THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Thơ chế

- Thương anh chín đợi mười chờ
Đến khi mười một, em lờ bỏ anh.
- Con vua thì lại làm vua
Con gái bác sĩ khó cua vô cùng
- Gió đưa bụi chuối sau hè
Giỡn chơi chút xíu ai dè… có con
- Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ ở nhà lầu ngồi chơi
- Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu
- Làm trai cho đáng nên trai
Lang ben cũng trải, giang mai cũng từng.
-Trên trời hàng vạn ngôi sao
Sao anh chiếu hạng là sao lừa tình?
Thế gian có vạn bóng hình
Làm sao anh phải chung tình với em!
-Tình yêu như mắt với tai
Nếu thiếu một đứa tương lai còn gì!
- Trái tim em chỉ 1 lần mở cửa
Đón anh vào rồi khép lại ngàn năm
Nhưng lần đó em quên không đóng cửa
Anh vào rồi thằng khác cũng vào theo
- Bước đến nhà em, bóng xế tà
Đứng chờ năm phút bố em ra
Lơ thơ phía trước vài con chó
Lác đác đằng sau chiếc chổi chà
- Tình yêu như một cái nồi
Cái vung mà khít thì sôi rì rà
-Nếu như em là phở
Anh sẽ là nước lèo
Cuộc đời cuốn vèo vèo
Ta bên nhau em nhé
- Giá như anh có thể ấn Ctrl+Z
Thì khi này anh đã ở bên em
Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét
Những con virus đang tràn ngập trái tim.
- Anh yêu em không hề bốc phét
Tình yêu dài một mét có dư
Anh yêu em không sợ đau khổ
Nằm trong quan tài thò cổ ra yêu...
-Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa
Đón anh vào và tống cổ anh ra
- Vũ trường là chốn ăn chơi
Chí Hòa là chốn nghỉ ngơi giang hồ
- Con người càng lúc càng đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa cẳng, người phàm rửa chân!
-Trăm năm cừu vẫn là cừu
Ăn xong rửa bát là điều tất nhiên.
- Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Còn em hoa súng thì đành ở… ao
- Khi xưa vác bút theo thầy
Bây giờ em lại vác cày theo trâu.
- Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

KHI 3 QUE "THỦ DÂM"

Từ khi Facebook xuất hiện đám 3 que mừng như cha chết sống lại. Bởi đây là nơi để 3 que "thủ dâm tinh thần" sau mỗi ngày "bú móng" mệt mỏi. Lượm lặt trên Facebook cũng khá nhiều nội dung mà 3 que thường xuyên "thủ dâm", đó là: 1. Sài Gòn "Hòn Ngọc Viễn Đông": Khi nghe mấy cháu 3 que nói câu này tôi chỉ hỏi 1 câu: "Hồi đó VNCH làm gì để giàu"? Không có cháu 3 que nào trả lời được vì có làm gì đâu mà giàu, muốn giàu thì phải lao động, sản xuất ra của cải, vật chất đem đi xuất khẩu và đem ngoại tệ về mới giàu. Mà hồi đó VNCH có xuất khẩu được thứ gì đâu, ngay cả gạo mà còn phải nhập khẩu kìa. Sài Gòn sa hoa thời đó là do Mỹ đổ hàng tỷ tỷ USD xây dựng lên để chỉ huy bộ máy chiến tranh xâm lược. Do nhu cầu ăn chơi rất lớn của lính Mỹ, lính VNCH sau mỗi trận càn vì thế Sài Gòn phát triển rất mạnh các dịch vụ ăn chơi như: Quán bar, vũ trường, nhà thổ... Để cho tụi lính nó có chỗ xả. 2. Lính VNCH "yêu nước, thương dân". Nghe mà cười vãi cả đái, "yêu nước" mà chịu làm tay sai cho ngoại bang, Mỹ nó vô nó sai khiến từ thằng to tới thằng nhỏ chỉ biết răm rắp làm theo. Ngô Đình Diệm có ý định không nghe lời Mỹ lập tức bị Mỹ lệnh cho đàn em xả cả băng đạn vô người Diệm và giết tất cả người nhà của Diệm. Mấy đời Tổng thống sau có ai dám cãi Mỹ. Còn "thương dân" mà hơn 1 nửa dân Miền Nam theo Cộng sản chống lại VNCH. Nếu ai còn nghi ngờ thì cứ vô Google gõ "tội ác của Mỹ, ngụy" sẽ thấy tư liệu, hình ảnh, clip của các phóng viên nước ngoài ghi lại chân thực lắm. Tụi nó thương dân "dã man" luôn. 3. Sẽ khôi phục lại chế độ VNCH theo Hiệp định Paris. Nếu đem Hiệp định Paris ra tự sướng thì sao không đem luôn Hiệp định Giơnever ra luôn chứ các bé 3 que. Hiệp định Giơnever được thực hiện như đã ký kết thì làm gì có Mỹ xuất hiện ở Miền Nam và cũng không bao giờ có cái chế độ tay sai VNCH. 4. Làm nails giàu có, sắm xe hơi, ở biệt thự. Cũng có đó nhưng trừ một số ít người làm chủ thôi, số đông còn lại thì ở đó mà giàu. Mua chiếc xe ghẻ trả góp bao nhiêu năm mới hết, chưa kể xe hơi bên Mỹ rẻ hơn ở Việt Nam 2 đến 3 lần. Nếu ở Việt Nam mà xe rẻ như vậy chắc không có đường để chạy, bán vé số chắc đi bằng xe hơi luôn. Chưa hết, giàu có mà xếp hàng cả cây số chờ đợi nhận thùng mỳ gói của Hoàng Kiều. Thấy nó sai sai sao á. 5. Ba que có người làm tướng, nghị viên, kỹ sư NASA. Xin thưa! Làm mấy cái chức tướng cấp thấp, nghị viên hạng bét, kỹ sư quèn thì ở Mỹ nó có hàng ngàn. Có gì mà tự hào, người Hoa nó còn tranh cử Tổng thống Mỹ kìa, nó có tự hào không? 6. Đoàn kết lật đổ cộng sản. Nghe hài vãi đạn, có khoảng 2 triệu 3 que bên đó mà tới giờ thành lập gần chục Chính phủ chủ yếu là để ăn xin. Lên Facebook thấy phe Việt Tân và phe tự xưng Đệ tam cộng hòa của Đào Tuột Quần chửi nhau như mấy mẹ chợ trời, đoàn kết đó. Đua nhau thành lập Chính phủ, hội, đoàn các kiểu con đà điểu và hô hào chống cộng chỉ để xin tiền sống qua ngày, có thằng nào dám vác mặt về Việt Nam đâu. Sợ cộng sản chết mẹ sao dám về. Tóm lại, 3 que cũng phải cảm ơn thằng Mark đã lập ra Facebook để có chỗ "thủ dâm", 45 năm ức chế thấy bà không có chỗ xả chắc nổ não mà chết thôi.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

PHẬN NƯỚC- PHẬN CỜ

2/ Cờ long tinh:

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi bình định xong xứ viễn đông, người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp, gồm các vùng lãnh thổ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam), Nam kỳ (Cochinchine), Campuchia, Lào, và Quảng Châu Loan (nhượng địa của nhà Thanh). Hà Nội được đặt làm thủ phủ xứ Đông Pháp xa xôi. Riêng ba vùng lãnh thổ An Nam, Campuchia và Lào, được người Pháp cho duy trì chế độ quân chủ dù chỉ là về hình thức vì trên mỗi ông vua còn có một nhiếp chính quan người Pháp gọi là Khâm sứ quyết định mọi việc kể cả đặt ai ngồi trên cái ngai hoàng đế. Họ để cho mỗi vương triều được có một lá cờ làm biểu tượng riêng. Cụ thể hoàng triều An Nam kể từ đời vua Thành Thái (1889-1907) có “long tinh kỳ” (hai giải bên màu vàng, giải giữa màu đỏ), mang ý nghĩa trên đất hoàng triều này có dòng máu của người Lạc Việt và Quốc thiều là bản “Đăng đàn cung” (Không có lời ca). Thực sự“long tinh kỳ” chỉ được thượng lên tại hoàng thành Huế và vùng lãnh thổ Trung kỳ hoặc theo nhà vua mỗi khi xa giá, nên chỉ xuất hiện đôi lần ở Bắc kỳ, chưa từng được xuất hiện ở Nam kỳ. Vì thế “long tinh kỳ” không thể là biểu trưng cho một quốc gia Việt Nam thống nhất và độc lập.
3/ Cờ quẻ ly:

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

PHẬN NƯỚC- PHẬN CỜ

Nguyễn Văn Thịnh
Trong bối cảnh lịch sử khắc nghiệt đã qua, người Việt Nam không dễ chọn một lá cờ theo tâm nguyện của mình. Nhưng khi đất nước đã thống nhất độc lập rồi thì quốc kỳ không thể theo ý của một ai, cũng không thể đại diện riêng của phe này phái nọ. Nó được định đoạt bởi quyền lực của nhân dân thông qua hiến pháp. (NVT)
Người Việt xưa không có khái niệm “quốc kỳ”. Bà con ta quen gọi “cờ vua” –  biểu trưng cho một hoàng triều hoặc một vương triều và “cờ xí” – biểu trưng cho một đạo quân. Cờ và xí thường có ký tự bằng chữ Hán. Trong các dịp lễ hội còn được trang trí bằng những lá cờ vuông ngũ sắc có diềm tua và những giải phướn đủ màu.

Sau khi Pháp bình định xong Đông Dương, lá cờ tam tài ra đời từ thời cách mạng 1789 ngạo nghễ phủ khắp xứ Đông Pháp xa xôi. Sang thế kỷ XX mới thấy xuất hiện những lá cờ biểu trưng một đoàn thể, một chính thể, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Để tìm hiểu xuất sứ và ý nghĩa của những lá cờ biểu trưng đáng nhớ xuất hiện trong lịch sử Việt Nam cận hiện đại, người viết sưu tra tư liệu, đọc hồi ký của nhiều nhân vật lịch sử, tham khảo ý kiến của hiếm hoi vị lão niên từng là chứng nhân qua các thời kỳ, giới thiệu với bạn đọc. Dù chưa thỏa ý nhưng chí ít cũng giúp bạn đọc hiểu được phần nào
1/ Cờ đỏ sao vàng:

