THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Bà Trần Lệ Xuân và những cái chết bất đắc kỳ tử

(ĐQT)-Vụ tai nạn giao thông của bà Ngô Đình Lệ Quyên, con gái bà Trần Lệ Xuân, hôm 16.4 (2012) tiếp tục bổ sung vào danh sách dài những cái chết bất đắc kỳ tử trong gia đình người phụ nữ một thời được mệnh danh là đệ nhất phu nhân của chính quyền Sài Gòn cũ.

Vào năm 1963, sau vụ người chồng Ngô Đình Nhu cùng anh chồng là ông Ngô Đình Diệm bị sát hại, khi được hỏi có muốn xin tị nạn tại Mỹ hay không, bà Trần Lệ Xuân đã trả lời: “Tôi không thể cư ngụ tại một đất nước mà chính phủ họ đã đâm sau lưng tôi. Tôi tin rằng mọi quỷ sứ ở địa ngục đều chống lại chúng tôi”.

Câu nói đó hóa ra đã trở thành một lời nguyền cho những tai ương xảy ra với gia đình bà Trần Lệ Xuân đến tận ngày nay.

Từng được gọi là “rồng cái”, bà Trần Lệ Xuân, qua đời ở tuổi 87 vào năm ngoái, là một phụ nữ mảnh dẻ song có nhiều quyền lực tại miền nam Việt Nam dưới thời ông Ngô Đình Diệm cho đến khi ông này bị ám sát vào năm 1963.

Bà Trần Lệ Xuân thâu tóm nhiều quyền lực và của cải, nhưng bị lên án vì sự lộng quyền và những phát biểu cay độc trong vụ tự thiêu của các nhà sư nhằm phản đối việc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Dẫu vậy, cuộc đời của người một thời là đệ nhất phu nhân không chính thức của chế độ Sài Gòn cũ vẫn có thể xem là bi kịch trong một vài khía cạnh.

Điềm báo cho sự thay đổi kéo theo đầy bi kịch trong cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân xảy ra vào tháng 2.1962 khi bà thoát khỏi vụ ném bom dinh Độc Lập của hai viên phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc.

Mịt mù trong lửa khói, bà Nhu - tên thường gọi của Trần Lệ Xuân - nhanh chóng lao đến những đứa con ngủ tại căn phòng bên cạnh song bị rớt xuống một cái hố do vụ nổ gây ra, và rơi xuống tận tầng hầm, theo tờ The Guardian.

Bà Nhu tin rằng vụ tấn công được người Mỹ bí mật khuyến khích, do họ ngày càng thất vọng với ông Diệm và chán ghét cả ông Nhu.

Khi phong trào đấu tranh của Phật giáo bùng phát dữ dội năm 1963, bà Nhu đã có chuyến công du các trường đại học Mỹ để bảo vệ chế độ Sài Gòn.

Chuyến công du đã trở thành một trò hề. Thậm chí, cha của bà là Trần Văn Chương, đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Washington lúc bấy giờ, cùng không màng gặp mặt con gái. Các sinh viên Mỹ giận dữ với sự đàn áp ngày càng gia tăng tại Sài Gòn đã "tặng" cho bà Trần Lệ Xuân trứng gà và những lời lăng mạ.

Trong khi ngụ tại khách sạn Beverly Wilshire ở Los Angeles vào ngày 2.11.1963, bà Nhu được thông báo về cuộc đảo chính tại Sài Gòn do các viên tướng thực hiện. Hai anh em nhà họ Ngô đã bị bắn chết trong một chiếc xe bọc thép.

Các con của bà Nhu được phép rời Sài Gòn và gặp bà tại Paris, nơi bà bắt đầu cuộc sống lưu vong trong một căn hộ nhìn ra tháp Eiffel. Ít lâu sau, bà Nhu chuyển đến Rome, nơi người anh chồng là Ngô Đình Thục tị nạn.

Cuộc sống lưu vong là một giai đoạn đầy cay đắng với bà Trần Lệ Xuân. Ban đầu bà kiếm được một số tiền bằng cách thu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp ảnh, trước khi rút vào cuộc sống ẩn dật, theo tờ The Guardian.

Người con gái đầu Ngô Đình Lệ Thủy qua đời vào năm 1967 trong một tai nạn xe hơi.

Năm 1986, cha mẹ bà được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington. Người em trai Trần Văn Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ với động cơ tranh chấp quyền thừa kế, theo nhà chức trách. Trần Văn Khiêm được phát hiện bị tâm thần, khẳng định trước tòa án rằng những kẻ theo chủ nghĩa Do Thái phục quốc đã giết cha mẹ ông ta, theo New York Times.

Chưa một lần trở về Việt Nam kể từ năm 1963, bà Trần Lệ Xuân qua đời trong lặng lẽ vào ngày 24.4.2011, ở tuổi 87, tại một bệnh viện ở Rome.

Thế nhưng, lời nguyền bất đắc kỳ tử vẫn chưa buông tha gia đình người phụ nữ vang bóng một thời này. Vào ngày 16.4.2012, người con gái út của bà, Ngô Đình Lệ Quyên đã thiệt mạng trong một tai nạn giao thông bi thảm tại Rome.

Sơn Duân

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Cuộc điều quân lớn nhất để thực hiện các nhiệm vụ chưa có tiền lệ

(ĐQT)-

Cuộc điều quân lớn nhất để thực hiện các nhiệm vụ chưa có tiền lệ

Trong đợt dịch thứ tư, Bộ Quốc phòng đã tăng cường hơn 130.000 chiến sĩ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh ở phía Nam chống Covid-19, thực hiện những nhiệm vụ chưa có tiền lệ và đây là cuộc điều quân lớn nhất sau chiến tranh.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP HCM.

– Quân đội vừa quyết định rút quân sau khi hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch. Là chỉ huy trực tiếp, ông đánh giá gì về kết quả 3 tháng chi viện này?

– Trong chiến dịch này, giữa sự sống và cái chết, chúng tôi tâm niệm việc gì có lợi cho dân là làm chứ không thể đếm ngón tay các nhiệm vụ của mình. Quá trình thực hiện, anh em phải linh động, sáng tạo trên tinh thần làm cái gì tốt nhất cho dân. Cho nên, nếu có tổng kết thì cũng không thể nào nói hết được những việc làm của toàn dân, cả hệ thống chính trị trong đó có lực lượng quân đội.

Trong những việc của quân đội ở đợt dịch vừa qua, nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, thiết yếu cho dân là bình thường nhưng “đi chợ hộ” thì rất mới lạ. Bộ đội lúc đầu bỡ ngỡ, nhưng cũng quen dần, về sau làm trôi chảy. Đặc biệt, nhiệm vụ xử lý tử thi, tro cốt của bệnh nhân tử vong vì Covid-19 là việc chưa từng có tiền lệ với quân đội. Việc này khó khăn, thậm chí, giai đoạn đầu anh em còn cảm thấy sợ hãi nhưng với tình cảm, trách nhiệm, dần dần không còn sợ nữa.

Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, trả lời phỏng vấn sau khi quân đội hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch. Ảnh: Thành Nguyễn

– Bộ quốc phòng đã huy động khoảng 132.000 bộ đội và dân quân tự vệ vào thực hiện nhiệm vụ. Đây là chiến dịch điều lực lượng quân đội lớn nhất kể từ sau chiến tranh. Quyết định này đã được đưa ra như thế nào?

– Sau khi họp với Bộ Chính trị, anh Bảy Nên (Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên) về bàn với Thành ủy nhằm nâng cấp độ chống dịch lên cao hơn. Thành phố có xin ý kiến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và bàn đến phương án siết chặt nghiêm, giao cho quân đội đảm bảo luôn việc ăn uống cho dân. Chúng tôi thảo luận cả ngày hôm đó.

Giai đoạn này, TP HCM đã trải qua hơn một tháng thực hiện Chỉ thị 16. Tôi nói, nếu TP HCM muốn áp dụng biện pháp cao hơn phải đảm bảo 2 yếu tố. Một là chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ thiết yếu đủ cho 10 triệu dân trong một tháng và thứ hai phải đảm bảo được vật tư y tế, thuốc men. Nếu đáp ứng được, thành phố đề xuất bất kỳ biện pháp nào chúng tôi đều nhất trí.

Sau nhiều cân nhắc, Tổ công tác và thành phố thống nhất áp dụng biện pháp mạnh nhất trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Từ ngày 23/8, thành phố bắt đầu siết chặt giãn cách với nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”. Quân đội được tăng cường vào để làm công tác an sinh, đảm bảo thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; cùng thành phố tăng thêm năng lực y tế…

– Lực lượng quân đội sau đó đã được bố trí triển khai trên thực tế như thế nào, thưa ông?

– Đứng trước tình thế “bão dịch”, sự quá tải của các bệnh viện, sự gồng mình chịu đựng của nhân dân và hệ thống chính trị thành phố, Bộ Chính trị, Thủ tướng đã quyết định tăng cường lực lượng chi viện, trong đó có quân đội, để hỗ trợ các tỉnh phía Nam, tập trung cho TP HCM. Đây là một quyết định rất đúng đắn và kịp thời.

Quân đội huy động toàn bộ đợt dịch này là trên 130.000 quân. Riêng lực lượng cho công tác phòng chống dịch ở biên giới khoảng 20.000 quân, còn lại ở TP HCM hơn 100.000. Trong số này, lực lượng tại chỗ của quân đội ở phía Nam từ các Quân khu 5, 7, 9 rất lớn, ngoài Bắc vào khoảng 20.000 chiến sĩ.

