THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Hình ảnh không thể nào quên!

Hình ảnh không thể nào quên! Muôn đời không quên!

"Châu Á là đây em cứ ngẩng cao đầu.
Chỉ cúi mình với quốc kỳ đất nước.
Vinh quang lớn sẽ chờ em phía trước.
Bão tuyết hôm nay chỉ là phút bắt đầu".




Alibaba đúng là tập đoàn của 40 tên cướp!

Cần khỏi tố, bắt giam ngay chủ tịch tập đoàn địa ốc alibaba

Đề nghị điều tra xem công ty này có hành vi lừa đảo không?

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Nail tộc

Tộc Nail có nguồn gốc từ Việt Nam, di cư qua Mỹ vào khoảng thời gian tháng 4, 5 năm 1975 (đu càng máy bay trực thăng), một số khác vượt biên, đi theo diện HO, diện con lai, diện đoàn tụ gia đinh và tị nạn chính trị. Tộc Nail hiện sinh sống chủ yếu ở tiểu bang Cali phọt (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).

Sau khi di cư họ không quên mang theo cờ vàng 3 sọc đỏ (tên khác: giẻ vàng 3 sọc, 3 que sỏ lá...).

Dân số khoảng 3 triệu người. 

Sau khi qua Mỹ vì không có việc làm nên đa số họ phải làm nghề mài móng chân, dũa móng tay (tiếng Anh gọi là Nail). Cái tên Tộc nail được hình thành từ đó.

- Về kinh tế: Trước đây khi còn ở Việt Nam Tộc nail với trung tâm kinh tế là Sài gòn, họ rất tự hào và cho rằng Sài gòn là "Hòn ngọc Viễn đông" (ám chỉ sự giàu có, sa hoa thời đó). Tuy nhiên sự giàu có đó không bắt nguồn từ bàn tay, khối óc họ làm ra mà đó là nhờ số tiền khổng lồ của Mỹ viện trợ hàng năm. Thời gian đó nông nghiệp, công nghiệp của họ chậm phát triển, chỉ có dịch vụ (quán ba, vũ trường, nhà hàng...) là phát triển mạnh mục đích chính là phục vụ hàng triệu lính VNCH, đặc biệt là hàng trăm ngàn lính Mỹ thường xuyên tụ tập ăn chơi trác táng. Sau khi di cư qua Mỹ Tộc nail chủ yếu sinh sống bằng nghề nail, một số ít tuổi cao, sức yếu thì tham gia biểu tình, diễn hài, lừa đảo... để kiếm sống qua ngày.

- Về Văn hóa: Tộc nail đặc biệt có năng khiếu diễn hài, các clip của nhà tiên tri vũ trụ Trần Dần hoặc clip ghi lại lễ kỷ niệm ngày Quân lực VNCH là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, tộc người này còn chuyên vu khống, bịa đặt, xuyên tạc... Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước cộng hòa XHCN Việt nam. Ngoài ra, Tộc nail còn giỏi công nghệ thông tin vì suốt ngày lên mạng cào phím chửi Cộng sản. (Làm nail nhưng hầu hết không có móng tay vì cào phím quá nhiều).

- Về Thể thao: Bắt nguồn từ cuộc di cư tháng 4-1975 mà Tộc người này rất xuất sắc trong bộ môn "Đu càng". Họ đang kiến nghị Ủy ban Olympic quốc tế đưa môn này vào thi đấu tại Olympic năm 2020 tới đây với tham vọng hốt trọn bộ huy chương vàng.

- Về Chính trị: Trước đây còn ở Việt Nam họ theo Đảng Cộng hòa nhưng sau khi qua Mỹ đa số họ đã chuyển qua Đảng Dân chủ, vì cho rằng Đảng Cộng hòa không quan tâm đến đời sống của họ. Tuy vậy, với kiếp ăn nhờ ở đậu, làm nail nhưng họ lại đam mê làm chính trị, suốt ngày kêu gào đòi lật đổ Cộng sản, đòi đa nguyên đa đảng, dân chủ, nhân quyền, đòi phục cuốc nhưng 44 năm qua họ cũng chỉ kêu gào, khóc lóc mà bố Mỹ không thèm để ý tới.

