham khảo, thảo luận. Điều muốn nói ở đây là trong nội dung của bản kiến nghị này, có nhiều quan điểm sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, phản động ở cả trong và ngoài nước được sự “tiếp sức” của các thế lực cực đoan, thù địch sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, những nội dung chính của kiến nghị chống Đảng này là:

1. Đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức nguỵ biện, vừa suy diễn một cách tùy tiện, có tính công kích nói xấu Đảng ta. Ai cũng hiểu rất rõ rằng, lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận toàn bộ quá trình thực thi nội dung các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều gắn liền với những thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của cách mạng nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều đó cho thấy rất rõ Đảng ta đã, đang và chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ vai trò là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây là sự thật lịch sử hoàn toàn không thể phủ nhận. Do vậy, việc đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là một hành động xét về mặt đạo lý thuần tuý khác gì là vô ơn, bội nghĩa cần phải lên án mạnh mẽ. Chắc chắn những nhân sĩ, trí thức chân chính không có lối hành xử thiếu nhân văn như vậy!
2. Đòi phân chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với lập luận “ru ngủ” những ai nhẹ dạ, mất cảnh giác như: “Việc Đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”.
Với thái độ hết sức cầu thị, Đảng ta đã từng nghiêm túc thừa nhận rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng có lúc phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm ấy bằng quyết tâm chính trị của mình, nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục, từng bước củng cố niềm tin nhân dân đối với Đảng. Từ sau ngày hoà bình, thống nhất đất nước cho đến năm 2013 đã 38 năm trôi qua, cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đưa đất nước ta phát triển toàn diện; từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, đã vươn lên mạnh mẽ thoát khỏi nhóm các nước nghèo của thế giới, để trở thành một quốc gia đang phát triển và hội nhập quốc tế; nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, chẳng việc gì phải có nhiều đảng để rồi đấu đá, xâu xé, tranh giành nhau quyền kiểm soát xã hội, xảy ra nội chiến như nhiều nước ở quanh ta và trên thế giới.
3. Đòi phi chính trị đối với lực lương vũ trang (LLVT), với lập luận hết sức đơn điệu và lạc lõng là: “LLVT phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào như quy định tại Điều 70 của Dự thảo”, sau đó họ ngang nhiên tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định LLVT phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đòi hỏi phi lý này của nhóm KIẾN NGHỊ 72 là thật lố bịch! Ai cũng biết rằng LLVT được sinh ra làm nhiệm vụ là công cụ chuyên chính sắc bén, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế lịch sử cách mạng nước ta cho thấy, nếu không có LLVT tuyệt đối trung thành thì liệu đất nước Việt Nam có được như hôm nay? Từ sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo sâu sát, sáng tạo và kịp thời của Đảng, LLVT ta đã đánh tan các cuộc chiến tranh biên giới, bảo vệ toàn vẹn biên cương của Tổ quốc, sau đó liên tiếp dẹp các vụ bạo loạn mang sắc màu chính trị do các thế lực thù địch trong nước cấu kết với bọn phản động nước ngoài thực hiện. Đó là bài học xương máu, cảnh tỉnh cho chúng ta về sự trung thành của quân đội đối với Đảng. Hay nói cách khác rằng, LLVT Việt Nam cần luôn đặt dưới sự lãnh đạo, tuân thủ đường lối quân sự và phương châm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc do Đảng ta định hướng. Nếu thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc LLVT ta sẽ sớm hoặc muộn sẽ mất phương hướng chiến đấu, không xác định được đối tượng tác chiến, chắc chắn sẽ thất bại trên chiến trường.
Nhóm KN72 xướng danh: “…Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây…”, thật là một kiểu danh xưng vô thưởng vô phạt, bởi chắc chắn họ không đủ tư cách đại diên cho hơn 90 triệu người Việt Nam, vậy họ đại diện cho bao nhiêu người? Điều đó đủ thấy kẻ giấu mặt đứng sau nhóm KN72 không dám xưng gì hơn, đồng nghĩa với việc sợ đối mặt với nhân dân, những người làm chủ vận mệnh đất nước, mặt khác họ sợ đối mặt với sự thật lịch sử hào hùng của dân tộc mà họ đang rắp tâm bôi nhọ, xuyên tạc một cách trơ trẽn. Họ chính là những người với những lý do khác nhau đang bất mãn với chế độ, được các thể lực thù địch bơm thổi kích động, được bọn phản động trong và ngoài nước mua chuộc, lôi kéo, cổ suý để thực hiện chiêu bài chiến tranh không tiếng súng vốn được dàn dựng khá công phu từ lâu, hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống lại sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhân dân ta.
Ảnh: Nhómm 15 người đại diện đã đến trao KN72 trực tiếp cho UBDTSĐHP1992 ngày 4 tháng 2 năm 2013)
Nguyễn Quang A, Phan Hồng Giang, Lê Công Giàu, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, Tương Lai, Phạm Chi Lan, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyên Ngọc, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Trung,Tô Nhuận Vỹ