Quân số điều động hỗ trợ TP HCM lớn nhưng so quy mô thành phố thì số lượng này như muối bỏ bể. Quân đội phải cùng thành phố đảm bảo an sinh cho trên 10 triệu người. Ngoài ra, anh em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như tổ chức chốt kiểm soát, tuần tra; vận chuyển hàng hóa, đi chợ hộ; tổ chức các tổ tiêm, xét nghiệm; các tổ quân y tư vấn, điều trị F0 tại nhà…

Nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, với trách nhiệm của người lính, đứng trước sự mất mát to lớn của nhân dân, chúng tôi đã xác định tư tưởng, quyết tâm từng bước vượt qua khó khăn, gian khổ, kể cả hy sinh.

Các chiến sĩ quân đội làm nhiệm vụ đứng chốt kiểm soát, vận chuyển lương thực.

– Tình hình dịch tại TP HCM thời điểm tháng 8 rất căng thẳng, mọi nguồn lực tập trung vào chống dịch. Quân đội nhận quyết định chi viện gấp rút. Việc này gây khó khăn như thế nào trong phối hợp với địa phương?

– Để khỏi bỡ ngỡ, tất cả lực lượng được điều động đến TP HCM trước khi thực hiện nhiệm vụ đều có ít nhất 1-2 ngày tập huấn. Như nhiệm vụ trực tại các chốt giao thông, giữ an ninh trật tự vốn là chuyên môn của kiểm soát quân sự. Lực lượng bộ binh muốn làm việc đó phải được tập huấn cách giữ chốt như thế nào, tuần tra ra sao… Hay các tổ tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm giãn cách, chúng tôi cũng phải đặt ra những câu hỏi, đưa cho bộ đội đọc đi, đọc lại, ghi âm rồi phát loa tới người dân.

Trong việc tổ chức xét nghiệm cũng vậy. Quân đội đã hỗ trợ thành phố lập 500 tổ quân y nhưng vẫn không đủ triển khai test diện rộng, thần tốc. Có thời điểm thành phố xin thêm 5.000 quân để lấy mẫu. Chúng tôi quyết định điều 1.000 người ngoài Bắc vào, còn 4.000 quân sử dụng lực lượng phía Nam từ các trường lục quân, binh chủng. Chúng tôi xin 4.000 kit test để tập huấn, tự test cho mình trong một ngày rồi hôm sau có mặt tại TP HCM làm nhiệm vụ. Nhờ vậy, chỉ sau một hôm, Bộ Quốc phòng có đủ lực lượng theo đề nghị của thành phố.

– Trong chuỗi những công việc đã đảm nhận tại TP HCM, ông thấy phần việc nào mà quân đội dù đã cố gắng nhưng chưa thể lo chu toàn như mong muốn?

– Trong tất cả nhiệm vụ quân đội được giao, nhiệm vụ khó khăn nhất là tổ chốt cứng ở cửa ngõ các tỉnh. Nhiều người dân có ý định vượt trạm liên tục, nếu mình không kiên quyết là bung ngay, thậm chí chốt Long An đã “bung” rồi. Nguy cơ tiếp tục ở chốt Tiền Giang, người dân tập trung mấy nghìn người ở khu vực này. Tôi nhanh chóng chỉ đạo Quân khu 9 tăng cường lực lượng giữ cho bằng được chốt, đưa một khung bệnh viện lên đặt ở đó để sàng lọc. Ai F0 thì giữ lại, âm tính thì cho qua. Từ đó, người dân hiểu mình có thể về nên không vượt chốt nữa.

Trong buổi sáng hôm đó đã giải quyết cho cả nghìn người qua chốt, không đem dịch về các tỉnh miền Tây. Đồng thời, tôi cũng điện cho các tỉnh, trước khi người dân vào địa phương mình, có thể tiếp tục test nếu cần.

Sau khi quyết định việc này xong tôi mới báo cáo Thủ tướng vì tình hình rất cấp bách và Thủ tướng cũng nhất trí với phương án đó.

Khó khăn thứ hai là việc đi chợ hộ cho dân, nhiều bộ đội ban đầu hoàn toàn không biết. Các chiến sĩ trẻ cũng như con mình ở nhà, có khi mình còn phải nấu cho ăn chứ làm gì biết đi chợ. Nhưng với nhiệm vụ được giao, bộ đội cũng phải đi siêu thị mua hàng, đặt hàng cho dân rồi quen, dần thành thục.

Rồi việc xử lý thi hài, tro cốt nạn nhân mất vì Covid-19, ban đầu một số chiến sĩ không dám làm vì còn e dè, sợ sệt. Nhưng chúng tôi động viên tư tưởng, xác định quyết tâm cho các chiến sĩ, dần dần anh em cũng quen vì mình làm với tình cảm nhân dân thì không sợ gì cả.

Đấy là những nhiệm vụ hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ và bộ đội vẫn làm được, đều hoàn thành tốt.

Các chiến sĩ quân đội bàn giao tro cốt cho gia đình nạn nhân Covid-19

– Ông có thể chia sẻ gì về những thiệt thòi, hy sinh của các chiến sĩ khi mất người thân nhưng không thể về nhà, nhiều người nhiễm bệnh vẫn tiếp tục nhiệm vụ?

– Sự hy sinh của quân đội chẳng là gì nếu so với sự mất mát, hy sinh của người dân trong đợt dịch này. Tuy nhiên, ở góc độ là người chỉ huy đi kiểm tra, thăm nom, tôi cũng nhìn thấy nhiều hy sinh của anh em. Trong đó, có vài chục y bác sĩ ở lực lượng tuyến đầu là F0. Song, tất cả đều tình nguyện ở lại.

Không chỉ bác sĩ quân y, đội ngũ phục vụ trực tiếp như dân quân, bộ đội tuyến đầu cũng bị nhiễm nhiều, đều tự điều trị. Lúc đầu quân y, quân đội bị F0 âm thầm báo với tổ trưởng thôi, tổ trưởng cũng không báo cho tôi, sau này mới báo cáo. Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm của anh em rất tốt.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, rất nhiều anh em có bố mẹ, ông bà mất. Tuy nhiên, trong tình hình đang chống dịch, tất cả đều xác định ở lại, lập bàn thờ tưởng nhớ người thân từ xa.

– Nhìn lại 3 tháng chống dịch, trong vai trò là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, theo ông, quyết định nào được đưa ra mang tính sống còn với TP HCM và các tỉnh phía Nam?

– Khi đợt dịch thứ tư mới bùng phát, TP HCM đã quyết liệt chống dịch ngay từ đầu nhưng do biến thể Delta lây lan nhanh… nên sau thời gian không lâu, dịch đã ăn sâu vào ngóc ngách, ngõ hẻm, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu nhà trọ đông người… khiến thành phố trở tay không kịp. Các cơ sở điều trị quá tải, bệnh nhân tử vong ở cả 3 tầng ngày càng nhiều.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo theo 3 trụ cột chính: cách ly nhanh, khoanh vùng hẹp nhất có thể và xét nghiệm thần tốc. Mỗi chiến dịch 2-3 đợt, mỗi đợt 3-4 ngày, nhờ đó đã bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cắt giảm nguồn lây nhiễm. Về phần điều trị thì phải tích cực, hiệu quả, thành lập nhiều trung tâm hồi sức, bệnh viện dã chiến gồm hơn 6.000 giường hồi sức cấp cứu tương đối đầy đủ trang thiết bị, thuốc men, con người, kể cả oxy.

Thủ tướng đã xác định lấy xã phường làm “pháo đài” và người dân là chiến sĩ, nhờ đó thành phố đã tăng được nguồn lực con người, trang thiết bị y tế ở địa phương. Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường các trạm y tế lưu động cho các xã, phường để kịp thời chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, bảo đảm cho người dân tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất các dịch vụ y tế. Việc này đã giúp giảm rõ rệt bệnh nhân chuyển nặng và tử vong, giảm tải cho các cơ sở điều trị ở các tuyến. Đây là một trong những nội dung mang tính chiến lược tại thời điểm vô cùng khó khăn của TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Để làm tốt các nội dung trên, Chính phủ đã quyết định tăng cường lực lượng, trang bị y tế vào miền Nam với số lượng vô cùng lớn, đủ sức cho miền Nam, đặc biệt là TP HCM chống dịch. Cụ thể, thành phố đã mở các chiến dịch tiêm, test thần tốc, diện rộng, thực hiện nghiêm giãn cách; công tác an sinh xã hội được quan tâm chăm lo tốt hơn, không để người dân bị thiếu ăn và điều trị hiệu quả 3 tầng; đặc biệt là F0 tại nhà cùng với tăng độ phủ vaccine.

Đến nay, dịch tại TP HCM và các tỉnh phía Nam đã được kiểm soát. Số ca tử vong và ca mắc mới giảm rõ rệt, đặc biệt số ca tử vong giảm ở mức 2 con số.

Nếu tính trung bình một đợt bùng phát dịch như ở TP HCM, các nước trên thế giới, kể cả các nước có nền y tế tiên tiến phải tập trung nguồn lực 6-9 tháng mới dập xong đại dịch. Riêng TP HCM, trong vòng 4 tháng, chúng ta đã từng bước làm chủ được tình hình.

Các chiến sĩ quân đội làm nhiệm vụ điều trị F0 tại nhà tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

– Theo ông, bài học nào được rút ra để kịch bản khốc liệt như tại TP HCM không lặp lại với các tỉnh thành khác?