- Về Quốc phòng: Tộc nail từng tự hào có Quân lực hạng tư thế giới nhưng sau khi bị Cộng sản đánh cho chạy "tuột quần" thì đội quân này không còn được xếp hạng nữa. Tuy vậy, sau 44 năm kêu gào "phục cuốc" hiện tại Quân đội của họ cũng đã được trang bị vũ khí, khí tài khá hiện đại, Hải - Lục - Không quân đầy đủ (máy bay, tàu chiến, súng ống chủ yếu được làm từ nhựa cứng và bìa catton).

- Về Tôn giáo: khoảng 70% theo đạo Công giáo, còn lại là đạo Phật, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo. Sở dĩ Công giáo chiếm số đông là do trước đây cha ông họ được các Giáo sĩ người Pháp truyền đạo, sau đó Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam thì họ trở thành tay sai. 1954 người Pháp thua trận rút về nước họ lại làm tay sai cho Đế quốc Mỹ giết hại đồng bào mình.

Trên đây là một số nét chính về Tộc nail do nhà "nghiên cứu" Phong Nam (Nam Phong) biên soạn. 

Đề nghị các đồng chí và các bạn chia sẻ rộng rãi để cho con cháu Tộc nail biết nguồn gốc của mình.

Nam Phong

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

TT Trump: "Cuộc Chiến Đó (Việt Nam) Không Phải Là Điều Chúng Ta Nên Tham Gia"

LTS: Sau nhiều lần phát biểu khen ngợi Việt Nam như trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng ngày 14 Nov 2017 [VOA: U.S. President Donald Trump heaped praise on Vietnam Saturday, saying the southeast Asian nation is "one of the great miracles of the world."], hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều 27-02-2019 [Vietnam is one of the fastest growing economies in the world.] hôm qua ở Anh quốc, kỷ niệm 75 năm ngày D-day, quân đội Đồng Minh đổ bộ vào bờ biển Normandie, đuổi Đức ra khỏi và cứu nước Pháp, ông lại có thêm những lời khen ngợi con người và đất nước Việt Nam một cách nhất quán. Xin đọc tóm lược dưới đây. (SH)

Piers Morgan, cựu nhân viên tờ báo CNN đã phỏng vấn TT Trump trong chuyến đi Anh Quốc vừa rồi, và đưa ra chủ đề kỷ niệm D-Day (lần thứ 75, ngày 6 tháng 6)
Morgan: “Ông đã, ừm, không thể phục vụ tại Việt Nam vì tình trạng gai xương ở chân? – Nhưng ông có muốn đã có thể phục vụ cho đất nước mình?”
Tổng thống Trump: Tôi chưa bao giờ là người hâm mộ cuộc chiến đó. Tôi nói thật với bạn, tôi nghĩ đó là một cuộc chiến khủng khiếp, tôi nghĩ nó ở rất xa, không ai từng biết, bạn đang nói về Việt Nam, và vào thời điểm đó, không ai từng nghe về đất nước này, ngày nay họ đang làm rất tốt, trên thực tế, về thương mại, họ rất ác liệt. Họ rất ác liệt.
Họ là những nhà thương thuyết tuyệt vời, họ là những người kinh doanh tuyệt vời, nhưng không ai nghe nói về Việt Nam, và người ta nói chúng ta đã làm gì, (vì) rất nhiều người đã chết, chuyện gì đang xảy ra ở đó?
Trump tiếp tục. Vì vậy, tôi chưa bao giờ là một fan hâm mộ. Đây không giống như tôi chiến đấu chống lại Đức Quốc xã, tôi chiến đấu, chúng tôi chiến đấu chống lại Hitler.
 Và tôi cũng giống như nhiều người khác, bây giờ tôi không ra đường diễu hành, tôi đã không nói tôi sẽ chuyển đến Canada, điều mà rất nhiều người đã làm. Nhưng không, tôi không phải là người hâm mộ cuộc chiến đó, cuộc chiến đó không phải là điều chúng ta nên tham gia."

