THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Gửi ông Nguyễn Đình Cống: “Ông không nhầm, là đất nước đã nhầm về con người ông”

(ĐQT)- Ngày 27/7, trong lúc hàng triệu người dân Việt Nam kính cẩn nghiêng mình thắp những nén hương tưởng nhớ và tôn vinh những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của nước nhà thì có những cá nhân không những không thấu hiểu, cảm ơn những gì mà cha ông họ đã làm. Ngược lại, họ còn không biết xấu hổ bày tỏ những quan điểm rất khó nghe trong Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tưởng niệm những người đã chẳng tiếc máu xương hy sinh cho nền độc lập tự do của đất nước.

guyễn Đình Cống, một người sinh ra trong một gia đình cách mạng, có bố và 4 anh em đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước, lại hiện nguyên hình là một người như thế. Đọc xong bài viết của ông, đa số người đọc đều cho rằng ông là kẻ vô ơn với đất nước và bất hiếu với bố ông với anh em ruột thịt trong gia đình mình. Đất nước Việt Nam luôn ghi nhớ sự hy sinh không gì bù đắp nổi của Bố ông, của anh em ông cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho đất nước. Với một người trình độ như ông, tôi nghĩ ông đủ để hiểu để giành được độc lập tự do cho đất nước đã phải trải những hy sinh khó khăn gian khổ như thế nào mới có được. Chắc ông cũng thừa hiểu trước năm 1945, dân tộc Việt Nam đã khó khăn như thế nào trong quá trình tìm ra cho mình một người có thể dẫn dắt đất nước. Biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa do những nhân sĩ yêu nước lãnh đạo, dù đã cống hiến hết sức mình, cộng với sự hy sinh của biết bao nhiêu người yêu nước khác, mà vẫn phải chịu cảnh thất bại không nắm được chính quyền và giành được tự do cho đất nước.

Ông Cống ạ, Đảng Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh như vậy đó, là để đuổi đế quốc thực dân, lật độ chế độ phong kiến giành độc lập, tự do cho đất nước. Từ một dân tộc nô lệ, chúng ta trở thành một dân tộc anh hùng và là tấm gương cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới học hỏi noi theo. Tôi hỏi ông, liệu mục tiêu giải phóng đất nước, đem lại tự do cho dân tộc, cứu nhân dân thoát khỏi nạn đói năm 1945, thì có phải là vì “cây tầm gửi trên sức mạnh dân tộc” như ông đã nghĩ?

Cách mạng thành công đem lại ruộng đất cho dân cày, cho họ được học hành, trong đó có ông và con cháu ông, thì đó có phải là “đặc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” như ông nghĩ hay không? Tôi nghĩ người có độ tuổi như ông chắc đủ thời gian để biết hiểu rằng trước năm 1945, dân Việt Nam có bao nhiêu người được đi học, cả nước có bao nhiêu bệnh viện và bao nhiêu người đã phải chết đói năm 1945… Chắc ông đã quá biết điều đó và hiểu những hoàn cảnh khó khăn của đất nước khi đó.

Một điều nữa ông có biết không? Đất nước Việt Nam ngày nay và Việt Nam năm 1945 đã khác quá xa nhau. Năm 1945, Việt Nam là một đất nước nô lệ nghèo đói vào loại nhất thế giới, số giáo sư tiến sĩ như ông đếm trên đầu ngón tay ông biết không? Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì thô sơ. Nhưng Việt Nam ngày nay đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có nền nông nghiệp tân tiến, nằm trong tốp những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, các mặt hàng nông lâm sản có mặt trên khắp thế giới.

Tất cả những đóng góp của Đảng cho đất nước không những được hơn 90 triệu con người Việt Nam ghi nhân và tôn vinh mà được hầu hết các nước trên thế giới kính trọng và ngưỡng mộ. Những đóng góp của Đảng cộng sản cho đất nước liệu có phải là “đặc quyền, đặc lợi của những người Cộng sản” như ông nghĩ ? Thời đại ngày nay thế giới đa cực, các nước trên thế giới trong quá trình hợp tác luôn tôn trọng thế chế của mỗi nước, tôn trọng con đường phát triển quốc gia của mỗi nước. Với quan điểm đó mà một nước vĩ đại hùng mạnh như nước Mỹ, một cựu thù của Việt Nam khi đã hiểu Việt Nam đã coi Việt nam là một đối tác chiến lược quan trọng. Hàng năm, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt con số kỉ lục hơn 100 tỷ đô la/năm. Mối quan hệ đó ngày càng phát triển và sẽ phát triển trong những năm tới. Chính nước Mỹ, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế quốc phòng đã tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và ngày càng có những sự hợp tác chặt chẽ và ngày càng hiệu quả.

Còn với Trung Quốc, Việt Nam luôn là một quốc gia độc lập về đường lối phát triển đất nước, độc lập về chính trị. Các mối quan hệ luôn trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, chứ không phải bám đít theo đuôi như ông nghĩ.

Là một công dân Việt Nam, tôi ghi nhận và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và luôn tự hào vì những gì đất nước đã có được. Tôi chắc chắn cũng là suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt Nam, trong đó có bố và các anh em của ông, những người đã hy sinh cho đất nước, quê hương mình.

Đến đây thì tôi mong rằng ông đã hiểu, chính ông là người tri thức lạc lối, chứ bố ông, anh em ông và hàng triệu người Việt Nam thì chẳng ai nhầm lẫn một cách phi lý như ông. Quan điểm của ông đang xúc phạm đến lý tưởng của những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước đấy, ông Nguyễn Đình Cống ạ.