– Qua đợt dịch này, có thể rút ra được 7 bài học. Thứ nhất là áp dụng cơ chế 02 của Bộ Chính trị vẫn còn nguyên giá trị, kể cả đối với an ninh truyền thống và phi truyền thống. Đó là Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, hệ thống chính trị tham mưu, giao cho cơ quan chức năng chỉ huy xử lý. Cụ thể ở đây Chính phủ đã giao 3 bộ Y tế, Quốc phòng và Công an phụ trách và xác định rõ Bộ Y tế là cơ quan quyết định trong chiến dịch này.

Thứ 2, chúng ta phải sớm có dự báo, đánh giá tình hình dịch đặc biệt là đối với biến thể mới. Thứ ba là sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Đặc biệt, nơi nào cấp ủy và người chỉ huy hết sức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì nơi đó sớm kiểm soát được dịch, nếu không thì ngược lại.

Thứ tư là phát huy được hiệu quả của “4 tại chỗ’, đặc biệt là sức mạnh, sự đồng thuận, đoàn kết của toàn dân là không thể thiếu, cùng với tấm lòng, tình cảm trách nhiệm của các doanh nghiệp trong nước và bà con, kiều bào nước ngoài đã đóng góp rất lớn từ tiền của đến trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch.

Thứ 5 là sự đồng thuận và ý thức chấp hành của nhân dân. Thứ 6, khi có tình huống xảy ra người dân và chính quyền phải chuẩn bị kỹ hơn về hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm, vật tư y tế…. Thứ 7 là phải có đủ cơ sở điều trị tại 3 tầng với đầy đủ con người, trang thiết bị, thuốc cộng với vaccine. Theo tôi trong 3 tầng điều trị thì tầng 1 cần tập trung quản lý điều trị tốt và hiệu quả. Vì làm tốt tầng 1 thì không có nhiều F0 lên tầng 2. Mà tầng 2 không nhiều F0 thì tầng 3 lấy đâu nhiều F0.

– Từng có thời gian dài sống tại TP HCM với tư cách là Tư lệnh Quân khu 7 trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng, cảm xúc của ông thế nào trong những ngày chỉ huy quân chi viện thành phố và lúc này khi đoàn quân đã hoàn thành nhiệm vụ?

– Nếu làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Quốc phòng ở phía Nam, tôi tin sẽ làm rất tốt nhưng khi được giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng chống dịch ở phía Nam, tôi đã nghĩ sẽ rất khó khăn. Tổ trưởng là thứ trưởng, các thành viên cũng là thứ trưởng nên việc điều hành tổ này như thế nào là rất khó. Chính vì thế, ngay từ đầu tôi cho xây dựng quy chế để xác định rõ hơn về nhiệm vụ, từng bước phối hợp chặt chẽ hơn.

Khi tôi vào đây, TP HCM đã vỡ trận và đang ở giai đoạn đuổi dịch rồi chứ không phải phòng chống dịch nữa. Nhiều đêm tôi không ngủ được, huyết áp lên cao liên tục dù trước đó bình thường.

Tôi hay kiểm tra thực địa cùng với anh Vũ Đức Đam – Phó thủ tướng, trong đó một số lần đi bằng xe máy thăm các F0 điều trị tại nhà xem người dân đủ điều kiện không, y tế chăm sóc thế nào… rồi về góp ý, điều chỉnh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chạy xe máy chở thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, đi kiểm tra thực địa. Ảnh: Duy Thiện

Gần 3 tháng trời, tôi chưa thấy lãnh đạo nào của thành phố có nụ cười trên môi. Bởi dịch bùng phát kéo dài, phải làm việc gấp nhiều lần bình thường, phải thức đêm, trực chiến kéo dài khiến nhiều người gặp áp lực, mệt mỏi, nhưng tôi vẫn thấy trong đó những ánh mặt rực lửa, đầy quyết tâm chống dịch của các cấp ủy, hệ thống chính trị của TP HCM.

Sau một thời gian dài, đến nay khi Covid-19 đã được kiểm soát không phải riêng tôi mà bất kỳ ai cũng hiện niềm vui trong cả ánh mắt, lời nói, nụ cười.

Dù vậy, tôi vẫn lo vì chiến lược chống dịch bây giờ xác định không còn “zero Covid” nữa mà phải sống chung, thích ứng với nó. Nhưng chính vì sống chung với dịch mà người dân dễ chủ quan, không chấp hành nghiêm các nguyên tắc 5K, dịch rất dễ quay trở lại.

– Lúc này, khi đất nước chuyển mục tiêu chống dịch sang thích ứng với Covid, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới sẽ như thế nào?

– Tình hình dịch TP HCM và một số tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương đã từng bước được kiểm soát. Chúng tôi đã thống nhất với các tỉnh để điều chỉnh lực lượng với 3 giai đoạn. Từ ngày 1 đến 15/10, Bộ Quốc phòng cho rút toàn bộ lực lượng bộ binh; từ 15 đến 31/10, rút dần lực lượng y bác sĩ là học viên phía Bắc ở các bệnh viện dã chiến để các em trở về tiếp tục học tập; từ 31/10 đến hết tháng 11, tùy theo tình hình dịch bệnh chúng tôi tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp, như các bệnh viện dã chiến của quân đội khi nào hết F0 sẽ giải thể.

Bộ Quốc phòng cũng đang sẵn sàng lực lượng để tăng cường cho Quân khu 5, Quân khu 9 khi cần thiết.

NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ BỘI ƯỚC ĐI THEO GIẶC VÀ NHẬN ĐƯỢC CÁI KẾT CỦA KẺ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA!

(ĐQT)-
NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ BỘI ƯỚC ĐI THEO GIẶC VÀ NHẬN ĐƯỢC CÁI KẾT CỦA KẺ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA!
(58 năm ngày anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị cấp dưới khai tử)
Ngô Đình Diệm vốn được Bác Hồ mời và tạo điều kiện thuận lợi để tham gia chính phủ Cách mạng với mong muốn trở thành người có ích cho nước, cho dân, nhưng hắn ta đã bỏ chỗ sáng để bước vào bóng tối không lối thoát; chỉ vì hám danh, hám lợi, hám quyền lực mà phản bội lại dân tộc ta; chọn ngoại bang để tôn thờ; hết thờ Pháp lại chuyển sang thờ Mỹ; trở thành tội nhân thiên cổ, để lại tiếng xấu muôn đời. Dù có nhảy xuống Hồng Hà hay Cửu Long muôn vạn lần cũng không sạch hết tội!
1. NGÔ ĐÌNH DIỆM:
Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh của nông dân do những người Cộng sản tổ chức. Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại trong đó có hắn ta. Cũng chính vì “thành tích” đàn áp người yêu nước mà Ngô Đình Diệm từng làm đến chức Thượng Thư bộ Lại của triều đình Huế (tương đương với Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày nay) thay cho Nguyễn Hữu Bài và kể từ đó hắn đã làm tay sai cho giặc Pháp để tắm máu phong trào yêu nước của những người Cộng sản kiên trung.
2. BÁC HỒ LẤY ĐẠI CỤC LÀM TRỌNG KHI TIẾP DIỆM VÀ MỜI ÔNG TA THAM GIA CÁCH MẠNG:
Kho lưu trữ của Bảo tàng cách mạng Việt Nam Hà Nội, có sáu cuốn sổ tay khổ giấy học trò, ngoài bìa ghi Sổ tiếp khách. Đó là những cuốn sổ ghi hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp những người đã đến gặp Chủ tịch, từ ngày 04/9/1945 đến tháng 3/1946. Có lẽ còn nhiều cuốn sổ tiếp khách nữa, nhưng Bảo tàng không lưu trữ được, hoặc là mất, thất lạc, hoặc đến thời gian đó … do nhiều lý do mà không tiếp tục ghi. Qua các Sổ tiếp khách này có thể thấy điểm nổi bật: sổ đánh dấu số 5, ngày 15/1/1946, bên cạnh tên các vị khách, có dòng chữ “Cụ tiếp Ngô Đình Diệm”.
Tháng 9/1945, Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt trên đường từ Sài Gòn ra Huế. Tại Huế, ông được (biết) anh ruột ông là Ngô Đình Khôi và con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân bị Việt Minh xử tử vì tội phản quốc. Ngô Đình Diệm gặp Bác vào tháng 1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Diệm tại Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên hiệp. Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history - New York, 1991 - NV) nhưng Diệm đã từ chối.