11 lần “đi lạc” của Bộ đội Việt Nam sang đất Thái Lan

Trong giai đoạn 1979-1989, Việt Nam từng nhiều đưa quân sang đất Thái Lan, do chính quyền nước này nuôi dưỡng và lập căn cứ cho tàn quân Khmer Đỏ đánh phá, quấy rối chính quyền mới của Campuchia. Hãy cùng BBT Báo Tinh Hoa tìm hiểu về 11 lần “đi lạc” của Bộ đội Việt Nam sang đất Thái Lan.


Bộ đội Việt Nam ở biên giới Campuchia – Thái Lan.
– Lần 1 (1979)
Mở cuộc tấn công lớn vào vị trí trú ẩn của quân Khmer Đỏ tại các vùng núi biên giới. Xe tăng Việt Nam có lạc đường đi sâu một tí, khiến chính quyền Thái Lan suýt ra lệnh tử thủ Bangkok.
– Lần 2 (1980)
Mở ba đợt tấn công, đấu pháo khiến 72 bộ đội Việt Nam hy sinh, phía Thái Lan bị bắn hạ hai máy bay trực thăng, 130 lính quân đội Thái Lan và hàng trăm lính Khmer Đỏ tử trận. Bộ đội Việt Nam ở tạm trong hai ngôi làng trên đất Thái Lan, trả lại lúc nào không rõ, không trả thì thôi.

– Lần 3 (1981)