Đỗ Mạnh



Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Hành trình để từng mũi vaccine đến bắp tay người Việt

(ĐQT)- Việt Nam tiếp nhận thêm 3 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ hỗ trợ”, “3 triệu liều vaccine Moderna về tới VN, một nửa đã chuyển đến TP.HCM”, “Mỹ đang xem xét tiếp tục viện trợ thêm vaccine cho VN“…là những bản tin hot trên sóng truyền thông hôm nay. Cùng với Moderna, từ tháng 2 đến nay, chúng ta đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vaccine AstraZeneca, Sputnik-V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell. Để từng mũi tiêm ghé đến bắp tay mỗi người dân là cả chặng đường dài nỗ lực quyết liệt của Chính phủ chứ không phải từ… bàn phím.



Những ngày “sống chậm” của toàn dân lại là những ngày cả guồng máy từ Trung ương đến địa phương hối hả tất bật sớm đêm. Nhớ lại thời điểm đầu tháng 4 khi Thủ tướng Phạm Minh Chính mới nhậm chức, bối cảnh trong và ngoài nước còn rất phức tạp, những kỳ vọng về “bình thường mới” chưa thành hiện thực, kinh tế vẫn trong trạng thái rất ‘dễ vỡ”, mặt khác, nguy cơ bùng dịch vẫn hiện hữu. Bằng chứng là, hơn hai tuần sau khi Chính phủ kiện toàn, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ập đến với diễn biến phức tạp nguy hiểm hơn nhiều so với 3 đợt dịch trước. Biến chủng virus Delta mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường trên diện rộng, trong khi cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế do việc chống dịch với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng là chưa có tiền lệ. Vì vậy, hơn 100 ngày qua, Chính phủ, Thủ tướng dành thời gian, ưu tiên số 1 cho công cuộc phòng chống dịch trên tinh thần sức khỏe của nhân dân là quan trọng trên hết.

Với tinh thần nhất quán “phải đến tận nơi, phải thấy tận mắt, trăm nghe không bằng một thấy”, người đứng đầu Chính phủ đích thân đi kiểm tra, thị sát tại những nơi tâm dịch nóng bỏng như: Khu vực biên giới Tây Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An…Cùng với những chỉ đạo chống dịch quyết liệt, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành hơn 50 văn bản về phòng chống dịch. Trong đó có 3 Nghị quyết đặc biệt quan trọng là Nghị quyết 53 thông qua chủ trương thành lập Quỹ vaccine; Nghị quyết 68 giúp tháo gỡ nhiều nút thắt cho gói hỗ trợ 26.000 tỉ, được đánh giá là “cuộc cách mạng” về thủ tục hành chính để người người sử dụng lao động tiếp cận nhanh nhất các chính sách hỗ trợ; và Nghị quyết 78 nêu rõ việc mua sắm phục vụ phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Hơn thế, chiến lược ngoại giao vaccine được Chính phủ triển khai quyết liệt, mềm dẻo và khéo léo, đến nay đem về cho đất nước hơn 14 triệu liều vaccine, một con số không hề nhỏ trong bối cảnh toàn cầu khan hiếm vaccine hiện nay.

Buồn thay, trong lúc cả nước đang gồng mình chống dịch; những cán bộ y tế tuyến đầu đang chiến đấu với dịch bệnh không quản đêm ngày; những chiến sĩ Công an, Bộ đội không ngại ngần vất vả, nguy hiểm tham gia phòng chống dịch từ biên giới đến những khu cách ly;… lại xuất hiện không ít những người chống dịch bằng bàn phím và “bơm” ra xã hội những thông tin xuyên tạc, chê bai. Không ít tài khoản mạng xã hội có nhiều người theo dõi, không ít những nhà báo như N.N.P, B.H.T… những ngày gần đây không ngừng đưa những ý kiến hằn học, so sánh, gây ra những ý kiến trái chiều dễ khiến lòng dân ly tán, gây mất đoàn kết trong nhân dân và giữa nhân dân với lãnh đạo địa phương, Chính phủ. Thật là những kẻ thiếu thiện chí, nhắm mắt phán liều. Họ mải mê chống dịch bằng bàn phím để “nuôi” sức hút cho tài khoản cá nhân mà cố tình che lấp đi những nỗ lực ngày đêm của cả hệ thống chính trị. Từ chỗ chỉ vài nghìn liều vaccine lác đác, dưới nỗ lực ngoại giao vaccine của Chính phủ, Thủ tướng, hơn 14 triệu liều đã cập cảng cùng với chiến dịch tiêm chủng thần tốc. Từng mũi tiêm đã ghé đến bắp tay mỗi người dân sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chứ không phải từ những “thánh nhân” chống dịch bằng nước bọt, bàn phím.

Vậy nên, tham gia mạng xã hội, để bảo vệ não bộ của mình, chúng ta không nên nghe các “nhà khoa học – nhà ngoại giao… bàn phím” mổ xẻ vấn đề, tung hô ngoại quốc, soi mói chính quyền và doanh nghiệp về giải pháp chống dịch và chiến lược vaccine mà quên rằng, trong đại dịch khủng khiếp này, chúng ta thật sự may mắn vì được sống bình yên trong một đất nước với những con người đang tận lực cống hiến cho những mục tiêu cao cả. Hãy nhìn rộng ra thế giới để xác nhận cho mình một chính kiến đúng đắn, vững vàng, âu cũng là góp phần cho công cuộc chống dịch của nước nhà vậy.

Trong rối ren thì càng phải gạn đục khơi trong cho tốt. Trong gian nan thì càng phải chung sức đồng lòng. Trong hoạn nạn dịch bệnh Covid-19 thì càng phải đoàn kết muôn người như một. Chỉ có thể chiến thắng dịch bệnh bằng những hành động thiết thực cùng chung tay của cộng đồng, chứ không thể bằng những cú gõ bàn phím vô căn cứ và vô trách nhiệm.