3. TÂM PHỤC KHẨU PHỤC BÁC HỒ:
Cuộc tiếp kiến Bác Hồ đã để lại cho ông Diệm một ấn tượng sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà con người chống Cộng cực đoan này chưa một lần nào thất lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, trong một cuộc trò chuyện thân mật với anh Hai Nhạ (cán bộ tình báo của Việt Nam) tại dinh Gia Long, ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Cụ Hồ trong buổi tiếp. Cụ mặc quần “soóc”, chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp. Ông Diệm có thể thốt ra với Vũ Ngọc Nhạ một câu: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa, còn Qua là người tiểu khí. Nhưng nếu qua nhận lời cộng tác với Cụ Hồ thì qua biết ăn nói thế nào với dòng họ Ngô về cái chết của anh qua và cháu qua bởi tay Việt Minh”. Câu chuyện này là do ông Trần Quốc Hương, tức Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, người trực tiếp chỉ đạo mạng tình báo chiến lược ở miền Nam thời chống Mỹ, trong đó có Vũ Ngọc Nhạ, nói với ông Ngô Trần Đức, đầu năm 2004.
Qua một số tư liệu trên, chúng ta có thể thấy: Đối với Ngô Đình Diệm, Cụ Hồ còn có ý định “mời ông Diệm giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ” (như giáo dục, cải thiện mức sống nhân dân…). Đó là việc làm của bậc Đại Nhân, Đại Trí, Đại Nghĩa, Bác Hồ lấy đại cục làm trọng, biết rõ tài năng của Diệm nên muốn cảm hóa hắn ta để phục vụ cho mục đích chung là đấu tranh để giải phóng dân tộc nhưng vì hám danh, hám lợi và không vượt qua được “thù hằn” cá nhân (Ngô Đình Khôi, anh trai Diệm và cháu bị Cách mạng xử tử về tội phản quốc) nên hắn không nhận lời Bác Hồ. Sau cuộc đó, Bác Hồ đã thả Ngô Đình Diệm.
4. NGÔ ĐÌNH DIỆM LẤY VIỆC BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA ĐỂ ĐÁP LẠI VIỆC LÀM ĐẠI NHÂN, ĐẠI NGHĨA CỦA BÁC HỒ VÀ CÁCH MẠNG QUẢ BÁO CHO KẺ BÁN NƯỚC.
Sau khi được tha tội, Ngô Đình Diệm về sống ẩn dật với Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt. Sang Mỹ (1950), được đào tạo ở các chủng viện, ở Đại học Michigân (Michigan). Ngô Đình Diệm được Bảo Đại đưa lên làm Thủ tướng (7/1954) thay cho Bửu Lộc (Mỹ gây sức ép). Năm 1955, thực hiện cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu để lật đổ Bảo Đại. Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của ngụy Sài Gòn (bọn ngụy hay gọi là nền Đệ Nhất Cộng Hòa). Phá hoại hiệp định Giơnevơ (Hiệp định quy định sẽ tổng tuyển cử trước 1956 nhưng Mỹ, Diệm đã bội ước), Diệm ráo riết thực hiện mưu đồ chia rẽ lâu dài đất nước, chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu của Mỹ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới; tàn sát người yêu nước với chính sách bạo tàn “giết nhầm hơn bỏ sót”; ban hành Luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam; gây đau thương, tang tóc cho đồng bào ta, nhân dân ta. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam sang Đông Nam Á, làm bàn đạp tiến công Miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, Ngô Đình Diệm vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực thi chính sách thực dân mới của Mĩ nên Mĩ đã đưa một số tay sai mới làm cuộc đảo chính (1.11.1963) giết chết anh em Diệm, Nhu.
Ngô Đình Diệm là kẻ có tài năng, học thức; đó là điều không thể chối cãi; tuy nhiên, hắn ta dùng cái “tài” đó vào việc bất nhân, bất nghĩa nên cái “tài”trở thành tai ương, trở thành kẻ bất Trí, phản quốc. Đúng như Nguyễn Du nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” và “chữ tài liền với chữ tai một vần”! Theo giặc và bị giặc giết, không gì có thể nhục nhã hơn cho một kiếp nhân sinh! Sự đớn hèn và nhục nhã của Diệm thì ngàn năm Nhật, Nguyệt cũng khó có thể che mờ!
5. MỸ DỰNG LÊN DIỆM RỒI LẠI GIẾT DIỆM; NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN MỘT THỜI “THỜ” DIỆM CŨNG LẠI THEO MỸ ĐỂ HẠ SÁT HẮN TA VÀ BÂY GIỜ BỌN NGỤY TÀN DƯ VÀ BỌN PHẢN QUỐC LẠI TƯỞNG NIỆM HẮN – TRÒ HỀ CỦA LỊCH SỬ.
Cuộc đảo chính năm 1963 đã đưa anh em Ngô Đình Diệm xuống địa ngục của trần gian, đền tội trước nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, những kẻ giết hắn và cả gia tộc nhà Diệm lại là những kẻ đã dựng hắn lên và tôn thờ hắn một thời. Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm là kết cục bi đát nhất cho kẻ can tâm làm tay sai cho giặc để phản bội tổ quốc, tàn hạn nhân dân. Với việc giết Diệm thì bản chất của Đế quốc Mỹ cũng lộ rõ; đúng như lời Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon: “Cuộc thảm sát gia đình Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Làm đồng minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa là nên làm kẻ thù của Hoa Kỳ”. Có nghĩa là người Mỹ chỉ vì lợi ích quốc gia của họ mà thôi, đối với kẻ làm tay sai thì họ dựng lên được thì cũng có thể hạ xuống như cái cách mà người ta lật bàn tay mà thôi!
Sau 46 năm, những kẻ chống Cộng lưu vong ở hải ngoại và một số thành phần phản quốc ở trong nước lại “tưởng niệm” và hối tiếc vì đã sai lầm khi giết Diệm và cho rằng chính vì sai lầm này mà ngụy Sài Gòn sụp đổ; đúng là trò hề của lịch sử của một đám vong quốc nô! Dù cho cả một trăm, một ngàn Ngô Đình Diệm thì mãi mãi phi nghĩa sẽ không bao giờ thắng được chính nghĩa, bất Nhân không thắng được đại Nhân và bất Nghĩa chẳng bao giờ thắng Đại Nghĩa! Nhân dân Việt Nam sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu! Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó!
Các ngươi nên nhớ rằng lịch sử dân tộc nói riêng và cả thế giới nói chung thì những kẻ phản quốc đều có cái kết tương đồng với Ngô Đình Diệm mà thôi, không thể khác được! Giống bất Nhân, bất Nghĩa nhân danh là “trí thức”, là “nguyên khí quốc gia” dưới vỏ bọc “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam nên lấy gương của Ngô Đình Diệm để tự răn mình, “buộc chỉ ngón tay” để không bội phản, trở cờ; làm việc thất đức.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Gửi ông Nguyễn Đình Cống: “Ông không nhầm, là đất nước đã nhầm về con người ông”

(ĐQT)- Ngày 27/7, trong lúc hàng triệu người dân Việt Nam kính cẩn nghiêng mình thắp những nén hương tưởng nhớ và tôn vinh những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của nước nhà thì có những cá nhân không những không thấu hiểu, cảm ơn những gì mà cha ông họ đã làm. Ngược lại, họ còn không biết xấu hổ bày tỏ những quan điểm rất khó nghe trong Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tưởng niệm những người đã chẳng tiếc máu xương hy sinh cho nền độc lập tự do của đất nước.

guyễn Đình Cống, một người sinh ra trong một gia đình cách mạng, có bố và 4 anh em đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước, lại hiện nguyên hình là một người như thế. Đọc xong bài viết của ông, đa số người đọc đều cho rằng ông là kẻ vô ơn với đất nước và bất hiếu với bố ông với anh em ruột thịt trong gia đình mình. Đất nước Việt Nam luôn ghi nhớ sự hy sinh không gì bù đắp nổi của Bố ông, của anh em ông cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho đất nước. Với một người trình độ như ông, tôi nghĩ ông đủ để hiểu để giành được độc lập tự do cho đất nước đã phải trải những hy sinh khó khăn gian khổ như thế nào mới có được. Chắc ông cũng thừa hiểu trước năm 1945, dân tộc Việt Nam đã khó khăn như thế nào trong quá trình tìm ra cho mình một người có thể dẫn dắt đất nước. Biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa do những nhân sĩ yêu nước lãnh đạo, dù đã cống hiến hết sức mình, cộng với sự hy sinh của biết bao nhiêu người yêu nước khác, mà vẫn phải chịu cảnh thất bại không nắm được chính quyền và giành được tự do cho đất nước.

Ông Cống ạ, Đảng Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh như vậy đó, là để đuổi đế quốc thực dân, lật độ chế độ phong kiến giành độc lập, tự do cho đất nước. Từ một dân tộc nô lệ, chúng ta trở thành một dân tộc anh hùng và là tấm gương cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới học hỏi noi theo. Tôi hỏi ông, liệu mục tiêu giải phóng đất nước, đem lại tự do cho dân tộc, cứu nhân dân thoát khỏi nạn đói năm 1945, thì có phải là vì “cây tầm gửi trên sức mạnh dân tộc” như ông đã nghĩ?

Cách mạng thành công đem lại ruộng đất cho dân cày, cho họ được học hành, trong đó có ông và con cháu ông, thì đó có phải là “đặc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” như ông nghĩ hay không? Tôi nghĩ người có độ tuổi như ông chắc đủ thời gian để biết hiểu rằng trước năm 1945, dân Việt Nam có bao nhiêu người được đi học, cả nước có bao nhiêu bệnh viện và bao nhiêu người đã phải chết đói năm 1945… Chắc ông đã quá biết điều đó và hiểu những hoàn cảnh khó khăn của đất nước khi đó.

Một điều nữa ông có biết không? Đất nước Việt Nam ngày nay và Việt Nam năm 1945 đã khác quá xa nhau. Năm 1945, Việt Nam là một đất nước nô lệ nghèo đói vào loại nhất thế giới, số giáo sư tiến sĩ như ông đếm trên đầu ngón tay ông biết không? Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì thô sơ. Nhưng Việt Nam ngày nay đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có nền nông nghiệp tân tiến, nằm trong tốp những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, các mặt hàng nông lâm sản có mặt trên khắp thế giới.