Theo tường trình, khoảng 15-30 bộ đội Việt Nam đã nổ súng vào đội tuần tra Thái Lan khi ở sâu khoảng 800m trong đất Thái, khiến hai lính Thái thiệt mạng và bị thương, phía Việt Nam không có thương vong.
– Lần 4 (đầu tháng 3/1982)
Một loạt xô xát nổ ra dọc biên giới, đỉnh cao là sự kiện hơn 300 bộ đội Việt Nam vượt biên giới và tiêu diệt lính biên phòng Thái Lan, suýt bắn hạ một máy bay trinh sát của Thái.
– Lần 5 (1983)
Đây là lần tấn công quy mô lớn nhất để truy quét căn cứ Khmer Đỏ tại Thái Lan.
+ 31/1-1/2: Dưới sự yểm trợ mạnh của pháo binh và không quân, 4.000 quân Việt Nam cùng xe thiết giáp mở cuộc tấn công lớn vào Nong Chan, một trong những trại tị nạn lớn nhất ở biên giới Thái Lan và phá hủy nó. Giao tranh diễn ra quanh trại giữa bộ đội Việt Nam đóng tại Campuchia với khoảng 2.000 quân Khmer Đỏ.
Cùng lúc đó, các cuộc pháo kích tiếp tục được phía Việt Nam duy trì. Ít nhất 50 quả đạn pháo rơi vào đất Thái Lan, khiến một nông dân 66 tuổi thiệt mạng, gây hư hại một số ngôi nhà và một ngôi chùa gần đó. 24.000 dân tị nạn bỏ chạy, không rõ thương vong. Quân Khmer Đỏ rút chạy sau 36 giờ giao tranh. Bệnh viện Khao-I-Dang nhận được 100 người dân bị thương.
+ Đến tháng 3/1983, các đơn vị Việt Nam đụng độ với quân đội Thái Lan trong vài ngày, đẩy Bangkok vào tình trạng phòng thủ. Đạn pháo binh và xe tăng khiến 30 thường dân thiệt mạng, làm bị thương khoảng 300 người. Khoảng 22.000 dân Cambodia chạy sang đất Thái tị nạn. Đầu tháng 4, thêm một máy bay chiến đấu Thái bị bắn rơi.
+ Ngày 3/4: Khoảng 100 quân Việt Nam xâm nhập Thái Lan, đánh giáp lá cà với lực lượng biên phòng, giết 5 và làm bị thương 8 lính Thái Lan.
+ Ngày 27/12: Việt Nam đưa bộ binh cùng xe tăng và thiết giáp tới biên giới phía đông Thái Lan
+ Trong tháng 12: Việt Nam liên tục giao tranh trên bộ với Thái Lan, trong khi tàu chiến Việt Nam bắn vào các tàu cá Thái Lan hoạt động cách bờ biển Việt Nam khoảng 30km, bắt giữ 5 thuyền đánh cá cùng 130 ngư dân.
– Lần 6 (1984)
+ 25/3 tới đầu tháng 4: Việt Nam mở cuộc tấn công lớn thứ ba trong 5 năm, chiến dịch kéo dài 12 ngày trong đất Thái Lan với xe tăng T-54, pháo 130mm yểm trợ 400-600 quân để truy quét quân Khmer Đỏ. Pháo binh và không quân Thái được điều tới đáp trả. Kết quả là hàng chục thương vong cho cả hai bên, một máy bay Thái Lan bị bắn rơi.
+ Tháng 4 đến tháng 11: Việt Nam tiếp tục tấn công lẻ tẻ, khiến 2 binh sĩ biên phòng Thái thiệt mạng, 25 người bị thương và 5 người mất tích trong cuộc chiến kiểm soát Đồi 424 ở Traveng, cách Bangkok 290 km về phía đông bắc. Sau đó Việt Nam rút quân.
+ Ngày 25/12: Quân nổi dậy trú trong trại tị nạn Nong Samet bị tấn công lúc bình minh. Toàn bộ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 với hơn 4.000 người, 18 khẩu pháo 105mm và 130mm, 27 xe tăng T-54 và xe thiết giáp tham gia vào cuộc tấn công này.
Ước tính có khoảng 55 tàn quân Khmer Đỏ và 63 dân thường Thái Lan thiệt mạng.
+Ngày 31/12: Bộ đội Việt Nam phục kích hai đơn vị tuần tra biên giới bán vũ trang của Thái Lan tại tỉnh Buriram, làm bị thương 6 người và cầm chân họ ở đó trong hơn 24 giờ bằng vũ khí hạng nhẹ.
– Lần 7 (1985)
+ 5.000 đến 6.000 quân Việt Nam được hỗ trợ bởi pháo binh, 15 xe tăng T-54 và 5 xe thiết giáp tấn công Ampil. Lực lượng Việt Nam được hỗ trợ bởi 400 đến 500 binh sĩ Quân đội Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Cuộc tấn công mở đầu bằng việc pháo kích dữ dội bằng khoảng 7.000-20.000 quả đạn pháo trong vòng 24 giờ, trại tị nạn Nong Chan và Nong Samet cùng bị pháo kích. Quân Việt Nam chiếm được trại Ampil sau vài giờ giao tranh, loại khỏi vòng chiến đấu 6 hoặc 7 xe tăng Khmer Đỏ, nhưng cũng thông báo hy sinh 103 bộ đội.
Một máy bay cường kích A-37 của Thái Lan bị bắn rơi ở tỉnh Buriram, khiến một trong hai thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Trong cuộc tấn công ở Ampil, quân đội Thái Lan có 11 người chết và 19 người bị thương.
+ Ngày 7/3: Binh sĩ Thái Lan được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay A-37 chiếm lại ba ngọn đồi bị Việt Nam kiểm soát từ nhiều ngày trước, khiến hàng trăm bộ đội Việt Nam phải lui về biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam phản công tại điểm cao 361 trên đất Thái Lan. Kết quả trận đánh không rõ ràng. 14 binh sĩ Thái và 15 dân thường thiệt mạng.
+ Ngày 26/5: Bộ đội Việt Nam tiến vào tỉnh Ubon Ratchathani từ phía bắc Campuchia, tiêu diệt 5 lính Thái Lan.
+ Ngày 13/6: Quân đội Thái Lan chiến đấu với 400 bộ đội Việt Nam trên đất Thái Lan.
– Lần 8 (1986)
+ Ngày 23/1: Lực lượng Việt Nam từ Campuchia pháo kích vị trí của thủy quân lục chiến Thái Lan tại tiền đồn ở Haad Lek, một ngôi làng ở cực nam biên giới Thái Lan.
+ Ngày 7/12: Quân đội Việt Nam yêu cầu Thái Lan dừng việc tiếp tục hỗ trợ quân Khmer Đỏ. Việt Nam cũng thực hiện chương trình phát thanh bằng loa và bắn tờ rơi gần huyện Aranyaprathet, kêu gọi Thái Lan không chứa chấp tàn quân Khmer Đỏ, cảnh cáo nước này sẽ chịu “hậu quả” nếu tiếp tục.
– Lần 9 (1987)
+ Ngày 25/3: Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Chavalit tuyên bố sẽ tấn công tổng lực bất cứ đơn vị Việt Nam nào xâm nhập quá phạm vi 5 km vào lãnh thổ Thái Lan.
Một tháng sau tuyên bố đó, lực lượng Việt Nam và Campuchia đóng quân trên toàn bộ 800 km biên giới Thái Lan – Campuchia. Quân đội Thái Lan cố gắng đánh bật bộ binh Việt Nam khỏi Chong Bok, vùng miền núi gần biên giới Thái Lan, Lào và Campuchia. Hai bên đều chịu thương vong tới hàng chục người.
– Lần 10 (1988)
+ Ngày 22/4: Quân đội Việt Nam vượt qua biên giới và phục kích một đại đội biên phòng Thái Lan, giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương một người khác. Đại đội lính biên phòng Thái Lan khi đó đang tuần tra một điểm chiến lược gần biên giới ở tỉnh Buriram, cách thủ đô Bangkok gần 280km. Bộ đội Việt Nam ở sâu hơn 450 mét bên trong lãnh thổ Thái Lan khi tổ chức tấn công.
+ Ngày 4/8: Lãnh đạo đảng Dân tộc Thái, tướng Chatichai Choonhavan, trở thành Thủ tướng thứ 17 của nước này và hứa hẹn “biến chiến trường thành thị trường”.
– Lần 11 (1989)
+ Ngày 26/4: Quân chính phủ Campuchia mở cuộc tấn công tại Ta Phraya khiến 38 người thiệt mạng và 42 người bị thương. Quân đội Việt Nam cũng bắn 4 quả đạn pháo vào Trại 2, trại tị nạn lớn nhất với hơn 198.000 dân Campuchia và là nơi trú ngụ của các lực lượng trung thành với Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhân dân Khmer, một nhóm du kích chống Cộng.
Bộ đội VN-CPC
Đến cuối năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, chính thức khép lại những lần đi lạc và 10 năm kinh hoàng của người Thái.


Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Thủ tướng Campuchia chỉ trích phát biểu về Việt Nam của ông Lý Hiển Long


Ông Hun Sen cho rằng Thủ tướng Singapore đã "xúc phạm sự hy sinh trong sáng" của quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
"Tôi rất lấy làm tiếc về việc ngài Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 31/5 đăng trên Facebook rằng tướng Prem khi còn là Thủ tướng Thái Lan đã cùng các thành viên ASEAN chống lại việc Việt Nam xâm lược Campuchia và chống lại việc Chính phủ Campuchia mới thay thế Khmer Đỏ", Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen viết trên mạng xã hội Facebook hôm 6/6.

Theo ông Hun Sen, phát biểu của ông Lý cho thấy Singapore ủng hộ chế độ diệt chủng và muốn chế độ này quay trở lại Campuchia. Đây còn là sự xúc phạm đối với sự hy sinh trong sáng của quân Tình nguyện Việt Nam, những người đã giúp giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
"Singapore là nước chủ nhà tổ chức một cuộc họp dẫn đến việc thành lập chính phủ hỗn hợp ba phái Campuchia dân chủ và đã kéo dài cuộc chiến tại Campuchia, cũng như sự đau khổ của nhân dân Campuchia hơn 10 năm, đồng nghĩa với việc chống lại sự hồi sinh của nhân dân Campuchia", Thủ tướng Hun Sen viết.
"Vậy cuối cùng, tôi muốn hỏi ngài Thủ tướng Lý Hiển Long rằng, liệu ông ấy có xem phiên tòa xét xử các lãnh đạo Khmer Đỏ là đúng đắn hay không?", lãnh đạo Campuchia đặt câu hỏi.
Phản ứng được Thủ tướng Hun Sen đưa ra sau khi người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và đăng trên Facebook cá nhân hồi tuần trước rằng sự can thiệp của quân đội Việt Nam vào Campuchia để tiêu diệt Khmer Đỏ năm 1979 là "một cuộc xâm lược".
Thủ tướng Lý Hiển Long và Bộ Ngoại giao Singapore tới nay chưa đưa ra bình luận về phản ứng của các bên liên quan đến phát biểu của ông Lý. Đến ngày 7/6, bài đăng trên tài khoản Facebook của ông Lý Hiển Long vẫn chưa được chỉnh sửa hay gỡ bỏ và đã nhận được hơn 28.000 bình luận cùng nhiều biểu tượng cảm xúc, trong đó có nhiều người dùng mạng xã hội thể hiện cảm xúc "phẫn nộ".
Nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, hôm 3/6 cũng đã phản đối phát ngôn của Thủ tướng Singapore và khẳng định Việt Nam đã hỗ trợ CPP đánh đổ Khmer Đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố đã nêu vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore tại Diễn đàn Shangri-La cuối tuần trước. Ông đã thông qua người đồng cấp của Singapore yêu cầu Thủ tướng Lý Hiển Long chỉnh sửa phát biểu của mình, nhấn mạnh rằng điều này là "không đúng sự thật và không phản ánh lịch sử của sự kiện".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 4/6 cho biết Việt Nam lấy làm tiếc về một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Trong cuộc họp báo hôm qua, bà Hằng cho hay Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan của Việt Nam đã giao thiệp chính thức và không chính thức với các đối tác Singapore, cũng như gửi công hàm tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội để trao đổi về vấn đề này.
Bà Hằng khẳng định đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

