THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

(Tiện ích)- Thông tư 20/2018 của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn đánh giá xếp loại GV (Chuẩn nghề nghiệp)

Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các tổ chức, cá nhân có liên quan.


TẢI VĂN BẢN TẠI ĐÂY

(Bình loạn)-Không ngờ vụ Hà Giang lại chéo ngoe thế này!

Hôm qua, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bảo “kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm quy chế thi”. Buồn cười. Những cán bộ ở địa phương kia, nội vụ địa phương tuyển họ vào, ngân sách địa phương trả lương cho họ. Họ có phải là quân của anh đâu, mà anh đưa ra với chả đưa vào.
Có lẽ chỉ trừ quân đội, ngành giáo dục cũng như bao ngành khác, đã phân cấp hết cho địa phương từ lâu, cả người, cả của. Họ là quân của lãnh đạo tỉnh, những người có con, cháu thi hôm nay hết. Đợt trước mình đã có lần so sánh dòng chảy ngân sách giáo dục của Việt Nam và Myanmar, tóm tắt lại thế này.
“Hàng năm, Bộ dục Myanmar xin ngân sách khoảng 1.4 tỷ USD. Bộ Tài chính Myanmar phân cả 1.4 tỷ USD cho Bộ dục.
Cơ quan An ninh điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Vũ Trọng Lương (SN 24/10/1978), về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để điều tra làm rõ
Hàng năm, anh Nhạ xin 9 tỷ USD, phần anh tiêu chưa đầy 1 tỷ, cho cả bộ và các trường thuộc bộ, còn lại hơn 8 tỷ Bộ tài chính phân thẳng về địa phương. Một phần nhỏ nữa phân về các Bộ khác, không làm giáo dục nhưng có trường.
Phân như thế nhưng tiêu cái gì, tiêu cho ai và tiêu bao nhiêu cho giáo dục là quyền của các ủy ban tỉnh, huyện xã. Các đơn vị giáo dục tiêu xong báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp. Không có số liệu chi tiêu giáo dục hợp nhất cho ngành dọc, nếu anh Nhạ cần, chỉ có báo cáo giấy.
Địa phương mà chi cho nội dung khác nhưng vu cho ngành giáo dục tiêu hết 20% ngân sách, anh Nhạ cũng chả có số mà cãi, anh vẫn phải giải trình vo, chỉ có Bộ Tài chính là biết thôi.
Còn Bộ dục Myanmar, tất cả tiền trong tay họ. Sổ sách trong tay họ. Hỏi họ toàn ngành tiêu bao nhiêu họ mở sổ cái biết ngay.
Bộ dục Myanmar rót tiền về cơ quan giáo dục của mình từ cấp vùng, tỉnh, huyện đến tận xã. Cơ sở để tính rất đơn giản: theo đầu học sinh nhập học. Bộ tài chính, địa phương mình phân ngân sách theo số dân trong độ tuổi đi học, nên nông thôn không cho trẻ con không đi học, hoặc gửi con lên thành phố học, vẫn được phân. Thành phố lớp học quá tải, la oai oái vì thế. Anh Nhạ không thể can thiệp.
Tuyển giáo viên. Bộ dục Myanmar chịu trách nhiệm toàn bộ về tuyển giáo viên, trả lương giáo viên và thăng chức giáo viên. Hiệu trưởng cấp III thì Bộ tuyển. Các cấp bậc thấp hơn thì do cơ quan giáo dục ở vùng, tỉnh, huyện, xã tuyển. Hiện tại giáo viên được tăng lương 2 năm 1 lần theo thâm niên. Sang năm Bộ dục Myanmar sẽ áp dụng tăng lương theo cống hiến, tham khảo ý hiến Hội đồng nhà trường và thầy hiệu trưởng. Myanmar không có Bộ nội vụ. Ministry of Home Affair của họ là Bộ công an. Chức năng quản lý cán bộ thuộc về cơ quan sử dụng cán bộ.
Ở Việt Nam, anh Nhạ không quản lý giáo viên, mà là ngành Nội vụ.”
Người địa phương tuyển, tiền địa phương giao, nhưng điều tiếng trong ngành xưa nay Bộ gánh hết. Ai tát ai, ai chữa điểm của ai, ai giảm biên chế ai, ai bắt ai quỳ, người ta chỉ hỏi Bộ.
Kể cả những vấn đề địa phương không coi là giáo dục, không phân cho nó ngân sách giáo dục, người làm giáo dục ở địa phương không quản lý nó, như nhà trẻ tư, thì khi quốc hội điều trần, trơ mặt ra cũng chỉ có mình Bộ.
Phân cấp đã bao năm nay vẫn thế và những vấn đề của phân cấp bao năm nay vẫn thế. Khi một ông chủ tịch huyện điều một cô giáo viên đi tiếp bia, ông ta đang điều quân của chính ông ta, chứ không phải ông ta điều quân của “ngành giáo dục”.
Cho đến năm 2017, chỉ còn lại mỗi kỳ thi đại học. Và rồi nó cũng được giao đi.
Buồn quá.!

(Theo Khăn Phiêu)