Khởi thủy, lá “cờ đỏ sao vàng” (ngôi sao vàng năm cánh nằm chính giữa nền đỏ) xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940) lúc ấy là xứ Cochinchine trực trị của Pháp. Dù bị dìm trong biển máu nhưng lá cờ thật sự là biểu tượng của truyền thống yêu nước Việt Nam, ý chí quật cường đấu tranh giành thống nhất non sông, độc lập quốc gia và chủ quyền dân tộc.
Theo Sơn Tùng thì tác giả của lá cờ là nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến (5/3/1901 – 28/8/1941, quê Hà Nam), là một trong tám chiến sỹ bị giặc Pháp tử hình ở Ngã ba Giồng, Hóc Môn. Khi phác họa lá cờ tổ quốc, tác giả giải thích trong thơ:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ-nông-công-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Theo Lê Tú Lệ thì tác giả là nhà cách mạng Lê Quang Sô, quê Gò công, Mỹ Tho.
Lúc đầu, một số người cực đoan quyết liệt phản đối, tới mức đòi tử hình người “vẽ” ra lá “cờ đỏ có sao vàng năm cánh” vì theo họ, cờ cách mạng chỉ có thể là “cờ đỏ búa liềm” biểu trưng của phong trào cộng sản quốc tế! Nhưng rồi cũng qua. Việc xác minh những sự kiện lịch sử trong điều kiện hết sức khắc nghiệt thật vô cùng khó khăn vì sự việc phải giữ kín tuyệt đối mà chứng nhân phần lớn đã hy sinh trong chiến đấu hoặc theo quy luật nhân sinh và người còn lại thì khiêm nhường không muốn kể công mình. Lá “cờ đỏ sao vàng” theo cao trào cách mạng từ Nam ra Bắc, lại từ Bắc vào Nam. Vượt bao gian khó hy sinh, lá cờ tung bay trên khắp non sông Việt Nam từ địa đầu phía Bắc tới cực Nam tổ quốc kêu gọi những ai con Lạc, cháu Hồng hãy kề vai sát cánh cùng đứng lên giành độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc. Tại “Quốc dân hội nghị” họp ở Tân Trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đã đề xuất lấy “cờ đỏ sao vàng” và bài hát “Tiến quân ca” làm biểu trưng cho nước Việt Nam mới.
Cách mạng tháng Tám thành công. Sau non thế kỷ mất nước, lần đầu tiên người Việt Nam được hưởng quyền “phổ thông đầu phiếu” bầu ra cơ quan lập pháp quốc gia. Quốc hội của nước Việt Nam độc lập, thống nhất họp kỳ đầu tiên vào ngày 2/3/1946, quyết định lấy tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, lấy lá “cờ đỏ sao vàng” làm biểu tượng quốc gia và bài hát “Tiến quân ca” của Văn Cao làm quốc ca. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa”. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trên trường quốc tế, phái đoàn Quốc hội của nước VNDCCH do Phó trưởng Ban Thường vụ Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Cộng hòa Pháp quốc (từ 16/4 đến 23/5/1946) đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng tại quảng trường La Nation – Paris (Palace de La Nation), trước sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo bạn bè Pháp và bà con Việt kiều yêu nước (Cục văn thư và tư liệu nhà nước). Dưới ngọn cờ ấy toàn dân Việt Nam “thề đem xương máu hết lòng chiến đấu cho tương lai”, đã lập nên bao chiến công kỳ tích để có được một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, và độc lập. Năm 1954, lá cờ được phất phới tung bay trên chiến trường Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đồng thời làm dấy lên cao trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên toàn thế giới.
Ngày 30/4/1975, trời Sài Gòn lại ngợp bóng cờ đỏ sao vàng, chứng kiến sự bất lực của đội quân viễn chinh hùng hậu nhất trong lịch sử loài người cùng với đội quân tay sai hàng triệu người thảm bại, trước sự kính phục của nhân dân yêu chuộng tự do công lý trên toàn thế giới.
Quốc hội khóa VI họp ngày 24/6/1976, quyết định đổi tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và đều nhất trí lấy lá “cờ đỏ sao vàng” làm biểu tượng quốc gia và bài hát “Tiến quân ca” của Văn Cao làm quốc ca.
Trong lịch sử Việt Nam, đó là lá cờ duy nhất biểu tượng cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Trong lịch sử loài người có lá cờ nào biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất giành độc lập tự do, lại trải qua bão tố phong ba, thăng trầm mà oanh liệt vẻ vang như thế?
KỲ SAU: CỜ LONG TĨNH 

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

KHÔNG PHẢI SỢ, BIỂN CỦA TA, CỨ CĂNG BUỒM VƯƠN KHƠI...

Ngày 1/5/2020 Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8. Kỳ thực đây cũng là 1 trong số "những mưu hèn kế bẩn", là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay. Nhưng muốn là một chuyện còn được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác và thực tế đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với Trung Quốc. Chẳng việc gì phải lo lắng cả, biển của ta ta cứ căng buồm, bà con ngư dân hoàn toàn yên tâm bên cạnh bà con ngư dân luôn có lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân vươn khơi bám biển. Đừng tưởng tàu to, thuyền nhiều nói gì, làm gì cũng được. Quên đi, không có đâu. Việt Nam nói ít, làm nhiều, lịch sử hàng ngàn năm chưa bao giờ biết cúi đầu trước bất cứ kẻ nào mà chỉ có kẻ hung hăng để rồi phải nhục nhã chui vào ống đồng chạy trốn chết về nước mới toàn thây mà thôi.

NGÀY 30/4/2020 - LÁ THƯ TỪ VIỆT NAM NHÂN 45 NĂM NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH



NGÀY 30/4/2020 - LÁ THƯ TỪ VIỆT NAM NHÂN 45 NĂM NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH (Tác giả: Mark Ashwill. Dịch: Ngô Mạnh Hùng) Kính gửi các công dân Hoa Kỳ! Tôi đang liên lạc với các bạn với tư cách là người bạn chính thức hiện tại và là kẻ thù cũ của Việt Nam, vì tôi muốn bạn biết sự thật về những gì đã xảy ra và có thể xảy ra, về một con đường lịch sử thay thế khả thi mà cả hai nước có thể cùng nhau cố gắng vì lợi ích chung và vì một nền hòa bình nhiều hơn cho thế giới.
Cột mốc tốt lành đã tạo cảm hứng cho tôi để viết cho bạn vào lúc này là 45 năm ngày kỷ niệm kết thúc những gì bạn gọi là “chiến tranh Việt Nam”, mà theo cách gọi logic nhất của người Việt Nam là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bởi sự thực nó là một cuộc chiến tranh mà Mỹ đã gây ra trên đất nước Việt Nam. Buồn thay, nhưng không đáng ngạc nhiên, dựa trên lịch sử và chính sách đối ngoại kể từ cuối thế kỷ 19, nước Mỹ đã chọn con đường chiến tranh với đất nước này - không phải một lần mà tới ba lần - lần đầu tiên với tiền bạc và trang thiết bị, lần thứ hai thông qua một đội quân uỷ nhiệm đánh thuê và cuối cùng, là sự tham gia trực tiếp cho đến khi một cuộc rút quân nhanh chóng được đưa ra "trong hòa bình" và "danh dự được tôn trọng", một cụm từ mà Nixon/Kissinger dùng đã khiến George Orwell (nhà tư tưởng Mỹ) phải tự hào. Đối với nước Mỹ, không có danh dự, chỉ có sự ô nhục quốc gia, sự ô nhục quốc tế và một giai đoạn lịch sử đen tối mà Hoa Kỳ vẫn chưa thể vượt qua, sau gần nửa thế kỷ, theo nghĩa của từ "Vergangenheitsbewältigung" - từ tiếng Đức dành để mô tả một cách tuyệt vời khi đề cập đến việc thỏa thuận để vượt qua quá khứ. Đối với người Việt Nam, họ đã phải chịu đựng những đau khổ không thể kể xiết và những cái chết do bị thảm sát hàng loạt, cũng như những hy sinh cho lý tưởng cao cả và họ đã chiến thắng. Họ đã đứng lên để giành chiến thắng, và Hoa Kỳ, kẻ thù không đội trời chung của họ, phải tháo chạy tán loạn để chăm sóc những vết thương chiến tranh nhưng cố gắng vớt vát cho thất bại bằng cuộc bao vây cấm vận và chống phá hết sức bất công, một quá trình vô ích vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và sẽ chỉ có thể kết thúc bằng sự thật và một ủy ban hòa giải quốc gia. Người Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự bảo vệ mình và làm mọi thứ trong khả năng của họ để buộc Mỹ và các chư hầu phải cuốn gói trở về nhà, và chính quyền bù nhìn tay sai phải đầu hàng. Một lịch sử lâu dài bị xâm lược, chiếm đóng và chiến tranh đã dạy cho Việt Nam nhiều bài học sinh tồn. Việt Nam đã bị Mỹ bỏ lại với những mảnh vỡ do chiến tranh nhưng ít nhất họ đã được thống nhất và giành lại hòa bình, một mục tiêu cao cả đã đạt được và một giấc mơ lâu đời đã được hoàn thành. Ngoài ý nghĩa 45 năm kỷ niệm, một lý do khác cho lá thư này là lễ kỷ niệm sắp tới của ngày Quốc khánh Việt Nam vào 2/9/2020, ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 75 năm trước, năm 1945, năm năm sau sự khai thác thuộc địa của người Nhật và hơn 80 năm thống trị tàn bạo của người Pháp đối với cả ba miền của đất nước Việt Nam. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM Trong bài phát biểu lịch sử tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã bắt đầu bằng những từ ngữ sẽ gây cảm xúc mạnh cho những người trong số các bạn biết về lịch sử của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Bác Hồ, danh xưng được người Việt Nam gọi một cách kính trọng và trìu mến, đã trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ vì ông chấp nhận thông điệp phổ quát về tinh thần Khai sáng và ông biết rằng nó không chỉ dành riêng cho quốc gia nơi nó được viết lên. Bây giờ thì bạn đã biết tại sao khẩu hiệu quốc gia của Việt Nam là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" nghe có vẻ quen thuộc với nước Mỹ. Đây có thể đã là một bước ngoặt trong lịch sử: sự xuất hiện của một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và thống nhất. Nhưng Chính phủ Mỹ lại một lần nữa chọn đứng về phía sai lầm của lịch sử, khi từ chối cho phép điều đó diễn ra. Sau khi trích dẫn một trong những tài liệu khai sáng của nước Mỹ chúng ta, Hồ Chí Minh tiếp tục nói rằng người Pháp, với khẩu hiệu quốc gia "Liberté, égalité, fr huynhité" (tự do, bình đẳng, tình bằng hữu) được đề ra trong Cách mạng Pháp, đã hành động trái với những lý tưởng của nhân loại và công lý: "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn". Hồ Chí Minh đã chỉ ra điều hiển nhiên rằng người Việt Nam đã giành được độc lập từ tay người Nhật chứ không phải từ người Pháp. Người Pháp đã bỏ trốn, đầu hàng người Nhật, Hoàng đế Bảo Đại đã thoái vị. Nhân dân Việt Nam đã phá vỡ xiềng xích trong gần một thế kỷ, đã tự lực đấu tranh và giành được độc lập cho Tổ quốc. Nhân dân Việt Nam đồng thời đã lật đổ chế độ phong kiến từng tồn tại hàng chục thế kỷ. Họ đã đánh đổ thể chế quân chủ để lập nên chế độ Cộng hòa Dân chủ. CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT Đáng buồn thay, người Pháp vẫn chưa từ bỏ ngay lập tức tham vọng ở Việt Nam trong thời kỳ hậu Thế chiến II, mặc dù thực tế là người Việt Nam đã cố gắng hết sức để tránh chiến tranh. Hồ Chí Minh đã gửi cho Tổng thống Harry Truman một lá thư vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, trong đó bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ hợp tác với các nền dân chủ khác trong việc thiết lập và củng cố hòa bình, thịnh vượng thế giới. Hồ Chí Minh cũng đã nêu lý do tại sao Việt Nam không thể là một phần của khối Liên hiệp Pháp: do chính Pháp đã dâng Đông Dương cho Nhật Bản và phản bội đồng minh, bán đứng nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã hỏi tại sao Việt Nam lại bị loại khỏi một cuộc thảo luận quốc tế về tương lai của chính mình? Thật không may, những lời đề nghị của Hồ Chí Minh đã rơi vào những cái tai điếc. Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã nổ ra với Pháp, được cung cấp tài chính của chính phủ Mỹ, cuộc chiến đó là một kết cục tất yếu. Thất bại nặng nề của Pháp vào tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ, một vùng rừng núi phía tây bắc Việt Nam đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến kéo dài chín năm, đánh bại ý chí xâm lược của chính phủ Pháp, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục loại bỏ một kẻ xâm lược và chiếm đóng nước ngoài khác. Hiệp định Geneva năm 1954, trong đó chính phủ Mỹ đã chọn để chống lại quy định rằng Việt Nam sẽ chỉ tạm thời được phân chia ở vĩ tuyến 17 - sau này trở thành Khu phi quân sự (DMZ) - cho đến khi cuộc tổng tuyển cử quốc gia được tổ chức vào năm 1956. Theo Hồi ký của Tổng thống Dwight D.Eisenhower và các nguồn phân tích khác của Hoa Kỳ, thì Hồ Chí Minh sẽ nhận được 80% phiếu bầu, do đó sẽ thống nhất đất nước của ông. Sự coi thường của chính phủ Mỹ đối với hiệp ước hòa bình quốc tế này, phớt lờ một cuộc bầu cử dân chủ đã khiến Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 trở nên không thể tránh khỏi, lại thêm một cơ hội hoà bình bị bỏ lỡ. Hãy tưởng tượng Việt Nam, Mỹ và thế giới sẽ như thế nào nếu cuộc bầu cử này được phép diễn ra? Hãy tưởng tượng có bao nhiêu người sẽ được sống sót trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, bao nhiêu người khác sẽ vẫn còn được nguyên vẹn về cơ thể, tâm trí và tinh thần? CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ HAI Một lần nữa, lịch sử đã có thể là khác với những gì đã diễn ra. Khi gặp nhau vào tháng 5/1961, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã nói những lời tiên tri với Tổng thống John F. Kennedy: "Ngài sẽ thấy rằng sự can thiệp vào đất nước này sẽ là một sự sa lầy vô tận. Khi tinh thần của một dân tộc được khơi dậy, sẽ không một thế lực nước ngoài nào, dù mạnh đến đâu, có thể áp đặt ý chí của mình lên nó. Ngài sẽ phải tự khám phá điều này cho chính mình. Ngay cả khi ngài tìm thấy những tay sai người địa phương, những người vì lợi ích của họ mà sẵn sàng tuân theo ngài, thì nhân dân vẫn sẽ không đồng ý và thực sự không chấp nhận nước Mỹ. Hệ tư tưởng mà ngài viện dẫn sẽ không đem lại điều gì khác biệt. Trong mắt người Việt Nam, nó sẽ trở thành đồng nhất với ý chí áp đặt quyền lực của ngài. Đó là lý do tại sao ngài càng chống lại chủ nghĩa Cộng sản, Cộng sản sẽ càng xuất hiện với tư cách là nhà lãnh đạo vô địch của độc lập dân tộc, và họ sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn, còn ngài sẽ tuyệt vọng". De Gaulle sau đó nhớ lại rằng, Kennedy đã lắng nghe nhưng các sự kiện xảy ra đã chứng minh rằng ông ta đã không thuyết phục được Kennedy. Khi chiến tranh leo thang vào mùa hè năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh bản chất lịch sử của cuộc chiến tranh là chống lại đế quốc Mỹ và lặp lại lời khuyên của De Gaulle, đồng thời nhấn mạnh rằng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Chắc chắn, đó là một tư tưởng mà hầu hết các công dân Hoa Kỳ sẽ đồng ý, bởi đó chính là nền tảng tinh thần theo sự khai sáng của đất nước Hoa Kỳ. Thực tế là chính phủ Hoa Kỳ chỉ làm tốt trong việc trả tiền cho dịch vụ tuyên truyền về những lý tưởng nhất định, chứ không hề có mong muốn thực sự biến chúng thành thực tiễn. Một lần nữa, với sự ủng hộ ban đầu của đa số công dân Mỹ, nước Mỹ đã chọn sai khi đứng ở ngã ba đường. Mỹ đã có mặt ở nửa phía nam của một Việt Nam bị chia cắt, đầu tiên là những cố vấn, sau đó là những người lính, hàng trăm ngàn lính Mỹ, trong từng đợt. Nhiều người trong số các bạn ban đầu là những tín đồ thực sự, giống như chính phủ của bạn, đã nhìn thế giới bằng lăng kính của các thuật ngữ trắng đen, thiện ác, dân chủ và Cộng sản. Bạn đến mà không hề biết nói tiếng Việt hoặc biết bất cứ điều gì về văn hóa hoặc lịch sử của đất nước này. Sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo và tầm nhìn như đường hầm ý thức hệ của bạn đã dẫn đến những cái chết do bị thảm sát hàng loạt và sự hủy diệt đối với một đất nước chỉ lớn hơn bang New Mexico một chút. Khoảng ba triệu công dân Mỹ đã phục vụ trong cuộc chiến đó, tức là gần 10% của thế hệ thanh niên người Mỹ ngày đó. DI SẢN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM Các bạn đã thả gần 8 triệu tấn chất nổ xuống các thành phố và vùng nông thôn của Việt Nam, gần gấp 4 lần so với toàn bộ lượng bom đạn được các bên sử dụng trong Thế chiến II, 10% trong số đó không phát nổ khi va chạm. Theo chính phủ Việt Nam, bom mìn chưa nổ (UXO) là nguyên nhân gây ra hơn 100.000 người tử vong và bị thương kể từ năm 1975, nhiều người sống sót bị tàn tật vĩnh viễn. Các bạn đã phun gần 20 triệu gallon chất độc màu da cam, một loại thuốc diệt cỏ và thuốc làm rụng lá, trên 12% vùng nông thôn của Việt Nam nhắm vào cây lương thực, vùng cây ngập mặn và rừng nguyên sinh. Chất độc này, đã thấm vào đất, ao, hồ, sông suối và cánh đồng lúa, khiến các hóa chất độc hại xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây ra dị tật bẩm sinh khủng khiếp cùng một danh sách dài các khuyết tật và bệnh tật khác ở khoảng 4 đến 5 triệu người Việt Nam được thống kê. Quân đội Hoa Kỳ và các chư hầu, là chế độ Việt Nam cộng hòa và các quốc gia khác đã tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến vô đạo đức, vô nghĩa và bất công này, giết chết gần 4 triệu người Việt Nam, hơn một nửa trong số đó là dân thường. Hầu hết các cuộc tàn sát này xảy ra trong khoảng bảy năm hoặc lâu hơn - từ năm 1969 đến 1972. Trong trường hợp bạn đang tự hỏi tại sao điều này là vô nhân đạo, hãy đọc "Kill Anything Moves - The Real American War in Vietnam" của Nick Turse. Một thời đại khủng bố đã diễn ra đối với dân chúng, các gia đình Việt Nam chỉ cố gắng kiếm sống và sống sót trong một cuộc chiến không phải do họ gây ra, bao gồm mọi cách lạm dụng và tra tấn, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái, đầu độc các nguồn nước, đánh đập bừa bãi người dân, trẻ và già, giết động vật và phá huỷ các trang trại của nông dân. Các bạn đã làm gì vậy? Nó có đáng không? Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã mở rộng lệnh cấm vận thương mại mà nước này đã áp đặt đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1964, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của Việt Nam và cuộc sống của người dân cho đến khi được dỡ bỏ vào năm 1994 bởi Tổng thống Clinton, một năm trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Chính phủ của các bạn vẫn đang tìm kiếm hài cốt của lính Mỹ theo chương trình MIA, chỉ có hơn một ngàn người, gần một nửa trong số đó đã được phân loại là không tiến hành tìm kiếm nữa. Các bạn có biết rằng vẫn còn hơn 300.000 bộ đội Việt Nam, cùng hàng trăm nghìn dân thường bị mất tích, linh hồn họ vẫn đang phải lang thang, người dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy sự bình yên bởi theo văn hóa của người Việt thì những người đó vẫn chưa được yên nghỉ... Nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể vượt qua được cuộc chiến đó, sự kiện quyết định cuộc đời họ. Họ là những người vô gia cư, nghiện ngập, những người lạc lối bị mắc chứng PTSD (rối loạn tâm lý do chấn thương), những người vẫn phải tiếp tục sống lay lắt hàng ngày ngay cả khi họ sắp kết thúc cuộc đời. Một số người đã tổ chức các chuyến đi trở lại Việt Nam để chuộc tội, sám hối, hoặc làm những điều tương tự theo nhiều cách khác nhau ở Mỹ. Họ bị thúc đẩy bởi một nhu cầu thôi thúc để hàn gắn theo cách khiêm tốn của riêng họ, để cố gắng ghép lại những gì họ và đồng đội đã bị phá hủy một cách có hệ thống, riêng nói về những gì trong tâm trí của họ. Những người khác vẫn sống trong một thế giới giả tưởng màu đỏ, trắng và xanh của lý thuyết yêu nước theo cái gọi là giá trị Mỹ, trong đó chiến tranh là một công việc cao quý. Họ đưa ra các thuật ngữ như danh dự, nghĩa vụ và sự hy sinh gần giống với các cụm từ của Orwell thường dùng, như "chiên tranh là hòa bình" và "tự do là nô lệ". Nhiều người tiếp tục sống với sự tổn thương với những gì họ đã chứng kiến, nghe hoặc tham gia. Bất kể họ có chấp nhận sự thật phũ phàng, lạnh lùng về cuộc chiến của thế hệ họ, hầu hết đều đã mất đi sự ngây thơ ở độ tuổi dịu dàng mà phải luôn trải qua sự đấu tranh, dằn vặt để giữ lại sự tỉnh táo ngay cả trong những năm tháng hoàng hôn của họ. NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÌ ĐIỀU GÌ? Hơn bốn năm trước, một trong những công dân Hoa Kỳ là giáo sư, tác giả đoạt giải Pulitzer và là người tị nạn người Mỹ gốc Việt, đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ đã thắng trong cuộc xung đột này - khi nói về cuộc Chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam - chỉ vì căn cứ vào việc Việt Nam đã thực hiện quyết định định mệnh năm 1986 để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường tự do, được gọi theo cách nói chính thức là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chỉ là một câu chuyện cổ tích, một lời nói dối mà bằng cách nào đó làm cho nhiều bạn cảm thấy tốt khi cuối cùng, những kẻ thù cũ của các bạn đã đến với các bạn và đã nhìn thấy ánh sáng. Là một công dân Hoa Kỳ đã sống ở Việt Nam gần 15 năm, tôi đã từng nhận xét: nhận thức này chỉ là một cứu cánh về mặt tâm lý và cảm xúc để có thể trấn an những người cả tin, không hiểu biết và những người theo chủ nghĩa dân tộc rằng sự hy sinh từ phía họ không phải là vô ích. Vấn đề thật sự là họ đã chết một cách sai lầm. Gần 4 triệu người Việt Nam và hơn 58.000 đồng bào Mỹ của các bạn đã không chết trong một cuộc chiến giữa các tư tưởng về hệ thống kinh tế hoặc ý thức hệ. Cuộc chiến này không phải là vì một thị trường tự do so với một nền kinh tế kế hoạch tập trung. Đó là cuộc đấu tranh của người Việt để giành quyền độc lập, để người Việt làm chủ Việt Nam mà không bị tiếp tục can thiệp bởi nước ngoài. Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó khi họ đã buộc Mỹ phải tháo chạy khỏi sự thất bại đẫm máu. Hoa Kỳ cuối cùng đã không chiến thắng dù giờ đây đã có các thương hiệu Starbucks, McDonald, Dunkin 'Donuts và Popeyes hiện diện trong hệ thống bán lẻ của Việt Nam. Nó đã không chiến thắng vì Pepsi và Coca-Cola đang giành được khẩu vị và ví tiền của những người Việt Nam khát nước, thiếu đường. Việt Nam đã chiến thắng vì sự nghiệp của họ là chính nghĩa, sự hy sinh tối cao và chiến lược quân sự của họ rất tuyệt vời. Điều này sẽ là một cú sốc đối với nhiều người trong số các bạn, nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày Sài Gòn thất thủ và những người miền Nam Việt Nam tay sai phải tháo chạy kinh hoàng bằng mọi phương tiện đến nước Mỹ mà họ coi là ân nhân của chế độ Việt Nam cộng hoà. Ngày 30/4 là một ngày giải phóng dân tộc đem lại niềm hạnh phúc vô bờ và vui mừng lớn nhất cho mọi người Việt Nam. Đó là ngày Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất, độc lập và có chủ quyền! Có lẽ, những tóm tắt rõ ràng hơn về những gì người Việt Nam đã chiến đấu chống lại Hoa Kỳ có thể được gói gọn trong mô tả về một trận chiến mà Steve Banko, một cựu chiến binh của Quân đội Hoa Kỳ, tham chiến ở Việt Nam và ghi chép lại: "Một trong những kẻ thù nạn nhân của chúng tôi đã được tìm thấy khi vụ nổ súng kết thúc, anh ta vẫn đang tiếp tục bị chảy máu và được phát hiện là sở hữu huy chương. Thông dịch viên nói với chúng tôi rằng đó là một phần thưởng về hành động anh hùng của mình trong trận Điện Biên Phủ mười bốn năm trước. Trong khi chúng tôi được gửi đến cuộc chiến để chống lại chủ nghĩa cộng sản, thì anh ấy đã chiến đấu cả đời vì quyền tự quyết của đất nước mình. Chúng tôi đã đi 12.000 dặm để giết anh ta vì cho rằng anh ta là cộng sản". VIỆT NAM NĂM 2020 Điều này có thể làm các bạn ngạc nhiên: Việt Nam, một trong những nước nghèo nhất thế giới chỉ cách đây 25 năm trước, với thu nhập bình quân đầu người là 277 đôla mỗi năm, được coi là một trong những câu chuyện thành công lớn của thế giới đang phát triển, một phép màu kinh tế châu Á. Cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, một cuộc khủng hoảng tạm thời trên con đường phát triển, Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là vùng đất của sự may mắn và cơ hội cho hàng triệu người. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP là hơn 6,8%, theo Ngân hàng Thế giới, cao thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng này, là kết quả mạnh mẽ của xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kỷ lục, không chỉ mang lại lợi ích cho một số người, mà nó đã nâng cao khả năng kinh tế của hầu hết mọi người dân Việt Nam. Việt Nam đang được hưởng lợi từ cổ tức nhân khẩu học với dân số trẻ (trung bình 32,5 tuổi), người Việt là những người chăm chỉ, cởi mở và có chí cầu tiến. Hầu hết người Việt Nam có tình yêu và sự cống hiến cho đất nước của họ, người Việt là biểu tượng (nguyên văn: "định nghĩa từ điển") về lòng yêu nước, một phức hợp ưu việt về văn hóa, bản chất của chủ nghĩa yêu nước. Thật kỳ diệu, Việt Nam đã trở thành một quốc gia khởi nghiệp và là quốc gia dành cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Trong số những người Việt Nam trẻ có mong muốn và phương tiện đi du học ở cấp trung học và sau trung học, gần 30.000 người đang học ở Mỹ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 về số sinh viên ở Mỹ, với đóng góp kinh tế hàng năm hơn 1 tỷ đô la cho nền kinh tế quốc dân Mỹ. BẢN TIN COVID-19 Người ta nói rằng không có gì tiết lộ rõ ràng về tính cách của bản lĩnh một dân tộc, hơn những biến cố hoặc các cuộc khủng hoảng. Hiệu quả của Việt Nam trong đại dịch Covid cho đến nay đã nói lên điều đó. Không giống như nước Mỹ hướng nội của các bạn, trong đó có quá nhiều người, bao gồm cả các nhà lãnh đạo chính trị của bạn, giữ niềm tin dân tộc rằng Mỹ là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất, mặc dù có rất nhiều bằng chứng được thống kê cho thấy chất lượng cuộc sống ở Mỹ còn kém xa so với Việt Nam - một đất nước đã chứng minh hết lần này đến lần khác về cách mà họ học hỏi từ những sai lầm và thành công của các quốc gia khác, tức là các quốc gia vừa là câu chuyện cảnh báo vừa là hình mẫu của họ, đó là một ưu điểm lớn có truyền thống của người Việt với tư duy so sánh sáng suốt và hành động phù hợp văn hóa. Như một phân tích quốc tế gần đây về cách mà Việt Nam học hỏi từ những sai lầm của Trung Quốc trong việc chống lại coronavirus đã chỉ ra: "Trong trường hợp của Việt Nam, kết luận có thể được rút ra là để chống lại đại dịch một cách hiệu quả, chính phủ các nước đang phát triển cần phải minh bạch và cởi mở để có được niềm tin của mọi người đối với các thông tin của chính phủ về việc chống lại dịch bệnh, và để giành được sự chấp nhận của công chúng về sự hạn chế quyền riêng tư vì lợi ích chung. Và yếu tố quan trọng nhất phải là sự cởi mở và sự vào cuộc cấp bách, linh hoạt của chính phủ để đặt hạnh phúc và bảo vệ cuộc sống của người dân lên trên tất cả các mục tiêu chính trị". Những người sống ở Việt Nam, cả người Việt Nam và người nước ngoài, nên biết ơn khi họ được sống ở một đất nước mà lãnh đạo đã hành động thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của người dân và đã hành động nhanh chóng theo ý chí tập thể của nhân dân. Đất nước Việt Nam đã được ca ngợi một cách đúng đắn bằng những lời khen ngợi của quốc tế về cách mà họ đã xử lý đại dịch Covid-19. Không có một dẫn chứng nào về sự tương phản so với tổng thống Mỹ và chính quyền của ông ta một cách khắc nghiệt và có thể gây khó chịu hơn! Với 51 trường hợp nhiễm virus đang còn phải điều trị và 0 trường hợp tử vong so với gần một triệu trường hợp đang phải điều trị và trên 60.000 ca tử vong ở Mỹ, tính đến ngày 29/4/2020, Việt Nam đã cung cấp vô số bài học giá trị cho các quốc gia khác, bắt đầu từ cách thức đối phó với đại dịch. Vũ Đức Đam, phó thủ tướng Việt Nam, cho biết tháng trước rằng tổng số trường hợp nhiễm virus sẽ không đạt tới 1.000 ca NẾU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐƯỢC TUÂN THỦ NGHIÊM NGẶT. Trong khi không ai có thể dự đoán tương lai, anh ta rất có thể đã đúng, dựa trên kết quả đến gần đây. Đó là một thành tựu lịch sử phi thường và đáng mơ ước với mọi quốc gia. Một trong những đặc điểm của người Việt Nam đã truyền cảm hứng cho tôi là sự lạc quan của họ, trong mọi lĩnh vực. Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát quốc tế gần đây, Việt Nam được xếp hạng số một trên thế giới với 80% số người được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng trong thời kỳ hậu COVID-19. Việc phong toả đã được dỡ bỏ vào tuần trước và nền kinh tế đang mở cửa trở lại. Sự tự tin này được chia sẻ bởi 8/10 người Việt Nam sẽ giúp đảm bảo rằng niềm tin của họ trở thành một lời tiên tri mà họ sẽ tự hoàn thành. Trung Quốc và Ấn Độ xếp thứ hai và thứ ba với 68% và 63% những người có chung niềm tin này. Ở đầu kia của danh sách, những con số đó ở Mỹ, Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha không có màu hồng: lần lượt là 43%, 25%, 24%, 19% và 17%. Một khía cạnh quan trong khác của mẫu hình Việt Nam được tiết lộ qua đại dịch này là việc chống lại kẻ thù virus thông thường đã được tiến hành như một cuộc chiến trong một mặt trận thống nhất. Cách tiếp cận cộng đồng này có thể được áp dụng cho các vấn đề cấp bách còn tồn tại khác, như ô nhiễm môi trường, đó là một khả năng cần được xem xét trong giai đoạn hậu COVID-19. QUÁ KHỨ CHÍNH LÀ NỀN TẢNG CHO TÍNH CÁCH VIỆT NAM Vì quá khứ thường là mở đầu của mọi vấn đề, nên không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam có kinh nghiệm làm được rất nhiều với nguồn lực rất ít. Như đã nói, thép cứng nhất được rèn trong những đám cháy nóng nhất, một tham chiếu đến từ thực tế rằng sức mạnh to lớn luôn đến từ nghịch cảnh lớn. Lịch sử của Việt Nam, bao gồm thời gian 75 năm qua, là một minh chứng rõ rệt cho nhận định này. Phù hợp với thành ngữ "gian khó là mẹ của sáng tạo", người Việt vừa tài giỏi vừa ngoan cường, mà chính kẻ thù cũng phải chứng thực. Trong cuốn sách năm 1966 có tiêu đề "Việt Nam: Báo cáo đầu tay", nhà báo Úc Wilfred Burchett đã viết về sự khéo léo của các chuyên gia y tế Việt Nam trong việc đối mặt thành công với các vấn đề y tế và phẫu thuật khó khăn trong một cuộc chiến bao gồm việc chữa trị thương tích do bom đạn cho những người may mắn sống sót. Trong khi năm 1966 là thời kỳ chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn và nhiều đau khổ do Mỹ gây ra, thì năm 2020 là một trong những năm khó khăn chưa từng có gây ra cho nền kinh tế, người Việt Nam vẫn tiếp tục lạc quan, tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm và các tài nguyên vốn có của họ. Hãy tưởng tượng những gì Việt Nam có thể đạt được trong thời kỳ hậu Covid-19. Một khi cuộc chiến chống lại coronavirus đạt được thắng lợi, một chiến công đỉnh cao xuất hiện, người Việt Nam sẽ có vị thế tốt hơn để khai thác tinh thần vượt trội, từ đó vượt qua một loạt các thách thức khó khăn nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước của họ và thế giới chúng ta. Hãy đến với Việt Nam, nếu bạn có thể, để tìm hiểu trực tiếp về con đường năng động và đầy cảm hứng mà đất nước này đang đi. Bạn sẽ được chào đón như một người bạn ở một nơi mà quá khứ không bao giờ bị lãng quên, nhưng cũng là nơi mà những kẻ thù cũ đã được tha thứ. Nếu không, cũng hãy vận động, tìm tòi và chú ý nhận thức giá trị của bạn bằng cách cố gắng tìm hiểu sự thật về Việt Nam năm 2020, từ xa. Việt Nam là một quốc gia đã củng cố vị thế của mình như một ngoại lệ địa chính trị và đã chiến thắng, bất chấp mọi dự đoán. Mong bình yên đến với các bạn! Một người bạn chung - Mark Ashwill.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Kinh tế VNCH