GS Carlyle Thayer: "Thế giới đã thôi hiểu nhầm về Việt Nam"

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer công tác tại ÐH New South Wales của Úc nói rằng, do bối cảnh lịch sử và khả năng tiếp cận thông tin hồi cuối thập kỷ 70, đã có một số hiểu nhầm về việc Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia.
Nhưng rồi cộng đồng quốc tế nhận ra rằng, hành động đó là để  tự vệ và giải cứu người dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo.
Theo ông, tại sao đến giờ vẫn còn có ý kiến cho rằng Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia hồi cuối thập niên 70?
GS Thayer: Cuối những năm 1970, những người phản đối chủ nghĩa xã hội cho rằng Việt Nam đang tìm cách thành lập một liên bang Đông Dương theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, thế giới bên ngoài biết rất ít về các vụ thảm sát, giết người hàng loạt ở Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ. Họ cũng hầu như không biết gì về việc Khmer Đỏ liên tục tấn công các làng mạc Việt Nam ở vùng biên giới. Việt Nam tự vệ và đưa quân sang Campuchia. Vì Campuchia giáp Thái Lan nên Thái Lan lúc đó sợ bị tấn công. Vì thế, Thái Lan kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, sự thực là Việt Nam can thiệp quân sự ở Campuchia là hành động tự vệ và giải thoát người dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo. 
Vậy, quan điểm cụ thể của ông về việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia là như thế nào?
Quan điểm của tôi là Việt Nam đã giải phóng, giải thoát người dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ giết người.
Theo ước tính của Dự án Diệt chủng người Campuchia tại Đại học Yale (Mỹ), 1,7 triệu người Campuchia, tức 21% dân số Campuchia lúc đó, đã mất mạng dưới thời Khmer Đỏ. Có tài liệu ước tính số nạn nhân thiệt mạng là 2,5 triệu.
Giáo sư C. Thayer
Giáo sư C. Thayer
Ngày 16/11/2018, lần đầu tiên, tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn đã kết án 2 lãnh đạo Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan phạm tội ác diệt chủng. Hai nhân vật này đã cố tàn sát người Chăm theo Hồi giáo và các dân tộc thiểu số Việt Nam. Các lãnh đạo Khmer Đỏ trước đó bị kết án phạm tội ác chống lại loài người.
Đã 40 năm trôi qua kể từ khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị đánh đổ. Quan điểm của cộng đồng quốc tế đối với việc Việt Nam đưa quân sang Campuchia đã có những thay đổi gì?
Cộng đồng quốc tế đã thay đổi quan điểm trong 40 năm qua. Có một số chính khách phê bình, chỉ trích Việt Nam vào cuối những năm 1970. Nhưng những chính phủ sau đó hoàn toàn đồng cảm với Việt Nam. Ví dụ, Úc chứng kiến sự thay đổi chính phủ vào năm 1983 với thắng lợi của đảng Lao động; ông Bob Hawke lên làm thủ tướng. Lúc đó, Ngoại trưởng Úc Bill Hayton đã tìm cách chấm dứt thế cô lập của Việt Nam và thúc đẩy giải pháp hòa bình cho xung đột ở Campuchia.
Quân tình nguyện Việt Nam trên đường rút khỏi Campuchia sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Quân tình nguyện Việt Nam trên đường rút khỏi Campuchia sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Giờ nhìn lại 40 năm qua, người ta hiểu rõ hơn rất nhiều về quy mô các vụ thảm sát, giết người hàng loạt mà Khmer Đỏ thực hiện ở Campuchia cũng như hiểu đúng về lý do Việt Nam can thiệp. Sau khi Việt Nam rút quân vào năm 1989, cộng đồng quốc tế nhanh chóng bình thường hóa quan hệ, hoan nghênh Việt Nam gia nhập ASEAN…
Cảm ơn ông.
Việt Nam: Phát biểu của Thủ tướng Singapore không khách quan
Ngày 4/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Ðối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia.
Bà Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.
“Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực”, bà Hằng nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí trong nước và quốc tế.
© ẢNH : LÂM KHÁNH – TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí trong nước và quốc tế.
Bộ trưởng quốc phòng, Nghị sĩ Campuchia phản bác
Trước bình luận của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Ðối thoại Shangri-La và trên trang cá nhân vừa qua có nội dung cho rằng Việt Nam từng “xâm lược,” “chiếm đóng” Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và nghị sĩ Hun Many thuộc Ðảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã phản bác lại.
Nói với báo giới ngày 3/6, ông Tee Banh cho biết ông đã yêu cầu người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen thông báo với Thủ tướng Lý Hiển Long chỉnh lại bình luận đó. Bộ trưởng Tea Banh khẳng định:
“Ðó không phải là sự thật và chúng tôi muốn ông ấy đính chính. Chúng tôi không thể chấp nhận điều ông ấy nói. Chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng, quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng nhân dân chúng tôi, đã đến cứu người dân chúng tôi”.
Nghị sĩ Hun Many nói rằng Việt Nam, ngược lại với cái gọi là “sự xâm lược” mà ông Lý nói, đã hỗ trợ CPP lật đổ chế độ Khmer Ðỏ năm 1979.
Ông Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, trả lời phỏng vấn báo giới
Ông Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, trả lời phỏng vấn báo giới
“Người dân Campuchia đã cầu nguyện rằng sự giúp đỡ đến từ đâu và từ ai không phải điều quan trọng, mà chúng tôi đã được cứu khỏi chế độ diệt chủng Khmer Ðỏ”, ông Hun Many nói với báo Khmer Times.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