Tất cả những đóng góp của Đảng cho đất nước không những được hơn 90 triệu con người Việt Nam ghi nhân và tôn vinh mà được hầu hết các nước trên thế giới kính trọng và ngưỡng mộ. Những đóng góp của Đảng cộng sản cho đất nước liệu có phải là “đặc quyền, đặc lợi của những người Cộng sản” như ông nghĩ ? Thời đại ngày nay thế giới đa cực, các nước trên thế giới trong quá trình hợp tác luôn tôn trọng thế chế của mỗi nước, tôn trọng con đường phát triển quốc gia của mỗi nước. Với quan điểm đó mà một nước vĩ đại hùng mạnh như nước Mỹ, một cựu thù của Việt Nam khi đã hiểu Việt Nam đã coi Việt nam là một đối tác chiến lược quan trọng. Hàng năm, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt con số kỉ lục hơn 100 tỷ đô la/năm. Mối quan hệ đó ngày càng phát triển và sẽ phát triển trong những năm tới. Chính nước Mỹ, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế quốc phòng đã tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và ngày càng có những sự hợp tác chặt chẽ và ngày càng hiệu quả.

Còn với Trung Quốc, Việt Nam luôn là một quốc gia độc lập về đường lối phát triển đất nước, độc lập về chính trị. Các mối quan hệ luôn trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, chứ không phải bám đít theo đuôi như ông nghĩ.

Là một công dân Việt Nam, tôi ghi nhận và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và luôn tự hào vì những gì đất nước đã có được. Tôi chắc chắn cũng là suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt Nam, trong đó có bố và các anh em của ông, những người đã hy sinh cho đất nước, quê hương mình.

Đến đây thì tôi mong rằng ông đã hiểu, chính ông là người tri thức lạc lối, chứ bố ông, anh em ông và hàng triệu người Việt Nam thì chẳng ai nhầm lẫn một cách phi lý như ông. Quan điểm của ông đang xúc phạm đến lý tưởng của những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước đấy, ông Nguyễn Đình Cống ạ.

Đỗ Mạnh



Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Hành trình để từng mũi vaccine đến bắp tay người Việt

(ĐQT)- Việt Nam tiếp nhận thêm 3 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ hỗ trợ”, “3 triệu liều vaccine Moderna về tới VN, một nửa đã chuyển đến TP.HCM”, “Mỹ đang xem xét tiếp tục viện trợ thêm vaccine cho VN“…là những bản tin hot trên sóng truyền thông hôm nay. Cùng với Moderna, từ tháng 2 đến nay, chúng ta đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vaccine AstraZeneca, Sputnik-V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell. Để từng mũi tiêm ghé đến bắp tay mỗi người dân là cả chặng đường dài nỗ lực quyết liệt của Chính phủ chứ không phải từ… bàn phím.



Những ngày “sống chậm” của toàn dân lại là những ngày cả guồng máy từ Trung ương đến địa phương hối hả tất bật sớm đêm. Nhớ lại thời điểm đầu tháng 4 khi Thủ tướng Phạm Minh Chính mới nhậm chức, bối cảnh trong và ngoài nước còn rất phức tạp, những kỳ vọng về “bình thường mới” chưa thành hiện thực, kinh tế vẫn trong trạng thái rất ‘dễ vỡ”, mặt khác, nguy cơ bùng dịch vẫn hiện hữu. Bằng chứng là, hơn hai tuần sau khi Chính phủ kiện toàn, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ập đến với diễn biến phức tạp nguy hiểm hơn nhiều so với 3 đợt dịch trước. Biến chủng virus Delta mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường trên diện rộng, trong khi cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế do việc chống dịch với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng là chưa có tiền lệ. Vì vậy, hơn 100 ngày qua, Chính phủ, Thủ tướng dành thời gian, ưu tiên số 1 cho công cuộc phòng chống dịch trên tinh thần sức khỏe của nhân dân là quan trọng trên hết.

Với tinh thần nhất quán “phải đến tận nơi, phải thấy tận mắt, trăm nghe không bằng một thấy”, người đứng đầu Chính phủ đích thân đi kiểm tra, thị sát tại những nơi tâm dịch nóng bỏng như: Khu vực biên giới Tây Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An…Cùng với những chỉ đạo chống dịch quyết liệt, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành hơn 50 văn bản về phòng chống dịch. Trong đó có 3 Nghị quyết đặc biệt quan trọng là Nghị quyết 53 thông qua chủ trương thành lập Quỹ vaccine; Nghị quyết 68 giúp tháo gỡ nhiều nút thắt cho gói hỗ trợ 26.000 tỉ, được đánh giá là “cuộc cách mạng” về thủ tục hành chính để người người sử dụng lao động tiếp cận nhanh nhất các chính sách hỗ trợ; và Nghị quyết 78 nêu rõ việc mua sắm phục vụ phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Hơn thế, chiến lược ngoại giao vaccine được Chính phủ triển khai quyết liệt, mềm dẻo và khéo léo, đến nay đem về cho đất nước hơn 14 triệu liều vaccine, một con số không hề nhỏ trong bối cảnh toàn cầu khan hiếm vaccine hiện nay.

Buồn thay, trong lúc cả nước đang gồng mình chống dịch; những cán bộ y tế tuyến đầu đang chiến đấu với dịch bệnh không quản đêm ngày; những chiến sĩ Công an, Bộ đội không ngại ngần vất vả, nguy hiểm tham gia phòng chống dịch từ biên giới đến những khu cách ly;… lại xuất hiện không ít những người chống dịch bằng bàn phím và “bơm” ra xã hội những thông tin xuyên tạc, chê bai. Không ít tài khoản mạng xã hội có nhiều người theo dõi, không ít những nhà báo như N.N.P, B.H.T… những ngày gần đây không ngừng đưa những ý kiến hằn học, so sánh, gây ra những ý kiến trái chiều dễ khiến lòng dân ly tán, gây mất đoàn kết trong nhân dân và giữa nhân dân với lãnh đạo địa phương, Chính phủ. Thật là những kẻ thiếu thiện chí, nhắm mắt phán liều. Họ mải mê chống dịch bằng bàn phím để “nuôi” sức hút cho tài khoản cá nhân mà cố tình che lấp đi những nỗ lực ngày đêm của cả hệ thống chính trị. Từ chỗ chỉ vài nghìn liều vaccine lác đác, dưới nỗ lực ngoại giao vaccine của Chính phủ, Thủ tướng, hơn 14 triệu liều đã cập cảng cùng với chiến dịch tiêm chủng thần tốc. Từng mũi tiêm đã ghé đến bắp tay mỗi người dân sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chứ không phải từ những “thánh nhân” chống dịch bằng nước bọt, bàn phím.

Vậy nên, tham gia mạng xã hội, để bảo vệ não bộ của mình, chúng ta không nên nghe các “nhà khoa học – nhà ngoại giao… bàn phím” mổ xẻ vấn đề, tung hô ngoại quốc, soi mói chính quyền và doanh nghiệp về giải pháp chống dịch và chiến lược vaccine mà quên rằng, trong đại dịch khủng khiếp này, chúng ta thật sự may mắn vì được sống bình yên trong một đất nước với những con người đang tận lực cống hiến cho những mục tiêu cao cả. Hãy nhìn rộng ra thế giới để xác nhận cho mình một chính kiến đúng đắn, vững vàng, âu cũng là góp phần cho công cuộc chống dịch của nước nhà vậy.

Trong rối ren thì càng phải gạn đục khơi trong cho tốt. Trong gian nan thì càng phải chung sức đồng lòng. Trong hoạn nạn dịch bệnh Covid-19 thì càng phải đoàn kết muôn người như một. Chỉ có thể chiến thắng dịch bệnh bằng những hành động thiết thực cùng chung tay của cộng đồng, chứ không thể bằng những cú gõ bàn phím vô căn cứ và vô trách nhiệm.

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Sự thật về "cậu đồng" hoài Linh đang giấu diếm (kỳ 3)

(ĐQT)-

Dù rất xót xa nhưng nhìn thẳng vào sự thật, để thấy rằng mê tín dị đoan, mua thần bán thánh hiện nay diễn ra ra rả hàng ngày, và không thể kiểm soát. Không chỉ có những kẻ đem thần thánh ra bán, mà có không ít người coi thần thánh là tấm lá chắn, cho trò ma mị. Người mẫu Trang Trần bao lần livestream chửi tục tiễu là thế, cuối cùng đỗ thừa “mình có vong nhập, người ta cứ dựa trên mình nên tính mình thất thường, có lúc này lúc kia” để ngụy biện cho việc vong nhập vong chửi, chứ nào phải Trang chửi.

Nhà thờ Tổ của Hoài Linh không chỉ là nơi để đàn em nghệ sĩ trong showbiz nhóm họp, mà còn là “thiên đường” phù phiếm cho trò ma mị. Sự ma mị không những thể hiện ở những buổi lên đồng của Hoài Linh, có cả những trò “linh tinh tình phộc”, mà còn ẩn chứa trong căn phòng “bí mật” đầy trầm hương của Linh – nó được hé lộ một phần trong chính clip do Đàm Vĩnh Hưng tung lên không gian mạng để khoe mẽ.

Những khối trầm sánh nguyên bản to kếch xù được làm vật trang trí, nhiều khối dùng để đúc tượng, làm bàn ghế, nhưng chủ nhân nó không phải sử dụng để làm đẹp, hay để thể hiện đẳng cấp sưu tầm theo ý nghĩ thông thường, mà cái thú chơi trầm của Hoài Linh phục vụ cho mục đích khác.

