THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

TT Trump: "Cuộc Chiến Đó (Việt Nam) Không Phải Là Điều Chúng Ta Nên Tham Gia"

LTS: Sau nhiều lần phát biểu khen ngợi Việt Nam như trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng ngày 14 Nov 2017 [VOA: U.S. President Donald Trump heaped praise on Vietnam Saturday, saying the southeast Asian nation is "one of the great miracles of the world."], hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều 27-02-2019 [Vietnam is one of the fastest growing economies in the world.] hôm qua ở Anh quốc, kỷ niệm 75 năm ngày D-day, quân đội Đồng Minh đổ bộ vào bờ biển Normandie, đuổi Đức ra khỏi và cứu nước Pháp, ông lại có thêm những lời khen ngợi con người và đất nước Việt Nam một cách nhất quán. Xin đọc tóm lược dưới đây. (SH)

Piers Morgan, cựu nhân viên tờ báo CNN đã phỏng vấn TT Trump trong chuyến đi Anh Quốc vừa rồi, và đưa ra chủ đề kỷ niệm D-Day (lần thứ 75, ngày 6 tháng 6)
Morgan: “Ông đã, ừm, không thể phục vụ tại Việt Nam vì tình trạng gai xương ở chân? – Nhưng ông có muốn đã có thể phục vụ cho đất nước mình?”
Tổng thống Trump: Tôi chưa bao giờ là người hâm mộ cuộc chiến đó. Tôi nói thật với bạn, tôi nghĩ đó là một cuộc chiến khủng khiếp, tôi nghĩ nó ở rất xa, không ai từng biết, bạn đang nói về Việt Nam, và vào thời điểm đó, không ai từng nghe về đất nước này, ngày nay họ đang làm rất tốt, trên thực tế, về thương mại, họ rất ác liệt. Họ rất ác liệt.
Họ là những nhà thương thuyết tuyệt vời, họ là những người kinh doanh tuyệt vời, nhưng không ai nghe nói về Việt Nam, và người ta nói chúng ta đã làm gì, (vì) rất nhiều người đã chết, chuyện gì đang xảy ra ở đó?
Trump tiếp tục. Vì vậy, tôi chưa bao giờ là một fan hâm mộ. Đây không giống như tôi chiến đấu chống lại Đức Quốc xã, tôi chiến đấu, chúng tôi chiến đấu chống lại Hitler.
 Và tôi cũng giống như nhiều người khác, bây giờ tôi không ra đường diễu hành, tôi đã không nói tôi sẽ chuyển đến Canada, điều mà rất nhiều người đã làm. Nhưng không, tôi không phải là người hâm mộ cuộc chiến đó, cuộc chiến đó không phải là điều chúng ta nên tham gia."

11 lần “đi lạc” của Bộ đội Việt Nam sang đất Thái Lan

Trong giai đoạn 1979-1989, Việt Nam từng nhiều đưa quân sang đất Thái Lan, do chính quyền nước này nuôi dưỡng và lập căn cứ cho tàn quân Khmer Đỏ đánh phá, quấy rối chính quyền mới của Campuchia. Hãy cùng BBT Báo Tinh Hoa tìm hiểu về 11 lần “đi lạc” của Bộ đội Việt Nam sang đất Thái Lan.


Bộ đội Việt Nam ở biên giới Campuchia – Thái Lan.
– Lần 1 (1979)
Mở cuộc tấn công lớn vào vị trí trú ẩn của quân Khmer Đỏ tại các vùng núi biên giới. Xe tăng Việt Nam có lạc đường đi sâu một tí, khiến chính quyền Thái Lan suýt ra lệnh tử thủ Bangkok.
– Lần 2 (1980)
Mở ba đợt tấn công, đấu pháo khiến 72 bộ đội Việt Nam hy sinh, phía Thái Lan bị bắn hạ hai máy bay trực thăng, 130 lính quân đội Thái Lan và hàng trăm lính Khmer Đỏ tử trận. Bộ đội Việt Nam ở tạm trong hai ngôi làng trên đất Thái Lan, trả lại lúc nào không rõ, không trả thì thôi.

