THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Sự thật đang bị "Cậu đồng" Hoàn Linh giấu diếm (Kỳ 1)





Phong tục thờ Mẫu (Thánh Mẫu) là một trong những tín ngưỡng dân gian lâu đời nhất ở Việt Nam, ra đời ở một số các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Loại hình nghệ thuật này có từ thế kỷ XV – trước cả khi Trung Quốc xâm lược nước ta.

Nghi lễ chính của thờ Mẫu là hầu đồng – đó là sự kết hợp những yếu tố rất đặc sắc của âm nhạc, không gian có cộng đồng bao quanh, cùng vũ đạo, diễn xướng đậm tính nghệ thuật sân khấu. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là hát văn (hát chầu văn). Thông qua các vị đồng nam, đồng nữ, khi có vị thần, thánh nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của một vị thần nào đó nhập vào họ, để giáo dục, răng dạy điều hay lẽ phải, ban lộc phúc lành cho con cháu. Với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc như vậy, UNESCO công nhận tín ngưỡng này là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có thể nói, người hầu đồng là nhân tố đặc biệt – người giữ hồn văn hóa, giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha, giúp ích cho cuộc sống nhiều gia đình, nên được đề cao và kính trọng. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà lắm kẻ muốn lấy hầu đồng, giả vờ “lên đồng” để làm công cụ trục lợi bất chính.

Góc khuất này đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh khắc họa rõ nét trong tác phẩm “Cậu Đồng” lấy bối cảnh năm 1927, trong gia đình của ông Phán. Vì sùng bái thánh thần, ông Phán đã rước một cậu Đồng vào nhà để mọi người học hỏi theo… đức hạnh của cậu. Dần dần cậu Đồng lấn át cả ông Phán, tự cho mình quyền làm chủ cả gia đình. Và chính vợ con ông Phán đã quyết tâm vạch mặt sự ranh ma, láu cá của cậu Đồng…

Đạo diễn Trần Minh Ngọc chia sẻ: “Kịch thời cổ điển nhưng xét về tính thời sự thì đến hôm nay vẫn có những vấn đề còn nóng bởi sự lừa lọc, mê tín vẫn tồn tại. Và sự u mê của con người chính là kẽ hở cho những kẻ cơ hội lợi dụng, lộng hành”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét