THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

KHÔNG PHẢI SỢ, BIỂN CỦA TA, CỨ CĂNG BUỒM VƯƠN KHƠI...

Ngày 1/5/2020 Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8. Kỳ thực đây cũng là 1 trong số "những mưu hèn kế bẩn", là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay. Nhưng muốn là một chuyện còn được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác và thực tế đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với Trung Quốc. Chẳng việc gì phải lo lắng cả, biển của ta ta cứ căng buồm, bà con ngư dân hoàn toàn yên tâm bên cạnh bà con ngư dân luôn có lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân vươn khơi bám biển. Đừng tưởng tàu to, thuyền nhiều nói gì, làm gì cũng được. Quên đi, không có đâu. Việt Nam nói ít, làm nhiều, lịch sử hàng ngàn năm chưa bao giờ biết cúi đầu trước bất cứ kẻ nào mà chỉ có kẻ hung hăng để rồi phải nhục nhã chui vào ống đồng chạy trốn chết về nước mới toàn thây mà thôi.

NGÀY 30/4/2020 - LÁ THƯ TỪ VIỆT NAM NHÂN 45 NĂM NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH



NGÀY 30/4/2020 - LÁ THƯ TỪ VIỆT NAM NHÂN 45 NĂM NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH (Tác giả: Mark Ashwill. Dịch: Ngô Mạnh Hùng) Kính gửi các công dân Hoa Kỳ! Tôi đang liên lạc với các bạn với tư cách là người bạn chính thức hiện tại và là kẻ thù cũ của Việt Nam, vì tôi muốn bạn biết sự thật về những gì đã xảy ra và có thể xảy ra, về một con đường lịch sử thay thế khả thi mà cả hai nước có thể cùng nhau cố gắng vì lợi ích chung và vì một nền hòa bình nhiều hơn cho thế giới.
Cột mốc tốt lành đã tạo cảm hứng cho tôi để viết cho bạn vào lúc này là 45 năm ngày kỷ niệm kết thúc những gì bạn gọi là “chiến tranh Việt Nam”, mà theo cách gọi logic nhất của người Việt Nam là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bởi sự thực nó là một cuộc chiến tranh mà Mỹ đã gây ra trên đất nước Việt Nam. Buồn thay, nhưng không đáng ngạc nhiên, dựa trên lịch sử và chính sách đối ngoại kể từ cuối thế kỷ 19, nước Mỹ đã chọn con đường chiến tranh với đất nước này - không phải một lần mà tới ba lần - lần đầu tiên với tiền bạc và trang thiết bị, lần thứ hai thông qua một đội quân uỷ nhiệm đánh thuê và cuối cùng, là sự tham gia trực tiếp cho đến khi một cuộc rút quân nhanh chóng được đưa ra "trong hòa bình" và "danh dự được tôn trọng", một cụm từ mà Nixon/Kissinger dùng đã khiến George Orwell (nhà tư tưởng Mỹ) phải tự hào. Đối với nước Mỹ, không có danh dự, chỉ có sự ô nhục quốc gia, sự ô nhục quốc tế và một giai đoạn lịch sử đen tối mà Hoa Kỳ vẫn chưa thể vượt qua, sau gần nửa thế kỷ, theo nghĩa của từ "Vergangenheitsbewältigung" - từ tiếng Đức dành để mô tả một cách tuyệt vời khi đề cập đến việc thỏa thuận để vượt qua quá khứ. Đối với người Việt Nam, họ đã phải chịu đựng những đau khổ không thể kể xiết và những cái chết do bị thảm sát hàng loạt, cũng như những hy sinh cho lý tưởng cao cả và họ đã chiến thắng. Họ đã đứng lên để giành chiến thắng, và Hoa Kỳ, kẻ thù không đội trời chung của họ, phải tháo chạy tán loạn để chăm sóc những vết thương chiến tranh nhưng cố gắng vớt vát cho thất bại bằng cuộc bao vây cấm vận và chống phá hết sức bất công, một quá trình vô ích vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và sẽ chỉ có thể kết thúc bằng sự thật và một