THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Tin giả trong Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh tâm lý của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Là một quốc gia coi trọng khoa học chính trị, coi trọng trí tuệ mưu lược của nghệ thuật chiến tranh không tiếng súng, và coi trọng việc sử dụng những thủ thuật chính trị để giải quyết chiến tranh, Hoa Kỳ luôn nghiên cứu chuyên sâu, khai thác, tận dụng tất cả mọi khía cạnh, mọi vấn đề để giành phần thắng, và trong các loại hình chiến tranh mà Mỹ tiến hành luôn luôn được phụ trợ bằng chiến tranh tâm lý hoặc “tâm lý chiến” (psychological warfare – viết tắt: PSYWAR).

Chiến tranh tâm lý bao gồm những hành động tẩy não, nhồi sọ, loan truyền tin giả, bóp méo, bẻ cong tin thật, mua chuộc, chiêu dụ, lôi kéo những kẻ địch ở nước sở tại thân Mỹ, theo Mỹ, đứng về phía Mỹ hoặc hiệu quả hơn đó là gia nhập hẳn vào hàng ngũ của Mỹ, như chương trình Moolah mà Mỹ đã sử dụng hạn chế ở Trung Quốc trong thời Dân Quốc, thời kháng Nhật và sau đó sử dụng rộng rãi ở cả Nam Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc trên chiến trường Bắc Triều Tiên. Chương trình Moolah khi được áp dụng ở Việt Nam đã nâng cấp thành chương trình Open Arms (Việt Nam hóa thành “Chiêu Hồi”), nhắm thẳng vào tâm lý mọi đối tượng của đối phương.

Thiếu tá Alan Byrne (trái) và trung tá Robert Laabs (phải), tham mưu trưởng Trung tâm Phát triển Chiến tranh tâm lý (PSYOP Development Center), Đoàn hành động Chiến tranh tâm lý 4 (4th PSYOP Group) ở Việt Nam năm 1968

Hình bìa sách giáo khoa hướng dẫn chiến tranh tâm lý do chính phủ Mỹ xuất bản năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, có tên là MACV PSYOP Guide (Kim chỉ nam Chiến dịch Chiến tranh tâm lý – PSYOP). Lưu ý trong hình có hai người Việt trong nhà hàng đang đọc truyền đơn Chiêu Hồi.

Một trang trong kim chỉ nam chiến tranh tâm lý Chieu Hoi – The Winning Ticket (Chiêu Hồi – Tấm Vé Giành Chiến Thắng) do chính phủ Mỹ ấn hành năm 1970. Dịch: Một người bắt đầu nghĩ nếu được cho một cơ hội, anh ta có thể từ bỏ tranh đấu. Nhiều người quả thật từ bỏ tranh đấu, nếu họ có cơ hội.

 

Có 3 loại hình tuyên truyền mà Mỹ dùng để tạo nên các sản phẩm thông điệp, bao gồm tuyên truyền “Trắng” là một hình thức tuyên truyền công khai, chính thống, chính thức, tuyên truyền “Đen” và tuyên truyền “Xám” là hình thái tuyên truyền ngụy trang, che đậy, mờ ám, tiêu cực. Trắng, xám, đen không phải là sự phân loại về nội dung tuyên truyền, mà là sự phân loại về biện pháp, phương thức được sử dụng để thực hiện chiến dịch chuyển tải, phát tán những sản phẩm thông tin đó.

Chiến tranh tâm lý “Trắng” là loại hình tuyên truyền bằng những công bố, tuyên bố, hoặc động thái chính thức của chính phủ Mỹ, hoặc từ những thông tin được cung cấp bởi những nguồn có liên quan đến chính phủ Mỹ, cũng như những báo chí, truyền thông chính thống (mainstream media) tại Mỹ. Nó công khai cho thấy nó là thông tin từ phía Mỹ, từ chính quyền Mỹ.

Những cơ quan phụ trách tuyên truyền “Trắng” nhắm vào đối tượng độc giả, khán thính giả nước ngoài bao gồm: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Sở Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency – USIA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International Development – USAID), Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, và nhiều sở, bộ khác của chính phủ Hoa Kỳ.