Râm rang tin đồn trong dân gian, các vị pháp sư ngày xưa thường lấy hương thơm của trầm để loại bỏ ám khí, khí độc, dùng cho thuật bùa chú và sử dụng bột trầm hương để ướp xác mong vong hồn được về cõi lành. Riêng Hoài Linh thì anh em thân hữu trong giới showbiz rỉ tai nói với nhau: “Anh Bốn sử dụng trầm để nuôi ngải”. Và nó cũng là một trong những công cụ để Hoài Linh coi bói, làm bùa chú, huyễn hoặc, chi phối những người hoạt động giới showbiz.

Thời điểm nghệ sĩ Mai Phương chết chưa được 49 ngày, nghệ sĩ Hồng Vân xuất hiện trên livestream cứ nói mãi câu chuyện ma mị mơ gặp Mai Phương và cho biết, “tìm gặp ngay anh Hoài Linh để anh nói chuyện với hương hồn của em Mai Phương xem hiện giờ em như thế nào”. Mỗi clip như thế này, Hồng Vân thu về cả triệu lượt người xem, chưa kể hàng nghìn lượt theo dõi. Riêng Hoài Linh thì số người tìm đến anh chữa vong cũng nhiều hơn.

Điều đặc biệt, Hoài Linh không chỉ chữa vong nhập ở giới showbiz, mà người bình thường, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên cũng chữa như “làm phước”. Hoài Linh chữa cũng rất thú vị, chỉ thông qua “vài cú” vuốt vuốt, xoa xoa vai, nắn tay, sờ trán – tài nghệ còn hơn cả vị thần y nào đó đang “nằm yên”.

Chuyện thánh thần, vong nhập được Hoài Linh và người thân cận tận dụng triệt để thực hiện các chiêu trò ma mảnh. Không phải ngẫu nhiên mà Đàm Vĩnh Hưng tự tin thách thức dư luận, hành xử giang hồ, tuyên bố “không sợ ai, Đàm Vĩnh Hưng là vùng đất cấm”. Người ta đồn rằng, một phần cũng bởi cái thứ bùa ngải vô hình ở “nhà thờ Tổ” của Hoài Linh đã giúp Đàm Vĩnh Hưng tin rằng muốn diệt ai thì diệt. Anh hại tất những ai không vừa ý, kể cả ca sĩ Phương Thanh – người bạn thân giúp anh có mặt trong các show diễn sáng giá, hot nhất một thời. Chính Phương Thanh gặp Đàm Vĩnh Hưng nói thẳng “tôi biết tôi bị bùa, ngải là do bạn và mẹ bạn chơi tôi”. Sự việc vỡ lẽ, cả showbiz càng thêm nhốn nháo, thậm chí, một nghệ sĩ lao động chân chính với nghề từng thốt lên: “Gặp thẳng Đàm thì né ra, không biết tắt thở lúc nào, mà có khi được vạ thì má đã sưng”.

Trong giới showbiz, bùa ngải là cái thứ mà hàng ngày được nhiều nghệ sĩ và cả cái giới showbiz ra sức tuyên truyền, gieo rắc nỗi ám ảnh trong tư tưởng của không ít người. Nó cuốn con người ta vào vòng ma mị cuộc sống, làm hao mòn tinh thần và kéo con người ta thụt lùi phía sau.

Đến đây thì chúng ta cần nghiêm túc đặt lại câu hỏi: Hoài Linh đang làm gì? Đóng góp gì cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, hay sau tất cả là mục đích hướng tới phá hoại, làm lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng của một quốc gia, gieo rắc tà thuật để nó chi phối dân tộc?

Cái phanh không làm xe đi nhanh hơn, nhưng nhờ nó mà chúng ta dám đi nhanh hơn. Tương tự như vậy, văn hóa không phải là thành tố quan trọng nhất giúp kinh tế đất nước phát triển nhưng nó là nền tảng, yếu tố quan trọng bậc nhất để nuôi dưỡng cho đất nước trường tồn qua năm tháng, xây dựng nên dáng hình xứ sở.

Bao giờ cũng vậy, muốn phá hoại bất kỳ quốc gia nào hay muốn làm sụp đổ một thể chế, người ta hay nhắm vào phá hoại tư tưởng và làm lũng đoạn nền văn hóa, những giá trị văn hiến có truyền thống lâu đời của quốc gia đó. Chuỗi hành vi của Hoài Linh khi cố ý hầu đồng cách tân, buôn thần bán thánh, chữa bệnh tâm linh, dùng bùa ngải không chỉ “tiền ông đút túi” mà nguy cấp hơn, nó làm đảo ngược giá trị đạo đức, ngày qua ngày nó sẽ phá vỡ, làm mai một dần đi giá trị văn hóa truyền thống được ông cha ta gìn giữ lâu đời. Giống như nước chảy xuyên qua đá không phải là một sức mạnh, mà là một quá trình thời gian lâu dài. Thành trì bị phá vỡ đôi khi từ những lỗ mọi, mạch nước ngầm nhỏ nhất.

Lúc sinh thời, để giữ gìn di sản văn hóa, Giáo sư Trần Văn Khê đã gọi nghệ sĩ nhân dân Kim Cương bằng em và căn dặn: “Em phải nhớ, nền văn hóa nào cũng có gốc gác, quê hương. Nghĩa là, học cái hay, cái giỏi của nước người, nhưng đừng bao giờ quên tính dân tộc trong người mình”. Và điều đó được kỳ nữ Kim Cương khắc cốt ghi tâm. Trong một lần giao lưu, bà đã nói rằng: “Như cái răng, cái tóc là gốc con người, văn hóa là cội nguồn của mỗi quốc gia, mất văn hóa đồng nghĩa mất nước”. Điều này trong bối cảnh hiện nay, nền văn hóa đang chịu nhiều sự tác động và giao lưu từ bên ngoài, thì càng đáng báo động và cảnh tỉnh.

Thực hiện: Dương Thị Hải Yến
Đồ họa: M.N

Sự thật về "cậu đồng" hoài Linh đang giấu diếm (kỳ 2)

(ĐQT)-


Hầu đồng của ngày xưa thiêng về yếu tố nhân văn, giáo dục con người sống thiện, không trọng vật chất, thì ngày hôm nay, hầu đồng bị nhiều kẻ buôn thần bán thánh làm biến dạng, lời văn được sáng tạo thêm kiểu đẩy đưa “mơi tiền”, trục lợi. Đặc biệt là từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thì người hầu đồng bất chính sử dụng nó như “lệnh bài” thông quan, danh chính ngôn thuận để hoạt động.

Chính vì hầu đồng có nhiều cơ hội “hái” ra tiền, hiện nay lại chưa được kiểm soát chặt chẽ, Hoài Linh đã “đánh hơi” và anh xọc chân vào, lấn sân sang lĩnh vực này như một điều tất yếu.

Hoài Linh mở ra gánh đồng, tự thiết kế và tự làm chủ lễ, anh luôn đặt tiền đặt lên hàng đầu, từ hình thức đến nội dung, nó đối lập hoàn toàn với những gánh đồng truyền thống. Với lý luận “tốt lễ dễ kêu”, Hoài Linh chỉ nhận lên đồng với tiền bỏ túi hậu hĩnh, có khi lên cả tỷ đồng, thấp nhất cũng ngoài 100 triệu.

Hoài Linh cũng tự đặt ra cho mình sự khác biệt trong gánh đồng anh đảm nhiệm, thay vì hầu đồng truyền thống là tùy tâm biện lễ, không hoành tráng, đồ sộ từ lễ vật, vàng mã đến trang phục, thì hầu đồng của Hoài Linh cái gì cũng phải to, phải lớn, lễ vật phải nhiều, đặc biệt tiền phát lộc không còn là “bạc lẻ” gọi là tượng trưng, mà mệnh giá tiền phải lớn. Lộc không còn được phát tôn nghiêm như hầu đồng truyền thống, qua tay Hoài Linh sẽ là “cậu đồng” tung tiền, ném tiền – những tờ polime xào xạc bay lên không trung, cảnh tượng không khác gì rải vàng mã, mặc dù đang diễn ra với danh nghĩa nghi lễ văn hóa.

Trong vai “cậu đồng” Hoài Linh ra giá thế nào thì người đặt lễ nghe theo răm rấp. Ai thắc mắc hoặc xin làm lễ be bé tầm một trăm triệu đồng, dù chỉ qua điện thoại nhưng “cậu đồng” vẫn nhập được về Hoài Linh chèo kéo được: “Cậu về cậu phát lộc tiền lớn thì thăng quan tiến chức, làm được việc lớn”. Nghe lời “cậu đồng” Hoài Linh phán không ít thương nhân đã bỏ ra số tiền bạc tỷ cho mỗi gánh đồng diễn ra trong vài giờ đồng hồ. Đút tiền tỷ vào túi quá dễ dàng, thu nhập cao gấp cả chục lần so với đi diễn hài, nên khi đụng show, anh từ chối hết các sự kiện của showbiz, đó cũng là chuyện dễ hiểu! Cũng không ngạc nhiên khi có giai đoạn anh xem đi hầu đồng là cái nghề nhàn hạ để kiếm sống.

Khi mật độ hầu đồng của Hoài Linh diễn ra càng nhiều ở phía Bắc, nhận được nhiều đơn đặt hàng, anh cũng tự đặt mình lên tầm cao mới, tự cho mình là bậc thần, bậc thánh, thậm chí, với danh nghĩa “hầu đồng”, Hoài Linh bỏ ngoài tai chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch “Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu”. Hoài Linh không cần xin phép ai, tự mở ra gánh đồng thu về bạc tỷ ngay tại chính nhà mình – nơi anh đặt cho cái tên thật kêu “nhà thờ Tổ”, và lên đồng theo cách mà anh muốn.