ủy ban hòa giải quốc gia. Người Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự bảo vệ mình và làm mọi thứ trong khả năng của họ để buộc Mỹ và các chư hầu phải cuốn gói trở về nhà, và chính quyền bù nhìn tay sai phải đầu hàng. Một lịch sử lâu dài bị xâm lược, chiếm đóng và chiến tranh đã dạy cho Việt Nam nhiều bài học sinh tồn. Việt Nam đã bị Mỹ bỏ lại với những mảnh vỡ do chiến tranh nhưng ít nhất họ đã được thống nhất và giành lại hòa bình, một mục tiêu cao cả đã đạt được và một giấc mơ lâu đời đã được hoàn thành. Ngoài ý nghĩa 45 năm kỷ niệm, một lý do khác cho lá thư này là lễ kỷ niệm sắp tới của ngày Quốc khánh Việt Nam vào 2/9/2020, ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 75 năm trước, năm 1945, năm năm sau sự khai thác thuộc địa của người Nhật và hơn 80 năm thống trị tàn bạo của người Pháp đối với cả ba miền của đất nước Việt Nam. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM Trong bài phát biểu lịch sử tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã bắt đầu bằng những từ ngữ sẽ gây cảm xúc mạnh cho những người trong số các bạn biết về lịch sử của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Bác Hồ, danh xưng được người Việt Nam gọi một cách kính trọng và trìu mến, đã trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ vì ông chấp nhận thông điệp phổ quát về tinh thần Khai sáng và ông biết rằng nó không chỉ dành riêng cho quốc gia nơi nó được viết lên. Bây giờ thì bạn đã biết tại sao khẩu hiệu quốc gia của Việt Nam là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" nghe có vẻ quen thuộc với nước Mỹ. Đây có thể đã là một bước ngoặt trong lịch sử: sự xuất hiện của một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và thống nhất. Nhưng Chính phủ Mỹ lại một lần nữa chọn đứng về phía sai lầm của lịch sử, khi từ chối cho phép điều đó diễn ra. Sau khi trích dẫn một trong những tài liệu khai sáng của nước Mỹ chúng ta, Hồ Chí Minh tiếp tục nói rằng người Pháp, với khẩu hiệu quốc gia "Liberté, égalité, fr huynhité" (tự do, bình đẳng, tình bằng hữu) được đề ra trong Cách mạng Pháp, đã hành động trái với những lý tưởng của nhân loại và công lý: "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn". Hồ Chí Minh đã chỉ ra điều hiển nhiên rằng người Việt Nam đã giành được độc lập từ tay người Nhật chứ không phải từ người Pháp. Người Pháp đã bỏ trốn, đầu hàng người Nhật, Hoàng đế Bảo Đại đã thoái vị. Nhân dân Việt Nam đã phá vỡ xiềng xích trong gần một thế kỷ, đã tự lực đấu tranh và giành được độc lập cho Tổ quốc. Nhân dân Việt Nam đồng thời đã lật đổ chế độ phong kiến từng tồn tại hàng chục thế kỷ. Họ đã đánh đổ thể chế quân chủ để lập nên chế độ Cộng hòa Dân chủ. CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT Đáng buồn thay, người Pháp vẫn chưa từ bỏ ngay lập tức tham vọng ở Việt Nam trong thời kỳ hậu Thế chiến II, mặc dù thực tế là người Việt Nam đã cố gắng hết sức để tránh chiến tranh. Hồ Chí Minh đã gửi cho Tổng thống Harry Truman một lá thư vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, trong đó bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ hợp tác với các nền dân chủ khác trong việc thiết lập và củng cố hòa bình, thịnh vượng thế giới. Hồ Chí Minh cũng đã nêu lý do tại sao Việt Nam không thể là một phần của khối Liên hiệp Pháp: do chính Pháp đã dâng Đông Dương cho Nhật Bản và phản bội đồng minh, bán đứng nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã hỏi tại sao Việt Nam lại bị loại khỏi một cuộc thảo luận quốc tế về tương lai của chính mình? Thật không may, những lời đề nghị của Hồ Chí Minh đã rơi vào những cái tai điếc. Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã nổ ra với Pháp, được cung cấp tài chính của chính phủ Mỹ, cuộc chiến đó là một kết cục tất yếu. Thất bại nặng nề của Pháp vào tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ, một vùng rừng núi phía tây bắc Việt Nam đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến kéo dài chín năm, đánh bại ý chí xâm lược của chính phủ Pháp, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục loại bỏ một kẻ xâm lược và chiếm đóng nước ngoài khác. Hiệp định Geneva năm 1954, trong đó chính phủ Mỹ đã chọn để chống lại quy định rằng Việt Nam sẽ chỉ tạm thời được phân chia ở vĩ tuyến 17 - sau này trở thành Khu phi quân sự (DMZ) - cho đến khi cuộc tổng tuyển cử quốc gia được tổ chức vào năm 1956. Theo Hồi ký của Tổng thống Dwight D.Eisenhower và các nguồn phân tích khác của Hoa Kỳ, thì Hồ Chí Minh sẽ nhận được 80% phiếu bầu, do đó sẽ thống nhất đất nước của ông. Sự coi thường của chính phủ Mỹ đối với hiệp ước hòa bình quốc tế này, phớt lờ một cuộc bầu cử dân chủ đã khiến Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 trở nên không thể tránh khỏi, lại thêm một cơ hội hoà bình bị bỏ lỡ. Hãy tưởng tượng Việt Nam, Mỹ và thế giới sẽ như thế nào nếu cuộc bầu cử này được phép diễn ra? Hãy tưởng tượng có bao nhiêu người sẽ được sống sót trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, bao nhiêu người khác sẽ vẫn còn được nguyên vẹn về cơ thể, tâm trí và tinh thần? CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ HAI Một lần nữa, lịch sử đã có thể là khác với những gì đã diễn ra. Khi gặp nhau vào tháng 5/1961, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã nói những lời tiên tri với Tổng thống John F. Kennedy: "Ngài sẽ thấy rằng sự can thiệp vào đất nước này sẽ là một sự sa lầy vô tận. Khi tinh thần của một dân tộc được khơi dậy, sẽ không một thế lực nước ngoài nào, dù mạnh đến đâu, có thể áp đặt ý chí của mình lên nó. Ngài sẽ phải tự khám phá điều này cho chính mình. Ngay cả khi ngài tìm thấy những tay sai người địa phương, những người vì lợi ích của họ mà sẵn sàng tuân theo ngài, thì nhân dân vẫn sẽ không đồng ý và thực sự không chấp nhận nước Mỹ. Hệ tư tưởng mà ngài viện dẫn sẽ không đem lại điều gì khác biệt. Trong mắt người Việt Nam, nó sẽ trở thành đồng nhất với ý chí áp đặt quyền lực của ngài. Đó là lý do tại sao ngài càng chống lại chủ nghĩa Cộng sản, Cộng sản sẽ càng xuất hiện với tư cách là nhà lãnh đạo vô địch của độc lập dân tộc, và họ sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn, còn ngài sẽ tuyệt vọng". De Gaulle sau đó nhớ lại rằng, Kennedy đã lắng nghe nhưng các sự kiện xảy ra đã chứng minh rằng ông ta đã không thuyết phục được Kennedy. Khi chiến tranh leo thang vào mùa hè năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh bản chất lịch sử của cuộc chiến tranh là chống lại đế quốc Mỹ và lặp lại lời khuyên của De Gaulle, đồng thời nhấn mạnh rằng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Chắc