Chiến tranh tâm lý “Xám”, là loại hình tuyên truyền bằng những nguồn tin mờ mịt, mơ hồ, không rõ ràng. Nguồn gốc thật (chính phủ Mỹ) không được tiết lộ tới những đối tượng độc giả, khán thính giả. Những nguồn tin được ngụy tạo như là một nguồn tin phi chính thống không phải từ chính phủ Mỹ, hoặc “trung lập” giả tạo, hoặc ngụy tạo là những nguồn từ phía thứ ba không thù địch với đối tượng mà chính phủ Mỹ muốn bôi nhọ.

Chiến tranh tâm lý Xám cũng có thể là những nguồn tin tuyên truyền cho góc nhìn, quan điểm của Hoa Kỳ, phục vụ cho lợi ích của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, có hại cho đối tượng mà Hoa Kỳ muốn bôi nhọ, mà không trực tiếp từ Hoa Kỳ, có thể từ những quốc gia “vệ tinh” của Mỹ, những quốc gia lệ thuộc Mỹ, những đồng minh lâu năm của Mỹ v.v. mà có bàn tay của Mỹ của trong đó. Có nhiều trường hợp những tác động, tham gia của phía Mỹ cũng không được tiết lộ.

Chiến tranh tâm lý “Đen”, là loại hình tuyên truyền từ những nguồn (quốc gia, chính phủ, đảng phái, phe nhóm, tổ chức, cá nhân v.v.) có thái độ thù địch với cộng đồng quốc tế nói chung. Lợi dụng hoặc là ngụy tạo những nguồn đó. Lợi ích của chính phủ Mỹ được khéo giấu đi và chính phủ Mỹ nếu cần sẽ bác bỏ trách nhiệm. Loại hình tâm lý chiến này thích hợp cho những kế hoạch chiến lược cao.

Để đạt được hiệu quả cao nhất 2 loại hình chiến thuật chiến tranh tâm lý overt (công khai) và covert (giấu kín) đều phải được chia cách ra làm 2 tổ riêng rẽ, biệt lập với nhau. Nhân viên tham gia chiến thuật overt không thể tham gia chiến thuật covert, và ngược lại. Họ không biết được nhiệm vụ của nhau.

Tấm hình của lính Mỹ Paul Sgroi chụp chuyên viên tâm lý chiến John C. Stermer đang rải truyền đơn từ trực thăng UH-1H (Huey) vào năm 1969.

Truyền đơn được rải xuống từ máy bay U-10

Đội phát loa chiến tranh tâm lý Mỹ-ngụy trên chiến trường Việt Nam

Ngay từ đầu thập niên 1950, khi Mỹ chỉ mới đứng sau và viện trợ cho Pháp xâm lược Đông Dương, chứ họ chưa tiến hành chiến tranh với Việt Nam, thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu trước, đề phòng trước, và đã cẩn thận cảnh báo về chiến tranh tâm lý của Mỹ và kêu gọi quân dân Việt Nam phải đề cao cảnh giác trước tâm lý chiến của Hoa Kỳ.

Trong thời gian đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo, phân tích, bình luận về các thủ đoạn và hình thức tẩy não, nhồi sọ, tuyên truyền dối trá của Mỹ, trong đó có 2 bài viết ấn tượng đó là bài “Tuyên truyền” viết ngày 25-5-1954 trên báo Nhân dân số 188 và bài “Chiến tranh nhồi sọ” viết ngày 25-7-1952 trên báo Cứu quốc số 2128.

Trong bài “Tuyên truyền”, Bác viết: “Nói tóm lại, chúng dùng đủ mọi cách, mọi dịp để tuyên truyền, để hòng phá hoại tâm lý và tinh thần của nhân dân ta; cũng như chúng dùng bom đạn để phá hoại mùa màng và giao thông của ta.” Cuối bài Bác nhấn mạnh ý chính: “Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền, cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự!”

Trong bài “Chiến tranh nhồi sọ”, Bác viết: “Ở các nước, có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ… Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị (Pháp) chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược vǎn hoá để hủ hoá và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại.”

Hình bìa truyện tranh “Is this tomorrow, America under communism” (Phải chăng đây là ngày mai, Hoa Kỳ dưới chủ nghĩa cộng sản).