Có phải thời buổi bây giờ quá đảo điên, đến thánh thần mà người ta cũng dám nhân danh, rồi đem ra ngã giá, bán cho bằng được?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một nhà nghiên cứu khả kính, có nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ giá trị của di sản và hành động thực tiễn nhằm phục hồi di sản, đã phải thốt lên rằng: “Tôi rất buồn phải nói rằng, 80% nghi lễ này hiện nay là biến tướng. Biến tướng nghiêm trọng. Hoàn toàn “vật chất hóa” từ đầu đến cuối”.

Điều đáng báo động hơn là, Hoài Linh không chỉ lên đồng tại nhà thờ Mẫu, tại “nhà thờ tổ” của anh, mà gánh đồng biến tướng đó còn được anh tam sao thất bảng bê lên sân khấu hài kịch. Chứng kiến Hoài Linh và các nghệ sĩ hài đứng vai trò cung văn – hầu đồng, ca hát với trang phục diêm dúa, vũ đoàn đông đảo, bao kín sân chầu, Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng của cố Giáo sư Trần Văn Khê nẫu ruột: “Tôi liên tưởng đến một màn nhạc kịch, làm mất đi không gian đúng chất của hát chầu văn và nghi lễ chầu văn của người Việt. Sự biến tướng này phải dừng lại, trả lại hát chầu văn tính chất nghiêm túc của nó”.

Giáo sư Trần Quang Hải cũng phát lên lời cảnh báo: “Không thể chấp nhận, nếu cứ để sự biến tướng này phát triển, nó trở thành công cụ cho vài cá nhân lạm dụng, làm giàu lên từ sân chầu, đồng thời khiến cho nhiều người dân đặt hết tất cả tài sản, tiền của cho việc theo lời phán truyền mà đi tìm danh vọng”. Chua xót hơn là người ta còn giễu cợt đưa hầu đồng trở thành vị trí số một trong so sánh: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nhì lấy chồng quan”.


Sự thật đang bị "Cậu đồng" Hoàn Linh giấu diếm (Kỳ 1)





Phong tục thờ Mẫu (Thánh Mẫu) là một trong những tín ngưỡng dân gian lâu đời nhất ở Việt Nam, ra đời ở một số các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Loại hình nghệ thuật này có từ thế kỷ XV – trước cả khi Trung Quốc xâm lược nước ta.

Nghi lễ chính của thờ Mẫu là hầu đồng – đó là sự kết hợp những yếu tố rất đặc sắc của âm nhạc, không gian có cộng đồng bao quanh, cùng vũ đạo, diễn xướng đậm tính nghệ thuật sân khấu. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là hát văn (hát chầu văn). Thông qua các vị đồng nam, đồng nữ, khi có vị thần, thánh nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của một vị thần nào đó nhập vào họ, để giáo dục, răng dạy điều hay lẽ phải, ban lộc phúc lành cho con cháu. Với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc như vậy, UNESCO công nhận tín ngưỡng này là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có thể nói, người hầu đồng là nhân tố đặc biệt – người giữ hồn văn hóa, giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha, giúp ích cho cuộc sống nhiều gia đình, nên được đề cao và kính trọng. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà lắm kẻ muốn lấy hầu đồng, giả vờ “lên đồng” để làm công cụ trục lợi bất chính.

Góc khuất này đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh khắc họa rõ nét trong tác phẩm “Cậu Đồng” lấy bối cảnh năm 1927, trong gia đình của ông Phán. Vì sùng bái thánh thần, ông Phán đã rước một cậu Đồng vào nhà để mọi người học hỏi theo… đức hạnh của cậu. Dần dần cậu Đồng lấn át cả ông Phán, tự cho mình quyền làm chủ cả gia đình. Và chính vợ con ông Phán đã quyết tâm vạch mặt sự ranh ma, láu cá của cậu Đồng…

Đạo diễn Trần Minh Ngọc chia sẻ: “Kịch thời cổ điển nhưng xét về tính thời sự thì đến hôm nay vẫn có những vấn đề còn nóng bởi sự lừa lọc, mê tín vẫn tồn tại. Và sự u mê của con người chính là kẽ hở cho những kẻ cơ hội lợi dụng, lộng hành”.


Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

NGƯỜI LÁI XE CHỞ THI HÀI BÁC HỒ

(ĐQT)-Ông tham gia chở thi hài Bác Hồ sáu lần. Lần thứ nhất, đưa Bác từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) lên căn cứ K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội).



Lần cuối cùng, đưa Bác từ K9 về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình. Ông bảo: "Việc di chuyển thi hài Bác tuyệt đối bí mật. Phải tập luyện rất kỹ lưỡng... Từ sau những lần được trực tiếp lái xe chở thi hài Bác, làm việc gì tôi cũng nghĩ đến Bác, nghĩ đến vinh dự đặc biệt ấy để phấn đấu hoàn thành với kết quả tốt nhất".
Tôi gặp ông Hoàng Đình Thinh (80 tuổi) trong một nhóm CCB Văn phòng Tổng cục Hậu cần (TCHC), tại gia đình ông Bùi Ngọc Anh, đồng đội cũ của cả nhóm, ở Nam Định. Ông Thinh cho biết, ông tham gia chở thi hài Bác Hồ sáu lần, trong đó ba lần ông trực tiếp cầm lái, ba lần ông ngồi ngay cạnh lái chính. Lần thứ nhất, vào mùa đông năm 1969, đưa Bác từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) lên căn cứ K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây - nay là Hà Nội). Lần thứ hai, ngay sau sự kiện vụ tập kích của quân Mỹ ở ngoại ô thị xã Sơn Tây rạng sáng ngày 21-11-1970, đưa Bác từ K9 trở lại Bệnh viện 108. Lần thứ ba, sau "đại hồng thủy" Đồng bằng sông Hồng tháng 8-1971, đưa Bác từ Bệnh viện 108 trở lại K9. Lần thứ tư, vào tháng 7-1972, đưa Bác từ K9 qua sông Đà, đến căn cứ H21 ở xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Lần thứ năm, sau ngày Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27-1-1973), đêm 8-2-1973, đưa Bác rời H21 trở lại K9. Lần thứ sáu, ngày 18-7-1975, đưa Bác từ K9 về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Sau lần cuối cùng này, ông trở lại Đội xe 29, làm Trưởng ban xe đến năm 1989 thì nghỉ hưu. Theo đề nghị của mọi người, ông Thinh tường thuật lần ông lái xe chuyển thi hài Bác đầu tiên. Đó là đưa Người từ Bệnh viện 108 lên K9, mùa đông năm 1969. "Ban đầu tôi không biết mình sẽ thực hiện nhiệm vụ gì, chỉ được trên yêu cầu tập luyện, chuyên tâm lái xe đi từ Hà Nội lên K9 bảo đảm đúng thời gian. Sau này, khi đã rõ nhiệm vụ tôi mới hiểu, vì chưa có phương án bảo đảm nhiệt độ giữ thi hài Bác trong xe nên phải di chuyển trong thời gian quy định" - ông Thinh kể. Suốt nhiều tháng liền, ban ngày ông Thinh vẫn đến đơn vị làm việc bình thường, tối đến thì tập luyện cho nhiệm vụ đặc biệt. Cứ khoảng 21 giờ, tổ tập dượt cùng xe kéo chiếc linh cữu (giống hệt chiếc linh cữu sẽ đặt thi hài Bác để đi sơ tán) và xe chở người hộ tống đã được chuẩn bị kỹ, tập kết tại cổng căn nhà bảo quản thi hài Bác ở Bệnh viện 108. Đúng 22 giờ xuất phát, lên Đá Chông - Ba Vì. Người nào việc ấy. Trong linh cữu, Trung úy Vũ Quốc Bình - cán bộ phòng bảo vệ TCHC (khi nghỉ hưu là trung tá, ở khu tập thể Học viện Quân y, quận Hà Đông, Hà Nội) chú ý quan sát chiếc cốc thủy tinh bên trong có cái thìa sắt nhỏ, được đặt chính giữa sàn linh cữu; căn cứ vào sự va chạm giữa cốc và thìa trong hành trình, báo cáo đầy đủ tình trạng chuyển động của linh cữu, về cường độ, tầm, hướng xóc, lắc, nảy... tại các điểm tiếp xúc giữa xe đặt linh cữu và mặt đường để đồng chí Kinh Chi ghi lại. Có lúc ông áp cả má và lỗ tai xuống đáy linh cữu lạnh buốt để nhận biết thật cụ thể độ xóc của xe. Khi không thấy ông phát tín hiệu, đồng chí Kinh Chi lại hỏi: “Đoạn này thế nào?”. “Lắc, nhưng lắc sang phía nào?”… Đêm về, toàn tổ chụm đầu nghiên cứu cách thức xử lý đường xóc, tập trung hiệu chỉnh kỹ thuật xe, nhất là về độ nhún; tìm đủ loại lò xo, bổ sung phù hợp vào chỗ tiếp xúc giữa cầu xe và nhíp xe... Hơn hai tháng ròng “đi, ghi, sửa”. Khi các đồng hồ báo số đo tiêu chuẩn kỹ thuật vận chuyển bảo đảm tuyệt đối an toàn, cũng là thời điểm cuộc hành trình lịch sử bắt đầu. Ông Thinh bồi hồi nhớ lại: "Vào khoảng 23 giờ, ngày 23-12-1969, chiếc linh cữu chính thức, bên trong đặt thi hài Bác được tổ công tác đặc biệt cùng một số đồng chí cán bộ cao cấp và các bác sĩ đưa từ Bệnh viện 108 đi K9. Đã từng mong đợi giờ phút này đến cháy bỏng tâm can, vậy mà chúng tôi vẫn không nén nổi xúc động. Ai cũng như nín thở, tập trung hết trí lực vào công việc. Bác về tới K9 trước khi trời sáng, không chậm phút nào so với kế hoạch. Bác nằm như trước lúc khởi hành, không hề suy chuyển… Những giọt nước mắt của thành viên tổ công tác trào ra, nóng hổi. Mỗi người được Ban bảo quản thi hài Bác tặng một tấm ảnh ghi hình Bác trong linh cữu, chụp tại K9"… Người kể chuyện và những người nghe đều rất xúc động. Lặng đi một lúc, ông Thinh nói như tâm sự: "Từ sau những lần được trực tiếp lái xe chở thi hài Bác, trên mọi cương vị công tác cũng như khi đã về đời thường, làm việc gì tôi cũng nghĩ đến Bác, nghĩ đến vinh dự đặc biệt ấy. Tôi kể cho con cháu nghe và dạy chúng phải tu dưỡng thành người tốt để xứng đáng với sự tin cậy mà Đảng, quân đội đã dành cho tôi”. Bài và ảnh: PHẠM XƯỞNG (NGUỒN: QĐND) Ông Hoàng Đình Thinh (2017)