– Lần 3 (1981)

Theo tường trình, khoảng 15-30 bộ đội Việt Nam đã nổ súng vào đội tuần tra Thái Lan khi ở sâu khoảng 800m trong đất Thái, khiến hai lính Thái thiệt mạng và bị thương, phía Việt Nam không có thương vong.
– Lần 4 (đầu tháng 3/1982)
Một loạt xô xát nổ ra dọc biên giới, đỉnh cao là sự kiện hơn 300 bộ đội Việt Nam vượt biên giới và tiêu diệt lính biên phòng Thái Lan, suýt bắn hạ một máy bay trinh sát của Thái.
– Lần 5 (1983)
Đây là lần tấn công quy mô lớn nhất để truy quét căn cứ Khmer Đỏ tại Thái Lan.
+ 31/1-1/2: Dưới sự yểm trợ mạnh của pháo binh và không quân, 4.000 quân Việt Nam cùng xe thiết giáp mở cuộc tấn công lớn vào Nong Chan, một trong những trại tị nạn lớn nhất ở biên giới Thái Lan và phá hủy nó. Giao tranh diễn ra quanh trại giữa bộ đội Việt Nam đóng tại Campuchia với khoảng 2.000 quân Khmer Đỏ.
Cùng lúc đó, các cuộc pháo kích tiếp tục được phía Việt Nam duy trì. Ít nhất 50 quả đạn pháo rơi vào đất Thái Lan, khiến một nông dân 66 tuổi thiệt mạng, gây hư hại một số ngôi nhà và một ngôi chùa gần đó. 24.000 dân tị nạn bỏ chạy, không rõ thương vong. Quân Khmer Đỏ rút chạy sau 36 giờ giao tranh. Bệnh viện Khao-I-Dang nhận được 100 người dân bị thương.
+ Đến tháng 3/1983, các đơn vị Việt Nam đụng độ với quân đội Thái Lan trong vài ngày, đẩy Bangkok vào tình trạng phòng thủ. Đạn pháo binh và xe tăng khiến 30 thường dân thiệt mạng, làm bị thương khoảng 300 người. Khoảng 22.000 dân Cambodia chạy sang đất Thái tị nạn. Đầu tháng 4, thêm một máy bay chiến đấu Thái bị bắn rơi.
+ Ngày 3/4: Khoảng 100 quân Việt Nam xâm nhập Thái Lan, đánh giáp lá cà với lực lượng biên phòng, giết 5 và làm bị thương 8 lính Thái Lan.
+ Ngày 27/12: Việt Nam đưa bộ binh cùng xe tăng và thiết giáp tới biên giới phía đông Thái Lan
+ Trong tháng 12: Việt Nam liên tục giao tranh trên bộ với Thái Lan, trong khi tàu chiến Việt Nam bắn vào các tàu cá Thái Lan hoạt động cách bờ biển Việt Nam khoảng 30km, bắt giữ 5 thuyền đánh cá cùng 130 ngư dân.
– Lần 6 (1984)
+ 25/3 tới đầu tháng 4: Việt Nam mở cuộc tấn công lớn thứ ba trong 5 năm, chiến dịch kéo dài 12 ngày trong đất Thái Lan với xe tăng T-54, pháo 130mm yểm trợ 400-600 quân để truy quét quân Khmer Đỏ. Pháo binh và không quân Thái được điều tới đáp trả. Kết quả là hàng chục thương vong cho cả hai bên, một máy bay Thái Lan bị bắn rơi.
+ Tháng 4 đến tháng 11: Việt Nam tiếp tục tấn công lẻ tẻ, khiến 2 binh sĩ biên phòng Thái thiệt mạng, 25 người bị thương và 5 người mất tích trong cuộc chiến kiểm soát Đồi 424 ở Traveng, cách Bangkok 290 km về phía đông bắc. Sau đó Việt Nam rút quân.
+ Ngày 25/12: Quân nổi dậy trú trong trại tị nạn Nong Samet bị tấn công lúc bình minh. Toàn bộ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 với hơn 4.000 người, 18 khẩu pháo 105mm và 130mm, 27 xe tăng T-54 và xe thiết giáp tham gia vào cuộc tấn công này.
Ước tính có khoảng 55 tàn quân Khmer Đỏ và 63 dân thường Thái Lan thiệt mạng.
+Ngày 31/12: Bộ đội Việt Nam phục kích hai đơn vị tuần tra biên giới bán vũ trang của Thái Lan tại tỉnh Buriram, làm bị thương 6 người và cầm chân họ ở đó trong hơn 24 giờ bằng vũ khí hạng nhẹ.
– Lần 7 (1985)