Rất nhiều sách, truyện tâm lý chiến đã được xuất bản ở miền Nam Việt Nam. Tháng 7 năm 1967, 20 trang sách in màu, mật mã 2078, dưới tựa đề “Qua Cơn Ác Mộng” (The Chieu Hoi Story) được phát hành, truyện trình bày theo phong cách truyện tranh, hư cấu “nỗi niềm” của một “hồi chánh viên”, những “trải nghiệm ác mộng” dưới chế độ cộng sản ở vùng giải phóng và và lý do vì sao anh ta phải thoát ly cách mạng.

Tháng 10/1967, 20 trang sách với 12 hình chụp với tựa đề “Nhật ký của người Hồi Chánh” (Diary of a Returnee), mật mã 2169, được phát hành, truyện hư cấu theo hướng nội dung kể trên. Sách này còn liệt kê danh sách những chế độ đãi ngộ, tiền thưởng để chiêu dụ.

Năm 1955, Mỹ đài thọ cho chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập Nha Chiến tranh Tâm lý, người Mỹ chịu mọi chi phí. Năm 1965, cơ quan này đổi tên thành Cục Tâm lý chiến và sáp nhập vào Tổng cục chiến tranh chính trị.

Hoạt động của Nha Chiến tranh Tâm lý trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam chủ yếu là tẩy não, nhồi sọ, tuyên truyền chống cách mạng, bôi nhọ người kháng chiến chống Mỹ, cáo buộc những lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bịa đặt hoặc xuyên tạc tình hình ngoài Bắc, “chụp nón cối”, quy chụp “Việt Cộng nằm vùng”, “chứa chấp Cộng Sản” cho những nhóm đối lập với Mỹ-ngụy, nhất là trong giới tôn giáo, Phật giáo.

Các hoạt động này chủ yếu được thực hiện bằng những buổi truyền thanh (ví dụ: chương trình Dạ Lan, Nhạc Thời Chinh Chiến, Tiếng Ca Gửi Người Tiền Tuyến), truyền hình (ví dụ: chương trình Thép Súng), xuất bản (ví dụ: báo Chánh Đạo, báo Tiền Tuyến), chiếu phim (ví dụ: phim Chúng Tôi Muốn Sống do người Mỹ dàn dựng và sản xuất), văn nghệ (ví dụ: Biệt đoàn văn nghệ trung ương) …. Hai công cụ chính là Đài Phát thanh Quân đội và báo Chánh Đạo.

Áo tâm lý chiến. Trên áo là logo của chương trình Chiêu Hồi.

Những du kích phản bội nhận tiền thưởng sau khi dẫn binh lính Mỹ-ngụy tới kho vũ khí bí mật.

Hoạt động của nó trong những vùng giải phóng ở miền Nam và miền Bắc chủ yếu là kích động bất ổn, xúi giục, phao tin thất thiệt, loan truyền tin giả, xào nấu tin thật, tuyên truyền bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, vu cáo những nhà lãnh đạo của VNDCCH, bịa đặt hoặc bóp méo tình hình trong Nam, kêu gọi lật đổ chế độ, tô hồng Mỹ-ngụy, tuyên truyền không trung thực về tình hình xã hội miền Nam, ca ngợi giả dối về hình ảnh một “Hòn ngọc Viễn Đông” “giàu mạnh”, “phồn vinh”, tuyên truyền về các khái niệm “tự do”, “dân chủ” theo định nghĩa và định hướng của bộ máy chính trị Hoa Kỳ và cỗ máy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Các hoạt động này của nó chủ yếu bằng đài phát thanh “Tiếng nói Tự do”, “Mẹ Việt Nam”, “Gươm thiêng Ái quốc” (1965), “Tiếng nói Nam Bộ”, “Tiếng nói Khmer” và “Mặt trận Dân tộc Đông Dương”. Riêng 2 đài sau hoạt động chủ yếu nhằm gây chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

 

Các cơ quan chiến tranh tâm lý của Mỹ-ngụy hoạt động theo phong cách phát xít chống cộng kiểu Đức Quốc Xã, như Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Hitler đã tuyên bố đại ý: Sự thật là những gì không đúng sự thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lúc đầu dân không nghe, còn bán tín bán nghi, nhưng lặp đi lặp lại mãi thì dân sẽ tin đó là sự thật.

Tuy nhiên kết quả thất bại của cuộc chiến Việt Nam và kết quả hạn chế của các hành động hậu chiến chống Việt Nam sau này, dù họ đã lặp đi lặp lại những lời lẽ tuyên truyền nhiều vạn lần từ sau cuộc chiến đến nay đã cho thấy rằng lý thuyết, quan điểm, cách làm này của Đức Quốc Xã và Mỹ-ngụy là không có nhiều hiệu quả thực tế.