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Kostas Saratidis - Nguyễn Văn Lập: Một người lính da trắng của Bác Hồ

(ĐQT)-Kostas Saratidis, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Lập, người nước ngoài duy nhất được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, chứng nhân lịch sử, một người lính da trắng của Bác Hồ.
Bà con trong cộng đồng người Việt ở Thủ đô Athens gọi một người Hy Lạp với cái tên thân mật là “bác Tháng 2/1946, chàng thanh niên Hy Lạp Kostas Sarantidis có mặt trong đội quân viễn chinh của thực dân Pháp đổ bộ lên Sài Gòn. Anh nghe người Pháp nói lính lê dương Pháp sang Đông Dương để  "giải phóng" các xứ ở đây, chống phát xít Nhật. Nhưng sau đó anh nhanh chóng nhận ra tất cả những gì người Pháp nói chỉ là chém gió, những gì họ làm đó là tàn sát và xâm lược.

Sau này, ông nhớ lại:

Tuy mới 18 tuổi đời, chưa hiểu nhiều về cuộc sống và chính trị, nhưng với truyền thống yêu tự do của người dân Hy Lạp đã từng trải qua 400 năm dưới ách thống trị của quân Thổ Nhĩ Kỳ, sau nhiều đêm thức trắng, tôi quyết định đi theo Việt Minh, dù cũng chưa hiểu rõ Việt Minh là thế nào...”.

Thời gian đầu chiến sĩ “mắt xanh mũi lõ” Nguyễn Văn Lập được giao nhiệm vụ làm công tác địch vận tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến cuối năm 1946, chiến sĩ Lập đã lôi kéo được tới 40 lính lê dương khác gia nhập đội quân cách mạng. Sau đó Lập được phiên vào biên chế Tiểu đội 3, Đại đội 39 do ông Đàm Quang Trung thời đó làm Đại đội trưởng. Chiến sĩ Lập đã chiến đấu dũng cảm như một người lính Cụ Hồ thực thụ trong suốt gần “9 năm làm một Điện Biên”.



Hòa bình lập lại tại miền Bắc, năm 1956 ông xuất ngũ rồi đi làm phiên dịch tiếng Đức ở nhà máy in Tiến Bộ. Thỉnh thoảng ông Lập còn được hãng phim truyện mời đi đóng phim. Năm 1958, ông kết hôn với một cô gái Hà Nội, người được ông mô tả là "cực xinh", sinh được bốn người con, một trai ba gái, tất cả đều lấy tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và Nguyễn Thị Tự Do.

Hà Nội thời chiến tranh và bao cấp đã tôi luyện chàng trai người Hy Lạp trở thành một người Việt thực thụ, một người chồng người cha tận tụy cần mẫn với gia đình. Năm 1965, ông cùng vợ con trở về Hy Lạp qua con đường Sứ quán Hy Lạp tại Mátxcơva.

Cuộc sống bên Hy Lạp của ông cũng vất vả không kém, ông bảo : “Tôi đã mang vợ nước ngoài về thì không bao giờ bắt vợ đi làm. Tôi quyết tâm dù phải vất vả 18 thậm chí 24 tiếng mỗi ngày cũng phải làm để nuôi vợ con. Tôi suốt đời hy sinh cho… vợ con”. Về Hy Lạp ông làm nghề lái xe tải hạng nặng nhờ có bằng lái xe ở VN. Từ khi trở về, Nguyễn Văn Lập thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự VN qua đài Trung Quốc phát bằng tiếng Pháp.

"Thời điểm giải phóng miền Nam bác có vui mừng ?"  -  ông đáp “Mừng là thế nào, xúc động đến rụng rời chân tay đi ấy chứ

Viết sẵn di chúc trước khi sang Việt Nam

Cuối tháng 8/2013, Kostas Saratidis - Nguyễn Văn Lập đáp chuyến bay từ Thủ đô Athens (Hy Lạp) sang Hà Nội dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân do Nhà nước Việt Nam trao tặng. Sang Việt Nam, Nguyễn Văn Lập như được về lại nhà mình, ông thấy khỏe ra nhiều. Ông cười bảo, lần này mới là lần thứ tám, ông sẽ tiếp tục đến Việt Nam và phấn đấu có tới 10 lần trở lại mảnh đất này. Cô con gái Bạch Tuyết đi cùng ba tuy bập bẹ chút ít tiếng Việt cũng kịp “tiết lộ” : “Gia đình cháu và bác sĩ không ai đồng ý để ba sang đợt này, nhưng ba cháu quyết tâm lắm, ba đã viết sẵn di chúc và bảo: Nếu có chết thì cũng nằm lại quê hương thứ hai!”. 

Nói tới 8 chuyến đi trở lại Việt Nam, tôi tò mò hỏi rằng, với mức lương hưu ít ỏi của mình, ông lấy đâu ra tiền để mua vé máy bay? Ông cười khà khà rồi nháy mắt kể: Mỗi sáng, vợ ông phát cho ông 3 euro để đi uống cà phê, ông đã “trốn” không uống mà để dành những đồng tiền ấy để mua vé.

Ông còn kể rằng lần nào trước khi sang Việt Nam, ông cũng viết di chúc để lại, dặn dò vợ con là nếu chẳng may có mệnh hệ gì thì dứt khoát không đưa ông về Hy Lạp mà hãy chôn cất ông ở Việt Nam, vì với ông, Việt Nam cũng chính là Tổ quốc, là quê hương như đất nước Hy Lạp mà ông đang sinh sống.

Có một chi tiết ấn tượng về ông, đó là khi được giới thiệu lên phát biểu, Kostas Sarantidis luôn kính cẩn cúi đầu chào trước tượng Bác, rồi bước đến bục phát biểu. “Tôi thích được gọi là Nguyễn Văn Lập hơn là Kostas Sarantidis. Bởi cái tên này gắn với những kỷ niệm không thể nào quên với nước Việt Nam của cụ Hồ. Các bạn Việt Nam đã giúp tôi hiểu thế nào là độc lập tự do”

Mỗi lần về Việt Nam, những đồng đội cũ chào đón ông không chỉ bằng tình đồng chí mà còn bằng tình anh em khiến ông thấy vô cùng ấm áp. Ông lại cùng các đồng đội cũ đi thăm và tặng quà, hỗ trợ tiền cho người dân Quảng Ngãi bị lụt bão, giúp các bệnh nhi ở Đà Nẵng, Hà Nội mổ tim từ tiền bán sách Tại sao tôi về với Việt Minh do ông viết. Để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, năm 2009, ông đã vận động thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Hy Lạp do ông làm chủ tịch để quyên góp gây quỹ.

Hiện nay gia đình ông có 8 cháu nội ngoại, sinh sống ở thủ đô Athens và các thành phố khác. Yêu và gắn bó với Việt Nam, Kostas Lập không chỉ đặt tên cho con mà đến cháu cũng lấy tên Việt (Nguyễn Phục Sinh, Nguyễn Hồ Minh…), thậm chí hòm thư báo trước cổng nhà trên đường phố Rodos ở thành phố Athens ông cũng ghi cả 2 cái tên Việt Nam và Hy Lạp: Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập.

Một lần khi PV hỏi ông về vấn đề biển đảo (Trung Quốc). Ông nói:  "Tôi bực mình lắm. Tôi không ngờ. Anh em mất ý nghĩa anh em, tình đống chí mất ý nghĩa tình đồng chí. Tôi ở xa, vẫn hy vọng TQ là 1 nước cộng sản, VN thì thế, nước XHCN như thế. Thực ra tôi biết từ lâu rồi, những cái hành động của TQ, tôi ko có gì lạ. Từ Bác Hồ năm 46, rồi hiệp định Geneva, rồi bài học vừa rồi mấy năm về trước, rồi Campuchia, vv... Đến cái bước này là tôi ko ngờ ..."