chắn, đó là một tư tưởng mà hầu hết các công dân Hoa Kỳ sẽ đồng ý, bởi đó chính là nền tảng tinh thần theo sự khai sáng của đất nước Hoa Kỳ. Thực tế là chính phủ Hoa Kỳ chỉ làm tốt trong việc trả tiền cho dịch vụ tuyên truyền về những lý tưởng nhất định, chứ không hề có mong muốn thực sự biến chúng thành thực tiễn. Một lần nữa, với sự ủng hộ ban đầu của đa số công dân Mỹ, nước Mỹ đã chọn sai khi đứng ở ngã ba đường. Mỹ đã có mặt ở nửa phía nam của một Việt Nam bị chia cắt, đầu tiên là những cố vấn, sau đó là những người lính, hàng trăm ngàn lính Mỹ, trong từng đợt. Nhiều người trong số các bạn ban đầu là những tín đồ thực sự, giống như chính phủ của bạn, đã nhìn thế giới bằng lăng kính của các thuật ngữ trắng đen, thiện ác, dân chủ và Cộng sản. Bạn đến mà không hề biết nói tiếng Việt hoặc biết bất cứ điều gì về văn hóa hoặc lịch sử của đất nước này. Sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo và tầm nhìn như đường hầm ý thức hệ của bạn đã dẫn đến những cái chết do bị thảm sát hàng loạt và sự hủy diệt đối với một đất nước chỉ lớn hơn bang New Mexico một chút. Khoảng ba triệu công dân Mỹ đã phục vụ trong cuộc chiến đó, tức là gần 10% của thế hệ thanh niên người Mỹ ngày đó. DI SẢN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM Các bạn đã thả gần 8 triệu tấn chất nổ xuống các thành phố và vùng nông thôn của Việt Nam, gần gấp 4 lần so với toàn bộ lượng bom đạn được các bên sử dụng trong Thế chiến II, 10% trong số đó không phát nổ khi va chạm. Theo chính phủ Việt Nam, bom mìn chưa nổ (UXO) là nguyên nhân gây ra hơn 100.000 người tử vong và bị thương kể từ năm 1975, nhiều người sống sót bị tàn tật vĩnh viễn. Các bạn đã phun gần 20 triệu gallon chất độc màu da cam, một loại thuốc diệt cỏ và thuốc làm rụng lá, trên 12% vùng nông thôn của Việt Nam nhắm vào cây lương thực, vùng cây ngập mặn và rừng nguyên sinh. Chất độc này, đã thấm vào đất, ao, hồ, sông suối và cánh đồng lúa, khiến các hóa chất độc hại xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây ra dị tật bẩm sinh khủng khiếp cùng một danh sách dài các khuyết tật và bệnh tật khác ở khoảng 4 đến 5 triệu người Việt Nam được thống kê. Quân đội Hoa Kỳ và các chư hầu, là chế độ Việt Nam cộng hòa và các quốc gia khác đã tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến vô đạo đức, vô nghĩa và bất công này, giết chết gần 4 triệu người Việt Nam, hơn một nửa trong số đó là dân thường. Hầu hết các cuộc tàn sát này xảy ra trong khoảng bảy năm hoặc lâu hơn - từ năm 1969 đến 1972. Trong trường hợp bạn đang tự hỏi tại sao điều này là vô nhân đạo, hãy đọc "Kill Anything Moves - The Real American War in Vietnam" của Nick Turse. Một thời đại khủng bố đã diễn ra đối với dân chúng, các gia đình Việt Nam chỉ cố gắng kiếm sống và sống sót trong một cuộc chiến không phải do họ gây ra, bao gồm mọi cách lạm dụng và tra tấn, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái, đầu độc các nguồn nước, đánh đập bừa bãi người dân, trẻ và già, giết động vật và phá huỷ các trang trại của nông dân. Các bạn đã làm gì vậy? Nó có đáng không? Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã mở rộng lệnh cấm vận thương mại mà nước này đã áp đặt đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1964, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của Việt Nam và cuộc sống của người dân cho đến khi được dỡ bỏ vào năm 1994 bởi Tổng thống Clinton, một năm trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Chính phủ của các bạn vẫn đang tìm kiếm hài cốt của lính Mỹ theo chương trình MIA, chỉ có hơn một ngàn người, gần một nửa trong số đó đã được phân loại là không tiến hành tìm kiếm nữa. Các bạn có biết rằng vẫn còn hơn 300.000 bộ đội Việt Nam, cùng hàng trăm nghìn dân thường bị mất tích, linh hồn họ vẫn đang phải lang thang, người dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy sự bình yên bởi theo văn hóa của người Việt thì những người đó vẫn chưa được yên nghỉ... Nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể vượt qua được cuộc chiến đó, sự kiện quyết định cuộc đời họ. Họ là những người vô gia cư, nghiện ngập, những người lạc lối bị mắc chứng PTSD (rối loạn tâm lý do chấn thương), những người vẫn phải tiếp tục sống lay lắt hàng ngày ngay cả khi họ sắp kết thúc cuộc đời. Một số người đã tổ chức các chuyến đi trở lại Việt Nam để chuộc tội, sám hối, hoặc làm những điều tương tự theo nhiều cách khác nhau ở Mỹ. Họ bị thúc đẩy bởi một nhu cầu thôi thúc để hàn gắn theo cách khiêm tốn của riêng họ, để cố gắng ghép lại những gì họ và đồng đội đã bị phá hủy một cách có hệ thống, riêng nói về những gì trong tâm trí của họ. Những người khác vẫn sống trong một thế giới giả tưởng màu đỏ, trắng và xanh của lý thuyết yêu nước theo cái gọi là giá trị Mỹ, trong đó chiến tranh là một công việc cao quý. Họ đưa ra các thuật ngữ như danh dự, nghĩa vụ và sự hy sinh gần giống với các cụm từ của Orwell thường dùng, như "chiên tranh là hòa bình" và "tự do là nô lệ". Nhiều người tiếp tục sống với sự tổn thương với những gì họ đã chứng kiến, nghe hoặc tham gia. Bất kể họ có chấp nhận sự thật phũ phàng, lạnh lùng về cuộc chiến của thế hệ họ, hầu hết đều đã mất đi sự ngây thơ ở độ tuổi dịu dàng mà phải luôn trải qua sự đấu tranh, dằn vặt để giữ lại sự tỉnh táo ngay cả trong những năm tháng hoàng hôn của họ. NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÌ ĐIỀU GÌ? Hơn bốn năm trước, một trong những công dân Hoa Kỳ là giáo sư, tác giả đoạt giải Pulitzer và là người tị nạn người Mỹ gốc Việt, đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ đã thắng trong cuộc xung đột này - khi nói về cuộc Chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam - chỉ vì căn cứ vào việc Việt Nam đã thực hiện quyết định định mệnh năm 1986 để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường tự do, được gọi theo cách nói chính thức là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chỉ là một câu chuyện cổ tích, một lời nói dối mà bằng cách nào đó làm cho nhiều bạn cảm thấy tốt khi cuối cùng, những kẻ thù cũ của các bạn đã đến với các bạn và đã nhìn thấy ánh sáng. Là một công dân Hoa Kỳ đã sống ở Việt Nam gần 15 năm, tôi đã từng nhận xét: nhận thức này chỉ là một cứu cánh về mặt tâm lý và cảm xúc để có thể trấn an những người cả tin, không hiểu biết và những người theo chủ nghĩa dân tộc rằng sự hy sinh từ phía họ không phải là vô ích. Vấn đề thật sự là họ đã chết một cách sai lầm. Gần 4 triệu người Việt Nam và hơn 58.000 đồng bào Mỹ của các bạn đã không chết trong một cuộc chiến giữa các tư tưởng về hệ thống kinh tế hoặc ý thức hệ. Cuộc chiến này không phải là vì một thị trường tự do so với một nền kinh tế kế hoạch tập trung. Đó là cuộc đấu tranh của người Việt để giành quyền độc lập, để người Việt làm chủ Việt Nam mà không bị tiếp tục can thiệp bởi nước ngoài. Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó khi họ đã buộc Mỹ phải tháo chạy khỏi sự thất bại đẫm máu. Hoa Kỳ cuối cùng đã không chiến thắng dù giờ đây đã có các thương hiệu Starbucks, McDonald, Dunkin 'Donuts và Popeyes hiện diện trong hệ thống bán lẻ của Việt Nam. Nó đã không chiến thắng vì Pepsi và Coca-Cola đang giành được khẩu vị và ví tiền của những người Việt Nam khát nước, thiếu đường. Việt Nam đã chiến thắng vì sự nghiệp của họ là chính nghĩa, sự hy sinh tối cao và chiến lược quân sự của họ rất tuyệt vời. Điều này sẽ là một cú sốc đối với nhiều người trong số các bạn, nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày Sài Gòn thất thủ và những người miền Nam Việt Nam tay sai phải tháo chạy kinh hoàng bằng mọi phương tiện đến nước Mỹ mà họ coi là ân nhân của chế độ Việt Nam cộng hoà. Ngày 30/4 là một ngày giải phóng dân tộc đem lại niềm hạnh phúc vô bờ và vui mừng lớn nhất cho mọi người Việt Nam. Đó là ngày Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất, độc lập và có chủ quyền! Có lẽ, những tóm tắt rõ ràng hơn về những gì người Việt Nam đã chiến đấu chống lại Hoa Kỳ có thể được gói gọn trong mô tả về một trận chiến mà Steve Banko, một cựu chiến binh của Quân đội Hoa Kỳ, tham chiến ở Việt Nam và ghi chép lại: "Một trong những kẻ thù nạn nhân của chúng tôi đã được tìm thấy khi vụ nổ súng kết thúc, anh ta vẫn đang tiếp tục bị chảy máu và được phát hiện là sở hữu huy chương. Thông dịch viên nói với chúng tôi rằng đó là một phần thưởng về hành động anh hùng của mình trong trận Điện Biên Phủ mười bốn năm trước. Trong khi chúng tôi được gửi đến cuộc chiến để chống lại chủ nghĩa cộng sản, thì anh ấy đã chiến đấu cả đời vì quyền tự quyết của đất nước mình. Chúng tôi đã đi 12.000 dặm để giết anh ta vì cho rằng anh ta là cộng sản". VIỆT NAM NĂM 2020 Điều này có thể làm các bạn ngạc nhiên: Việt Nam, một trong những nước nghèo nhất thế giới chỉ cách đây 25 năm trước, với thu nhập bình quân đầu người là 277 đôla mỗi năm, được coi là một trong những câu chuyện thành công lớn của thế giới đang phát triển, một phép màu kinh tế châu Á. Cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, một cuộc khủng hoảng tạm thời trên con đường phát triển, Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là vùng đất của sự may mắn và cơ hội cho hàng triệu người. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP là hơn 6,8%, theo Ngân hàng Thế giới, cao thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng này, là kết quả mạnh mẽ của xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kỷ lục, không chỉ mang lại lợi ích cho một số người, mà nó đã nâng cao khả năng kinh tế của hầu hết mọi người dân Việt Nam. Việt Nam đang được hưởng lợi từ cổ tức nhân khẩu học với dân số trẻ (trung bình 32,5 tuổi), người Việt là những người chăm chỉ, cởi mở và có chí cầu tiến. Hầu hết người Việt Nam có tình yêu và sự cống hiến cho đất nước của họ, người Việt là biểu tượng (nguyên văn: "định nghĩa từ điển") về lòng yêu nước, một phức hợp ưu việt về văn hóa, bản chất của chủ nghĩa yêu nước. Thật kỳ diệu, Việt