+ 5.000 đến 6.000 quân Việt Nam được hỗ trợ bởi pháo binh, 15 xe tăng T-54 và 5 xe thiết giáp tấn công Ampil. Lực lượng Việt Nam được hỗ trợ bởi 400 đến 500 binh sĩ Quân đội Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Cuộc tấn công mở đầu bằng việc pháo kích dữ dội bằng khoảng 7.000-20.000 quả đạn pháo trong vòng 24 giờ, trại tị nạn Nong Chan và Nong Samet cùng bị pháo kích. Quân Việt Nam chiếm được trại Ampil sau vài giờ giao tranh, loại khỏi vòng chiến đấu 6 hoặc 7 xe tăng Khmer Đỏ, nhưng cũng thông báo hy sinh 103 bộ đội.
Một máy bay cường kích A-37 của Thái Lan bị bắn rơi ở tỉnh Buriram, khiến một trong hai thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Trong cuộc tấn công ở Ampil, quân đội Thái Lan có 11 người chết và 19 người bị thương.
+ Ngày 7/3: Binh sĩ Thái Lan được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay A-37 chiếm lại ba ngọn đồi bị Việt Nam kiểm soát từ nhiều ngày trước, khiến hàng trăm bộ đội Việt Nam phải lui về biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam phản công tại điểm cao 361 trên đất Thái Lan. Kết quả trận đánh không rõ ràng. 14 binh sĩ Thái và 15 dân thường thiệt mạng.
+ Ngày 26/5: Bộ đội Việt Nam tiến vào tỉnh Ubon Ratchathani từ phía bắc Campuchia, tiêu diệt 5 lính Thái Lan.
+ Ngày 13/6: Quân đội Thái Lan chiến đấu với 400 bộ đội Việt Nam trên đất Thái Lan.
– Lần 8 (1986)
+ Ngày 23/1: Lực lượng Việt Nam từ Campuchia pháo kích vị trí của thủy quân lục chiến Thái Lan tại tiền đồn ở Haad Lek, một ngôi làng ở cực nam biên giới Thái Lan.
+ Ngày 7/12: Quân đội Việt Nam yêu cầu Thái Lan dừng việc tiếp tục hỗ trợ quân Khmer Đỏ. Việt Nam cũng thực hiện chương trình phát thanh bằng loa và bắn tờ rơi gần huyện Aranyaprathet, kêu gọi Thái Lan không chứa chấp tàn quân Khmer Đỏ, cảnh cáo nước này sẽ chịu “hậu quả” nếu tiếp tục.
– Lần 9 (1987)
+ Ngày 25/3: Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Chavalit tuyên bố sẽ tấn công tổng lực bất cứ đơn vị Việt Nam nào xâm nhập quá phạm vi 5 km vào lãnh thổ Thái Lan.
Một tháng sau tuyên bố đó, lực lượng Việt Nam và Campuchia đóng quân trên toàn bộ 800 km biên giới Thái Lan – Campuchia. Quân đội Thái Lan cố gắng đánh bật bộ binh Việt Nam khỏi Chong Bok, vùng miền núi gần biên giới Thái Lan, Lào và Campuchia. Hai bên đều chịu thương vong tới hàng chục người.
– Lần 10 (1988)
+ Ngày 22/4: Quân đội Việt Nam vượt qua biên giới và phục kích một đại đội biên phòng Thái Lan, giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương một người khác. Đại đội lính biên phòng Thái Lan khi đó đang tuần tra một điểm chiến lược gần biên giới ở tỉnh Buriram, cách thủ đô Bangkok gần 280km. Bộ đội Việt Nam ở sâu hơn 450 mét bên trong lãnh thổ Thái Lan khi tổ chức tấn công.
+ Ngày 4/8: Lãnh đạo đảng Dân tộc Thái, tướng Chatichai Choonhavan, trở thành Thủ tướng thứ 17 của nước này và hứa hẹn “biến chiến trường thành thị trường”.
– Lần 11 (1989)
+ Ngày 26/4: Quân chính phủ Campuchia mở cuộc tấn công tại Ta Phraya khiến 38 người thiệt mạng và 42 người bị thương. Quân đội Việt Nam cũng bắn 4 quả đạn pháo vào Trại 2, trại tị nạn lớn nhất với hơn 198.000 dân Campuchia và là nơi trú ngụ của các lực lượng trung thành với Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhân dân Khmer, một nhóm du kích chống Cộng.
Bộ đội VN-CPC
Đến cuối năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, chính thức khép lại những lần đi lạc và 10 năm kinh hoàng của người Thái.