THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Khúc hát người lính biển




Ca khúc Vô cùng (vì anh thương em)


Bài hát có gắn đến cây bàng non làm người nghe liên tưởng đến chuyện tình của người chiến sỹ hải đảo với người yêu trên đất liền. Bài hát Vì Anh Thương Em thuộc thể loại nhạc trẻ, được người nghe rất yêu thích, nhất là các bạn trẻ. Bài hát Vì Anh Thương Em đã nói lên được tình cảm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Với giai điệu nhẹ nhàng, da diết và lời bài hát ý nghĩa, bài hát Vì Anh Thương Em đã nói hộ được tâm trạng của nhiều chàng trai. Nếu bạn muốn thể hiện tình cảm của mình với người ấy, bạn có thể bật hoặc hát bài hát Vì Anh Thương Em cho người ấy nghe.




Lời Bài Hát Vì Anh Thương Em

Em nghe gì không từng hạt mưa đã gọi tên
Anh bỗng thấy thương cây bàng non, thương chiếc bóng cô phòng
Đâu là cô đơn? Nếu mình nghe nhau trong hạt mưa
Nghe tiếng khóc mưa rơi, nghe tiếng mưa buồn.
Và tiếng trái tim từng đêm gõ trên lá bàng non, em nghe gì không hỡi em
Vì anh thương em, như thương cây bàng non
Cây nhớ ai làm sao nói được
Vì anh thương em, như thương hạt mưa non dại
Vỡ rồi mà có được đâu
Anh thương em sẽ không cần trước sau
Vì anh đã đặt mình ở hướng vô cùng

Giải mật Hội nghị Thành Đô

bài viết gốc:

PHẢI HIỂU CHO ĐÚNG VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Sau khi tôi (Tác giả bài viết- Bác sỹ Trần Thanh Chương) đăng bài viết về Đại tướng Lê Đức Anh, có người nhắn tin hỏi tôi về vai trò của ông trong Hội nghị Thành Đô thế nào. Đây là sự kiện trọng đại thuộc hai lĩnh vực: quân sự và ngoại giao liên quan đến Trung Quốc khi Đại tướng Lê Đức Anh đương chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Tôi không phải nhà ngoại giao hoặc chuyên gia quân sự, mà chỉ là bác sỹ quân y, làm thơ, viết văn. Tuy nhiên từ lâu, Hội nghị Thành Đô là chủ đề tôi rất quan tâm nên đã cố gắng tìm hiểu qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc không chính thức.
Đặc biệt, tôi có người bạn thân làm việc ở Bộ ngoại giao từ những năm 1980. Về sau, anh là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại một nước châu Âu. Qua anh, tôi biết được khá nhiều điều bí mật và tế nhị phía “hậu trường” liên quan đến sự kiện này.
Đúng là Đại tướng Lê Đức Anh có vai trò rất lớn trong Hội nghị Thành Đô, mặc dù ông không tham gia Hội nghị.
Thành viên tham dự gồm có:
Phía Việt Nam:
– Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
– Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng)
– Phạm Văn Đồng, Cố vấn cấp cao
– Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương Đảng
– Hoàng Bích Sơn, Trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng
– Đinh Nho Liêm, Thứ trưởng Bộ ngoại giao
Phía Trung Quốc:
– Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc
– Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ
– Và các cán bộ chuyên ngành

 Hội nghị diễn ra trong hai ngày từ 3 đến 4/9/ 1990 tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Tại sao lại tổ chức ở Thành Đô mà không phải Bắc Kinh? Vì hai bên xác định đây là hội nghị bí mật, không muốn cho dư luận biết, bởi lúc đó Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Á vận hội 1990 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9. Đã có rất nhiều nhà báo đến đây.
Tại sao lại phải bí mật? Bởi Hội nghị này chủ yếu bàn về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Campuchia” mà không có các phái Campuchia tham dự. Đây là điều hết sức tế nhị và phức tạp trong một sự kiện ngoại giao lớn. Chính vì vậy, cho đến tận bây giờ, cả hai bên vẫn chưa chính thức công bố nội dung của Hội nghị. Điều đó gây nên những nghi ngờ thậm chí suy luận không tốt về Hội nghị cũng như đối với các nhà lãnh đạo nước ta, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh.

Muốn đánh giá đúng vai trò và giá trị lịch sử to lớn của Hội nghị này, ta phải trở lại bối cảnh của Việt Nam và thế giới vào thời điểm đó. Năm 1990, năm thứ tư của công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta có phần khởi sắc nhưng tiến triển rất chậm chạp, thậm chí nhiều ngành đang trên đà suy thoái, đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế, nước ngoài không thể đầu tư vào Việt Nam.