THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

(Nóng)-Bắt Nguyễn Ngọc Ánh vì chống phá nhà nước

Công an đang tạm giữ Nguyễn Ngọc Ánh vì kêu gọi người dân biểu tình, phá hoại và tuyên truyền nhiều nội dung chống phá nhà nước

Ngày 1-9, Công an tỉnh Bến Tre xác nhận với phóng viên báo Người Lao Động đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Ánh (38 tuổi, quê TP Hà Nội).
Đối tượng Nguyễn Ngọc Ánh-kích động biểu tình gây rối
Theo đó, ngày 30-8, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh đã khám xét nhà riêng của Nguyễn Ngọc Ánh tại thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre để làm rõ hành vi làm, tàng trữ tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Theo công an, trên trang facebook cá nhân của Ánh đã chia sẻ, viết nhiều bài có nội dung kích động, trong đó kêu gọi xuống đường biểu tình, phá hoại vào tháng 6-2018 và dịp lễ 2-9 sắp tới.

(Nóng)-Nhận diện mưu đồ, thủ đoạn kêu gọi xuống đường dịp 2-9

Càng gần đến ngày Quốc khánh, trên mạng internet lại xuất hiện những bài viết, video có nội dung kích động người dân xuống đường dưới danh nghĩa “thể hiện lòng yêu nước”. Lời lẽ những bài viết dùng những từ ngữ thiếu văn hoá, miệt thị chế độ, đả kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho rằng lễ Quốc khánh là dịp để người dân “bày tỏ thái độ, chính kiến”.
Đào Minh Quân- kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố.

Tiếp tục điệp khúc chúng đã dựng lên từ vụ gây rối tại Bình Thuận hồi tháng 6-2018, các đối tượng quy chụp “đặc khu là bán nước”, đưa ra những bình luận hết sức lố lăng. Thậm chí, các đối tượng còn tung video hướng dẫn người dân khi xuống đường mang theo gì, phản ứng ra sao khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát…
Thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện, vạch trần bản chất qua hành vi móc nối, xây dựng cơ sở ở nội địa của các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài như: Tổ chức khủng bố “Đảng Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”...
Các tổ chức này còn trực tiếp cung cấp tiền bạc, chỉ đạo các đối tượng thành viên trong nước tiến hành lôi kéo, xúi giục những người nhẹ dạ cả tin, số đối tượng hình sự, bất mãn, thiếu hiểu biết biểu tình, tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tấn công người thi hành công vụ... Trong số đó có cả các đối tượng hình sự, đối tượng nhiễm HIV, AIDS được thuê bằng tiền.
Trợ giúp cho các trang mạng thù địch là những Facebookker tự nhận “nhà dân chủ”, “trí thức”, “nhà yêu nước”… Thực chất, đây là thành viên hội nhóm, đối tượng cực đoan chống đối chính trị chủ yếu ở hải ngoại như Billy Bui, Ngọc Chằn, Hong Linh, Benny Truong, Tan Thai, Thich Thong Lai, Hoang Ngoc Dieu, Nguyễn Uyên Thuỳ đăng tải và kêu gọi người dân hưởng ứng cái gọi là “tổng biểu tình toàn quốc dịp 2/9” tại các thành phố lớn, khu công nghiệp… Một số đối tượng là con rối ở trong nước tìm cách cổ suý, phát tán những bài viết trên các trang này. 
Những kẻ chống đối cực đoan kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, dựng cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai” hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng màu”…
Thủ đoạn của chúng là soạn thảo, tán phát trên mạng Internet kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối dự thảo Luật Đặc khu, kích động “đặc khu là bán nước”, từ đó xúi giục người dân xuống đường “phản đối Luật Đặc khu là thể hiện lòng yêu nước”. 
Thủ đoạn nữa là thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm Facebook để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình. 
Chúng viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội. Kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do tự vệ nhưng thực chất là để chống trả lại lực lượng chức năng, gây rối, gây bạo loạn tiến tới lật đổ chính quyền. 
Manh động hơn, các đối tượng còn công khai kêu gọi người dân tham gia biểu tình, hướng dẫn cách thức chế tạo bom xăng... để tấn công lực lượng chức năng, trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm công cộng đông người dân...
Chiêu bài này không mới, chúng từng áp dụng trong vụ gây rối tại Bình Thuận cũng như các vụ gây rối tại miền Trung, lợi dụng việc Fomorsa xả thải, kích động người dân bao vây, gây sức ép với chính quyền. Chúng đã dụ được những đối tượng xấu hoặc người nhẹ dạ, cả tin làm mắt xích trong nước bằng lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. 