Nam đã trở thành một quốc gia khởi nghiệp và là quốc gia dành cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Trong số những người Việt Nam trẻ có mong muốn và phương tiện đi du học ở cấp trung học và sau trung học, gần 30.000 người đang học ở Mỹ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 về số sinh viên ở Mỹ, với đóng góp kinh tế hàng năm hơn 1 tỷ đô la cho nền kinh tế quốc dân Mỹ. BẢN TIN COVID-19 Người ta nói rằng không có gì tiết lộ rõ ràng về tính cách của bản lĩnh một dân tộc, hơn những biến cố hoặc các cuộc khủng hoảng. Hiệu quả của Việt Nam trong đại dịch Covid cho đến nay đã nói lên điều đó. Không giống như nước Mỹ hướng nội của các bạn, trong đó có quá nhiều người, bao gồm cả các nhà lãnh đạo chính trị của bạn, giữ niềm tin dân tộc rằng Mỹ là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất, mặc dù có rất nhiều bằng chứng được thống kê cho thấy chất lượng cuộc sống ở Mỹ còn kém xa so với Việt Nam - một đất nước đã chứng minh hết lần này đến lần khác về cách mà họ học hỏi từ những sai lầm và thành công của các quốc gia khác, tức là các quốc gia vừa là câu chuyện cảnh báo vừa là hình mẫu của họ, đó là một ưu điểm lớn có truyền thống của người Việt với tư duy so sánh sáng suốt và hành động phù hợp văn hóa. Như một phân tích quốc tế gần đây về cách mà Việt Nam học hỏi từ những sai lầm của Trung Quốc trong việc chống lại coronavirus đã chỉ ra: "Trong trường hợp của Việt Nam, kết luận có thể được rút ra là để chống lại đại dịch một cách hiệu quả, chính phủ các nước đang phát triển cần phải minh bạch và cởi mở để có được niềm tin của mọi người đối với các thông tin của chính phủ về việc chống lại dịch bệnh, và để giành được sự chấp nhận của công chúng về sự hạn chế quyền riêng tư vì lợi ích chung. Và yếu tố quan trọng nhất phải là sự cởi mở và sự vào cuộc cấp bách, linh hoạt của chính phủ để đặt hạnh phúc và bảo vệ cuộc sống của người dân lên trên tất cả các mục tiêu chính trị". Những người sống ở Việt Nam, cả người Việt Nam và người nước ngoài, nên biết ơn khi họ được sống ở một đất nước mà lãnh đạo đã hành động thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của người dân và đã hành động nhanh chóng theo ý chí tập thể của nhân dân. Đất nước Việt Nam đã được ca ngợi một cách đúng đắn bằng những lời khen ngợi của quốc tế về cách mà họ đã xử lý đại dịch Covid-19. Không có một dẫn chứng nào về sự tương phản so với tổng thống Mỹ và chính quyền của ông ta một cách khắc nghiệt và có thể gây khó chịu hơn! Với 51 trường hợp nhiễm virus đang còn phải điều trị và 0 trường hợp tử vong so với gần một triệu trường hợp đang phải điều trị và trên 60.000 ca tử vong ở Mỹ, tính đến ngày 29/4/2020, Việt Nam đã cung cấp vô số bài học giá trị cho các quốc gia khác, bắt đầu từ cách thức đối phó với đại dịch. Vũ Đức Đam, phó thủ tướng Việt Nam, cho biết tháng trước rằng tổng số trường hợp nhiễm virus sẽ không đạt tới 1.000 ca NẾU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐƯỢC TUÂN THỦ NGHIÊM NGẶT. Trong khi không ai có thể dự đoán tương lai, anh ta rất có thể đã đúng, dựa trên kết quả đến gần đây. Đó là một thành tựu lịch sử phi thường và đáng mơ ước với mọi quốc gia. Một trong những đặc điểm của người Việt Nam đã truyền cảm hứng cho tôi là sự lạc quan của họ, trong mọi lĩnh vực. Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát quốc tế gần đây, Việt Nam được xếp hạng số một trên thế giới với 80% số người được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng trong thời kỳ hậu COVID-19. Việc phong toả đã được dỡ bỏ vào tuần trước và nền kinh tế đang mở cửa trở lại. Sự tự tin này được chia sẻ bởi 8/10 người Việt Nam sẽ giúp đảm bảo rằng niềm tin của họ trở thành một lời tiên tri mà họ sẽ tự hoàn thành. Trung Quốc và Ấn Độ xếp thứ hai và thứ ba với 68% và 63% những người có chung niềm tin này. Ở đầu kia của danh sách, những con số đó ở Mỹ, Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha không có màu hồng: lần lượt là 43%, 25%, 24%, 19% và 17%. Một khía cạnh quan trong khác của mẫu hình Việt Nam được tiết lộ qua đại dịch này là việc chống lại kẻ thù virus thông thường đã được tiến hành như một cuộc chiến trong một mặt trận thống nhất. Cách tiếp cận cộng đồng này có thể được áp dụng cho các vấn đề cấp bách còn tồn tại khác, như ô nhiễm môi trường, đó là một khả năng cần được xem xét trong giai đoạn hậu COVID-19. QUÁ KHỨ CHÍNH LÀ NỀN TẢNG CHO TÍNH CÁCH VIỆT NAM Vì quá khứ thường là mở đầu của mọi vấn đề, nên không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam có kinh nghiệm làm được rất nhiều với nguồn lực rất ít. Như đã nói, thép cứng nhất được rèn trong những đám cháy nóng nhất, một tham chiếu đến từ thực tế rằng sức mạnh to lớn luôn đến từ nghịch cảnh lớn. Lịch sử của Việt Nam, bao gồm thời gian 75 năm qua, là một minh chứng rõ rệt cho nhận định này. Phù hợp với thành ngữ "gian khó là mẹ của sáng tạo", người Việt vừa tài giỏi vừa ngoan cường, mà chính kẻ thù cũng phải chứng thực. Trong cuốn sách năm 1966 có tiêu đề "Việt Nam: Báo cáo đầu tay", nhà báo Úc Wilfred Burchett đã viết về sự khéo léo của các chuyên gia y tế Việt Nam trong việc đối mặt thành công với các vấn đề y tế và phẫu thuật khó khăn trong một cuộc chiến bao gồm việc chữa trị thương tích do bom đạn cho những người may mắn sống sót. Trong khi năm 1966 là thời kỳ chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn và nhiều đau khổ do Mỹ gây ra, thì năm 2020 là một trong những năm khó khăn chưa từng có gây ra cho nền kinh tế, người Việt Nam vẫn tiếp tục lạc quan, tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm và các tài nguyên vốn có của họ. Hãy tưởng tượng những gì Việt Nam có thể đạt được trong thời kỳ hậu Covid-19. Một khi cuộc chiến chống lại coronavirus đạt được thắng lợi, một chiến công đỉnh cao xuất hiện, người Việt Nam sẽ có vị thế tốt hơn để khai thác tinh thần vượt trội, từ đó vượt qua một loạt các thách thức khó khăn nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước của họ và thế giới chúng ta. Hãy đến với Việt Nam, nếu bạn có thể, để tìm hiểu trực tiếp về con đường năng động và đầy cảm hứng mà đất nước này đang đi. Bạn sẽ được chào đón như một người bạn ở một nơi mà quá khứ không bao giờ bị lãng quên, nhưng cũng là nơi mà những kẻ thù cũ đã được tha thứ. Nếu không, cũng hãy vận động, tìm tòi và chú ý nhận thức giá trị của bạn bằng cách cố gắng tìm hiểu sự thật về Việt Nam năm 2020, từ xa. Việt Nam là một quốc gia đã củng cố vị thế của mình như một ngoại lệ địa chính trị và đã chiến thắng, bất chấp mọi dự đoán. Mong bình yên đến với các bạn! Một người bạn chung - Mark Ashwill.