Bích chương tuyên truyền chống Cộng Sản, chống Bolshevik của phát xít Đức Quốc Xã.

 

Các cơ quan liên quan đến ngành tâm lý chiến bao gồm:

Cục chính huấn, công tác chính của nó là tẩy não và nhồi sọ những thanh niên bị bắt lính. Cơ quan này đã sáng tác nhiều bài hát quân đội (ví dụ: “Hàng ngàn cánh tay đưa lên”, “Giặc từ miền Bắc vô đây”), bắt chước thể loại nhạc hùng ca chiến đấu của Việt Minh, để “lên dây cót” tâm lý, kích động tinh thần binh lính và đưa họ ra chiến trường tham chiến cho chính phủ Mỹ, đánh thay và đỡ đạn cho quân đội viễn chinh Mỹ.

Cục xã hội và Cục quân tiếp vụ, các chuyên viên và các nha tuyên úy lo việc “ru ngủ” các tầng lớp xã hội, bao gồm cả tôn giáo. Cung cấp đô la hoặc hàng hóa như thuốc lá, bơ, sữa cho binh lính và gia đình ở giá thấp hơn giá thị trường. Mở các hoạt động ngụy tạo từ thiện, bố thí tiền bạc và vật chất để quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh Diệm-Thiệu và “người bạn lớn Hoa Kỳ”.

Trường Đại học Chiến tranh Chính trị: Đào tạo các kỹ năng tẩy não, nhồi sọ của chiến tranh tâm lý kiểu Mỹ. Tổ chức hội luận, nghiên cứu kỹ thuật tẩy não, nhồi sọ các thanh niên miền Nam bị bắt lính, và chương trình tẩy não, nhồi sọ trong các quân trường. Thành lập từ năm 1956 dưới tên Trường Quân báo Tâm lý chiến Cây Mai. Năm 1964 đổi tên thành Trường Chiến tranh Chính trị. Năm 1966 đổi tên thành Trường Đại học Chiến tranh Chính trị và dời lên Đà Lạt. Trường đào tạo được 6 khóa sĩ quan rồi bị giải tán sau ngày 30/4/1975.

 

 

Truyền đơn SP-782

Truyền đơn 2310

Chiến dịch Tố Cộng

Trong chiến dịch “Tố Cộng”, ngoài những đàn áp bạo lực, bỏ tù, lưu đày, ám sát, dùng máy chém chặt đầu để khủng bố trắng và đàn áp người kháng chiến, Mỹ-Diệm cũng thực hiện chiến dịch chiến tranh tâm lý quy mô lớn để mị dân trong một số khu vực. Tuy nhiên, chính những đồng bào không nằm trong hàng ngũ kháng chiến đã góp công rất lớn vào cuộc đấu tranh chống chiến tranh tâm lý.

Tại Quảng Trị, ngụy quyền chuẩn bị một bản danh sách “tội ác cộng sản” rồi bắt ông Lê Chí Khiêm trong ban trị sự hội Phật học lên đọc. Trước khi đọc ông nói: “Bản này không phải tự tay tôi viết ra, mà nói đây là tội ác của cộng sản thì chính tôi chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ thấy, nhưng người ta viết ra bảo tôi đọc thì tôi xin đọc để bà con nghe”.

Hình tượng hơn là chuyện ở Phan Rí (Bình Thuận). Khi một quận trưởng muốn mị dân, cho tổ chức một cuộc tranh luận giữa ông ta với người dân địa phương về những cái tốt và cái xấu giữa phía kháng chiến và phía Mỹ-Diệm, ông Bộ Gạch người dân tộc Chăm đã đứng lên nói một điều không nằm trong các giáo trình tâm lý chiến mà người quận trưởng đã chuẩn bị sẵn từ trước: “Các ông có chín cái tốt và một cái xấu, còn cộng sản có chín cái xấu và một cái tốt. Các ông cái gì cũng tốt nhưng ở với dân xấu quá. Cộng sản cái gì cũng xấu nhưng ở với dân quá tốt. Các ông có làm gì đi nữa, lòng dân vẫn theo cộng sản và cuối cùng cộng sản vẫn thắng.”

