THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Diệm toi!

(ĐQT)-
Thương vụ làm ăn béo bở nhất của ngụy Sài gòn! Số phận Ngô Đình Diệm chỉ đáng giá 3 triệu. Nhưng "quân cách mạng" (phe đảo chính) chỉ chi số nửa trong đó (1.550.000) mà đã xóa sổ cả gia đình họ Ngô.



Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

HÃY NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT

(ĐQT)- Đổi mới phương pháy dạy học là cần thiết nhưng đổi mới như thế nào lại là vấn đề khác.

Những cái gọi là “Khăn trải bàn”, “Bàn tay nặn bột”, “Dạy học dự án”, “STEM”, “STEAM”, “Nghiên cứu khoa học”,….chỉ là những màu mè khiên cưỡng, giả dối và thành tích. Bày ra đủ mọi phương pháp mới mà không chú trọng đến chất lượng thật, lại cứ chăm chăm vào điểm số bài kiểm tra để đánh giá GV. GV cứ chú trọng vào mấy cái ‘nặn bột”, “dự án” ấy để khi dự giờ được đánh giá tốt, và cuối cùng thì HS có làm được điểm số cao không? Dạy không ra phương pháp mới thì bị đánh giá là không đạt yêu cầu, bị trừ thi đua,…Đã thế lại cứ bắt ép mấy môn xã hội cũng phải nặn cho ra cục bột thành một cái bánh gì không rõ là bánh gì và cuối cùng GV phải “bó bột bàn tay”. Môn Sử mà cố “nặn bột” và STEM với “dự án” thì ra cái thứ gì đây? Môn Văn mà “nặn” thì còn gì chất văn chương!
Những sản phẩm từ “dự án” nọ kia và STEM phần nhiều là những thứ do GV làm rồi hướng dẫn HS trình bày để thao giảng tổ, thao giảng trường như một vở kịch đã luyện tập kĩ càng, để Gv chạy kịp thành tích “giỏi”. Những thầy cô cố để HS làm thì về nhà HS chỉ biết đầu tư vào cái sản phẩm đó suốt 1, 2 tuần mới xong và phải bỏ bê tất cả những thứ khác. Nhưng có phải là một môn có cái sản phẩm STEM đó đâu chứ, nhiều môn cơ đấy! Vậy thì HS lấy thời gian đâu mà làm, thời gian đâu để học những môn khác và thời gian đâu để nghỉ ngơi.
Tiết “Đọc sách” thiết tưởng là một tiết học thú vị và HS được thư giãn, thả hồn mình theo những câu chuyện trong từng trang sách. Nào ngờ….. Một ngày kia, tôi được dự giờ thao giảng cấp quận tại một trường khang trang với cái thư viện to đùng đầy những sách. Đó là một tiết “Đọc sách theo giáo dục STEM” với chuyên đề “Đẩy mạnh văn hóa đọc trong nhà trường”. HS phải làm sản phẩm STEM sau khi đọc một câu chuyện ở tiết đọc sách trước đó, nào là những tranh vẽ to tướng với một mớ màu sắc ước chừng hết cả mấy cái hộp màu, nào là những bìa sách trang trí đủ kiểu dáng, nào là những bài thuyết trình trau chuốt kĩ lưỡng, một đống sản phẩm khác trưng bày la liệt ở hành lang, v.v và v.v. Đó là một tiết đọc sách nặng nề, chạy theo cái gọi là “đổi mới” và bao nhiêu vất vả cứ trút lên đầu HS, đè lên đôi vai nhỏ bé của các em một khối lượng công việc khổng lồ. Liệu các em có còn chờ đợi cái tiết đọc sách như thế nữa không?
Một ngày nọ, GV trình ra một sản phẩm “nghiên cứu khoa học” với một danh sách 4, 5 HS là đồng tác giả cái sản phẩm ấy. Hỏi ra mới biết, nó là sản phẩm của cô giáo. Cô giáo của chúng ta bộc bạch: “Nói là HS nghiên cứu chứ thật ra GV mình làm cả đấy. Để tên HS cho nó đúng quy định. Nếu được giải thì mình cũng được ghi nhận thành tích, thôi thì ráng làm cho hoàn thành vậy.”. Nghe mà đau lòng. Vậy HS nhận giải thưởng từ kết quả của GV à? Hay chúng ta đang dạy cho HS sự dối trá và hưởng thành quả của người khác? Hay GV đang dối trá trên chính cái sản phẩm thật của mình để mong có chút thành tích thi đua? Ôi, đau đầu thật!
Chúng ta hãy nhìn nhận vào sự thật rằng những cái phương pháp đổi mới và những hình thức dạy học đổi mới đó chỉ là “bày vẽ” mà thiếu thực tế, không sát với tình hình từng bộ môn. Đành rằng nên đổi mới nhưng phải đổi mới như thế nào cho phù hợp và nhẹ nhàng cho Gv và HS. Đổi mới để đạt hiệu quả chứ không phải chạy theo thành tích. Đổi mới để GV và HS được dạy và học nhẹ nhàng thoải mái, chứ không nên đổi mới để trút thêm gánh nặng, áp lực cho GV và học trò. Đổi mới không phải cái gì cao siêu, xa vời và thiếu thực tế...!