VÀI DÒNG VỀ KÊNH KRA… VÀ VÌ SAO LÝ HIỂN LONG LẠI ĐÁNH VIỆT NAM LÚC NÀY!

Cho đến bây giờ, các tàu thuyền lưu thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại sẽ phải đi qua eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra. Eo biển này dài khoảng 1000 km, bề ngang hẹp, chỗ hẹp nhất chưa tới 2.5km với độ sâu khoảng 25m. Các tàu thuyền chở dầu và hàng hóa có trọng tải lớn khi đi qua đây gặp rất nhiều trở ngại nên thường phải chạy vòng xuống phía Nam của đảo Sumatra để đi qua eo biển Lambock, rộng và sâu khoảng 250m. Không chỉ vậy, lượng tàu thuyền đi qua eo biển Malacca ngày càng gia tăng làm cho sự lưu thông ở đây bị đình trệ. Đó là chưa kể, eo Malacca là thánh địa cướp biển, hải tặc Somalia tính ra chỉ là đám nghiệp dư.

Khi kênh đào Kra qua Thái hoàn thành, tàu bè sẽ tiết kiệm được khoảng 1000 km hải trình và giảm nguy cơ bị cướp đi nhiều lần. Tàu cướp biển thường là tàu nhỏ, khó di chuyển quá xa bờ và hải quân Việt Nam thì không hề “hiền” tí nào.
Khu vực hiện nay xuất khẩu hàng container từ biển Ấn và các khu vực châu Phi qua các nước phát triển đang phải đi thông qua rất nhiều các hải phận, quan trọng nhất là phải đi xuống cảng Sing, để từ cảng Sing xuất đi (lên).