Trong một đêm Tố Cộng ở Chợ Lớn, một ông cụ người Việt gốc Hoa đã nói: “Việt Cộng có nhiều cái xấu: Súng xấu, đạn xấu, quần áo xấu, chỉ có cái tốt là trong kháng chiến hồi đánh Tây đã sống chết để bảo vệ dân. Các ông thì có nhiều cái tốt: Súng tốt, xe cộ tốt, quần áo tốt, chỉ có cái xấu là giật của dân thôi”.

Người dân còn đặt nhiều câu hỏi làm cho những kẻ chỉ đạo các cuộc Tố Cộng ấp úng khó trả lời như: “Các ông nói cộng sản độc tài, nhưng chúng tôi không thấy cộng sản độc tài vì trong kháng chiến cộng sản kêu gọi đánh Tây gìanh độc lập mới có hòa bình, dân đói họ kêu gọi sản xuất để được no ấm.”, “Các ông nói cộng sản ‘cướp công kháng chiến’, nhưng lúc đánh Tây, các ông ở đâu, sao toàn thấy cộng sản?”, “Nói ‘quốc gia kháng chiến’ sao lại đi làm cho Tây?”.

Những câu hỏi đúng sự thật như vậy làm cho ban tổ chức thường xuyên bị “bí” không trả lời được. Nhiều lần họ phải giải tán lớp học. Một người chủ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng cấp trung ương ngụy quyền đã phải nói: “Đây là một thất bại lớn vì phong trào chất vấn rộng rãi, hướng dẫn viên của chúng ta không trả lời được”.

Hình truyền đơn SP-1352A – mặt trước

Truyền đơn ATF-088-71 – mặt trước và sau

 

“Thảm sát Mậu Thân Huế”

Ngoài chiến dịch chiến tranh tâm lý rộng lớn kể trên của Mỹ-Diệm, sau này Mỹ-Thiệu cũng thực hiện một chiến dịch chiến tranh tâm lý quy mô lớn sau trận đánh 25 ngày ở Huế trong sự kiện xuân Mậu Thân 1968.

Sau trận chiến 25 ngày, Mỹ-ngụy trong một sự kiện ở Huế mà nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và nhiều cư dân Huế gọi là sự kiện “Hậu Mậu Thân” đã lùng sục trả thù, giết hại. Người dân Huế nào có thiện cảm, có giúp đỡ Mặt Trận dù chỉ là vài lon gạo, vài đồng tiền dành dụm, hay cả nhà có 1 người nào đó theo cách mạng, đều bị đem ra trả thù, hành quyết. Họ đã tẩy trắng Huế bằng bom đạn trong nỗ lực chiếm lại thành phố. Và sau khi đã chiếm lại thì họ ngăn chặn phóng viên vào tác nghiệp, đồng thời mở cuộc tổng trả thù quy mô lớn.

Một nhân chứng ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa khi trả lời phỏng vấn trong phần 7 của loạt phim tài liệu 13 phần Vietnam: A Television History (Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình), do đài PBS (Mỹ), WGBH Boston (Mỹ), CIT (Anh), Antenne-2 (Pháp) và LRE Production (Pháp) sản xuất và phát hành, đã cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”

Sau đó, Mỹ-ngụy gom lại xác những nạn nhân chiến tranh lại, trong đó phần lớn là những người dân bị chết bởi bom đạn Mỹ, những người dân bị chính họ tàn sát trả thù, những thi thể chiến binh Giải phóng và lính ngụy, cũng như những cộng sự của Mỹ, gom lại hết, rồi quay phim và chụp hình tuyên truyền giả dối đó là “nạn nhân thảm sát của Việt Cộng”, thậm chí sau đó một số kẻ viết thuê ở Sài Gòn còn nâng lên thành “hành quyết”, “chôn sống”, con số thì có những bài báo phóng đại lên đến “hàng triệu”.

Sau khi chiếm Huế, Mỹ-ngụy phong tỏa khu vực, ngăn cấm tất cả phóng viên nào muốn vào Huế kiểm chứng các “hố chôn tập thể”. Sau khi đã dàn dựng xong, họ mới cho các phóng viên báo chí ngụy quyền, hoặc chống cộng, hữu khuynh vào đưa tin, làm phóng sự về “tội ác Việt Cộng”, rồi sau đó mới hoàn toàn cho phép các phóng viên quốc tế, trung lập vào tác nghiệp.