(Bí ẩn)-Xem chữ ký



(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài

CK-"Đường đến ngày vinh quang"



(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài

(Bí ẩn)- Giải mã vì sao người dân Việt vui mừng khi quan chức bị "tuột xích"

Thời gian gần đây, cứ một quan nào của VN (dù lớn hay nhỏ) bị bắt hoặc kỷ luật thì người dân rất vui mừng?
Người dân ghét đến mức... cứ quan chức nào "bị" gì đó là họ nghi ngờ... ví dụ ông giám đốc A... đi công tác bị đột tử là người ta nghĩ ngay "chắc tại ông đó đi chơi gái nên..." hoặc "nâng đỡ không trong sáng" là họ liên tưởng ngay đến chuyện quan này được hưởng "Z" của chị ta....Bở vậy mà họ vui  và vui vì:
1- Thứ nhất trong con mắt người dân VN, quan chức nào cũng là quan tham cả!
Nếu không phải quan tham thì tại sao với đồng lương vài triệu lại có nhà tiền tỷ, con du học...
Nhớ lại thời kỳ chuyển đổi cơ chế có 1 bài thơ:
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài, mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho chủ nhiệm xây nhà, lát sân

hoặc 
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ tậu đài tậu xe
Chủ nhiệm quần lĩnh, áo the
Nông dân thì để tò te ra ngoài
2- Thứ hai: Hầu hết "họ"- những quan chức đều thuộc dạng "cơ cấu", con quan, trình độ kém ;;; họ lên bằng "tiền- dù"... do đó người dân thiếu tin tưởng!


(Bí ẩn)-Ba bản Tuyên ngôn độc lập kinh điển trong lịch sử Việt Nam

Theo nhận định của các nhà sử học, dân tộc Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử.Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà (năm 891), Bình Ngô đại cáo (năm 1428) và bản Tuyên ngôn Độc lập do CT Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945.
 

Bài thơ Nam quốc sơn hà
Theo các tư liệu lịch sử, Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, do thần linh đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Bài thơ này được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình
Nam quốc sơn hà vốn là một bài thơ Hán văn thất ngôn tứ tuyệt và không có tên. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (sách do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1976) đặt ra, lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên của bài thơ này (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). 
Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.
Phiên âm Hán-Việt của bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư 
Trong số nhiều bản dịch thơ, bản của Lê Thước và Nam Trân đã được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 với một chút sửa đổi so với bản dịch gốc, nội dung như sau:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
Bình Ngô đại cáo
Bình Ngô đại cáo là bài cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo, viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam.
Tên gọi của Bình Ngô đại cáo nghĩa là bài tuyên cáo về việc dẹp yên giặc Ngô (Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương - người sáng lập nhà Minh).
Về bối cảnh ra đời của tác phẩm, vào năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết tin, hoảng sợ viết thư xin hòa.
Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ bá cáo cho thiên hạ biết.
Bình Ngô đại cáo là một thông báo bằng văn bản dưới hình thức của thể văn biền ngẫu, được viết bằng chữ Hán, được dịch sang tiếng Việt bởi một số học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim. Kết cấu bài cáo gổm 5 đoạn:
Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.
Đoạn 2: Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.
Đoạn 3: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
Đoạn 4: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
Đoạn 5: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vả lời tuyên bố hoà bình.