THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Các vụ thảm sát của lính Nam Hàn đối với nhân dân Việt Nam!

Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người


Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm cách đây 4 thập niên – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Các tội ác này gắn với cái tên rất kêu của các đơn vị chiến đấu Hàn Quốc như Sư đoàn bộ binh "Mãnh Hổ", Bạch Mã", Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến "Rồng Xanh"…
Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại, nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy ra trong tương lai.
Vụ thảm sát Thái Bình
Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.
Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.
Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình.

Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình
Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn.
Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Đất nước ở trong tim


Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
Chu Ngọc Thanh

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Bài báo năm 1979 viết về chiến tranh biên giới: Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược

"Ngày 17/2/1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam".

Chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả bài đăng trên trang nhất báo Nhân dân số 9020, ra Chủ nhật ngày 18/2/1979 về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979:
Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc
Ngày 17/2/1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chúng đã dùng nhiều sư đoàn bộ binh, thiết giáp, pháo binh có không quân yểm trợ, mở cuộc tiến công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chúng đã tiến công các thị xã Lao Cai, Móng Cái, các thị trấn Đồng Đăng, Mường Khương nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam.
Chúng đã đánh chiếm nhiều đồn biên phòng, nhiều vùng đất thuộc các huyện Đình Lập, Tràng Định, Lộc Bình, Văn Lãng của tỉnh Lạng Sơn; Trà Lĩnh, Hà Quảng, Quảng Hòa của tỉnh Cao Bằng; Mường Khương, Bát Xát của tỉnh Hoàng Liên Sơn; Phong Thổ của tỉnh Lai Châu; Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.
Chúng đã gây ra nhiều tội ác nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân Việt Nam.
Rõ ràng là, liên tiếp bị thất bại trong chính sách thù địch chống Việt Nam, những người cầm quyền Trung Quốc đã đi theo con đường cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, một nước độc lập có chủ quyền.
Xâm lược Việt Nam, chúng đã hoàn toàn phơi bày chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn và chính sách phản động của chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Xâm lược Việt Nam, những người cầm quyền Trung Quốc đã chống lại cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, phá hoại hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đã chà đạp thô bạo các nguyên tắc sơ đẳng nhất trong quan hệ quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, là một thách thức láo xược đối với mọi người yêu chuộng hòa bình và công lý.
Từ mấy năm nay và nhất là thời gian gần đây, mặc dù những người cầm quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường khiêu khích và đe dọa, nhân dân và Chính phủ Việt Nam vì hòa bình và hữu nghị đã hết sức tự kiềm chế, tìm mọi cách để giải quyết bằng thương lượng mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước.
Nhưng bất chấp mọi lẽ phải, chúng vẫn tiếp tục lấn tới, chủ động gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đứng trước họa xâm lược đó của những người cầm quyền phản động Trung Quốc, quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình kiên quyết đánh trả bọn xâm lược.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Tri ân ngược!

Ngày lễ tri ân nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng đâu đó vẫn còn những kiểu “tri ân ngược” để mua lợi cho cá nhân rất cần lên án để dẹp bỏ.

Sẽ có người thắc mắc “tri ân ngược” là thế nào? Đó là kiểu thầy cô giáo lại mang phong bì, quà cáp đi biếu xén chính học sinh cũ mà mình đã từng dạy trước đây.
Làm chuyện ngược đời này chỉ vì giờ đây học sinh cũ lại là lãnh đạo của thầy cô giáo cũ.
Nếu như trước kia, học trò có thi đỗ đạt làm quan to đến tể tướng, quyền thế chỉ đứng dưới một người mà đứng trên vạn người nhưng khi về làng gặp thầy giáo cũ họ vẫn cung kính, quỳ lạy hành lễ theo đúng đạo thầy trò.
Ngày lễ, Tết vẫn tới thăm thầy với lòng thành kính thì ngày nay, đạo lý ấy đã bị không ít người cơ hội làm đảo lộn lên hết thảy.
Chúng tôi gọi đây là kiểu “tri ân ngược”, là vấn nạn. Bởi, không chỉ xảy ra ở một địa phương mà khá nhiều nơi hiện vẫn đang tồn tại kiểu “tri ân” biến tướng này.
Đây không phải là nét đẹp trong văn hóa của chúng ta mà chính là sự hoen ố trong tâm hồn những kẻ cơ hội cần phải lên án để dẹp bỏ.
Thầy cô cũng phải quà cáp, phong bì cho học trò
Cô M. Trưởng phòng giáo dục huyện K. còn khá trẻ.
Nghe hiệu trưởng trường tôi nói, cô ấy chính là học trò của cô từ hồi còn học lớp 5.
Sau này, khi vừa tốt nghiệp sư phạm ra trường cô hiệu trưởng cũng chính là giáo viên hướng dẫn tập sự cho cô M. những ngày tháng chập chững vào nghề.
Vậy mà từ ngày lên phòng làm cán bộ thì năm nào cô hiệu trưởng của chúng tôi cũng phải lo quà cáp để đi Tết cô M.
Cô giải thích với giáo viên, mình làm như thế là để họ bớt khe khắt cũng là vì anh chị em trong trường mình cả.
Không riêng cô M., cô Y. vốn là chuyên viên của phòng giáo dục phụ trách khối tiểu học.
Cô Y. chính là học trò và là nhân viên của hiệu trưởng một trường của đồng nghiệp tôi.
Từ ngày cô Y. lên làm chuyên viên của phòng, năm nào hiệu trưởng trường bạn cũng phải lo quà cáp, phong bì để đi lễ 20/11 thật chu đáo.
Chúng tôi cũng đã từng hỏi hiệu trưởng của mình, cô học trò cũ nay là trưởng phòng có bao giờ đi thăm cô giáo cũ?
Cô nói trước đang đi dạy thì có nhưng từ khi lên lãnh đạo đã không còn chuyện đó nữa và thay vào đó là cô phải đi thăm trò.