Bàn về nền kinh tế VNCH: Con Rồng Châu Á ? Nhiều người đưa ra những thông tin kiểu như "Những năm 1960, kinh tế Việt Nam Cộng hòa đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu Việt Nam Cộng hòa thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia không thể sánh bằng. Trước năm 1975 người Hàn Quốc còn sang Nam Việt Nam làm thuê". Có người nhận xét những người này "đã tự huyễn hoặc chính mình", những con số thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Đến năm 1975, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ bằng 1/8 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/14 Hàn Quốc, 1/18 Malaysia; 1/50 Hồng Kông và Singapore; 1/170 Brunei, 1/100 Nhật Bản. Ngoài ra, phải tính tới hàng chục tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cũng như chi tiêu của 600.000 lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan ở miền Nam.Sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa chỉ tập trung ở một số thành phố lớn nhờ vào nguồn viện trợ của Mỹ, hơn nữa ngay tại các thành phố chỉ có giới công chức, sĩ quan, doanh nhân và những người có trình độ cao mới được hưởng sự phồn vinh này, đa phần người lao động bình dân vẫn sống túng thiếu, còn tại nông thôn thì đại đa số nông dân sống dưới mức nghèo khổ. Sự so sánh giữa kinh tế miền Nam Việt Nam với Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore... đơn thuần chỉ là hoài niệm của thiểu số những người từng có thu nhập cao dưới chế độ cũ, hoặc những người không hài lòng với chế độ hiện tại, hơn là một tư duy chính xác về kinh tế. Nhà báo Anh David Hotham đã viết: “Người ta khoe rằng Việt Nam Cộng hòa đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington”
Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ. James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách “Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau: “Sự méo mó kinh tế cũng gây hậu quả khủng khiếp. Sự có mặt mở rộng của Mỹ và chương trình viện trợ quân sự gây sốt lạm phát. Chi phí đời sống tăng 74% vào quý hai năm 1966. Một năm sau, giá cả tăng 190% so với mức của 1965… Lạm phát tiếp tục leo thang, làm hàng hóa và tiền mặt vương vãi trên thị trường chợ đen, và rồi chảy vào kho chứa an toàn từ Nhật, Hong Kong, sang các ngân hàng châu Âu. Một viên chức than rằng chiến tranh đã tạo thành “bản giao hưởng toàn quốc của trộm cắp, tham nhũng và hối lộ”. Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ… Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu “miền Nam Việt Nam” (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ. Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỷ đồng, với tỷ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (bình quân 54 USD/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm. Như vậy có nghĩa hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính. Đó là: Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng. Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự. Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỷ đôla – gấp 10 lần tổng GDP của cả tám triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu. Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt… không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất. Kết, Một VNCH giàu có như tuyên truyền hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết. Một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và bị kiểm soát bởi người Hoa và bang hội giang hồ thì không thể nào là một nền kinh tế phát triển. Thế nên những ai còn nghĩ nếu VNCH còn tồn tại mà sẽ được như Hàn Quốc thì hãy tỉnh lại, ngay cả Hàn nếu không có bàn tay thép và chế độ độc tài đẫm máu của Park thì cũng không bao giờ có Hàn Quốc của ngày hôm nay.