Nhà văn Trần Thị Thu Vân (Nhã Ca) sau đó được chỉ đạo viết tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế” theo phong cách tự truyện, một dạng “hồi ký ma” được hư cấu từ trí tưởng tượng phong phú của một nhà văn tâm lý chiến chuyên nghiệp lĩnh lương Mỹ để tuyên truyền bôi nhọ lực lượng kháng chiến.

Chiến dịch chiến tranh tâm lý này tuy đã thành công lừa gạt được một bộ nhận nhỏ, nhưng không lừa dối được nhiều người Việt Nam và người dân thế giới, bởi vì:

  • Chỉ nói suông, không bằng chứng, không có hình chụp, thước phim nào có những người lính Giải phóng trong đó. Trong tất cả các hình ảnh về tội ác chiến tranh ở Việt Nam thì những bức ảnh lính Mỹ-ngụy gây tội ác nào mà có lính Mỹ-ngụy trong đó thì được công nhận là tội ác Mỹ-ngụy. Còn những bức ảnh không có lính Mỹ-ngụy trong đó thì bị các cơ quan tâm lý chiến tuyên truyền thành “tội ác cộng sản”. Tất cả các bức ảnh được giới tâm lý chiến Sài Gòn và các thế lực chống cộng tuyên truyền xưa nay đều không có bất kỳ 1 hình nào có người lính Giải phóng trong đó, chỉ thấy nạn nhân cùng những lời bình chụp mũ, gán tội vô căn cứ, không bằng không chứng và giấu đi ai là kẻ thủ ác thật sự.
  • Không hợp thường lý và không có tiền lệ. Quân Giải phóng sống trong dân, sống nhờ vào dân, được dân nuôi giấu, che chở, thảm sát dân chính là tự sát, là tự tuyệt đường sống của quân mình.
  • Trái ngược với luật pháp Việt Nam, các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước, hay các tuyên thệ, quân luật, cách làm, các hành động lâu nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến lược của Việt Nam là chiến tranh nhân dân, với phương châm “quân với dân như cá với nước”. Mỹ-ngụy đã phải xây các trại tập trung như Ấp chiến lược để gom dân, dồn dân vào đó để tách dân ra khỏi quân, “tát nước bắt cá”. Các chỉ thị từ trên xuống quân đội thường xuyên nhấn mạnh “phải dựa vào dân”. Vì vậy những hành động gây tai tiếng, làm xấu hình ảnh trước nhân dân và dư luận quốc tế là không hợp lý. Thực tế trước và sau chiến dịch Mậu Thân thì sự ủng hộ của người dân đối với cách mạng vẫn vậy không lay chuyển.
  • Không phù hợp với các bằng chứng hay những lời kể từ các nhân chứng ở hiện trường, cũng như không được nhiều người trên thế giới tin tưởng, đề tài này không được các học giả xem là một đề tài nghiêm túc để đưa vào các tác phẩm, công trình nghiên cứu của họ. Nói chung thông tin này không phù hợp với các nguồn tin, sách báo, tài liệu quốc tế.
  • Xưa nay có nhiều phóng viên chiến trường như David Duncan, Robert Shaplen, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud, nhân viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Townsend Hoopes và các nhà nghiên cứu độc lập như tiến sĩ Noam Chomsky, nhà kinh tế học Edward Herman, giáo sư tiến sĩ Gerath Porter, tiến sĩ Alje Vennema, sử gia Stanley Karnow, cựu phóng viên Bưu báo Washington (Washington Post) Don Lux, giáo sư sử học Larry Berman v.v. đều đã góp phần vạch trần chiến dịch thông tin bôi nhọ này của Mỹ-ngụy.

 

Truyền đơn dùng tiền bạc và lợi ích vật chất để chiêu dụ quân Giải phóng.

Truyền đơn 2990 – mặt sau. Chức vụ càng lớn, tiền thưởng càng nhiều.

Truyền đơn 2992

Truyền đơn 2993

Truyền đơn 7-377-68

Truyền đơn 7-617-68

 

 

Theo Thiếu Long Texas

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Nghệ sỹ Yang hồ- Hiệp sĩ côn đồ!

(ĐQT)- "Nghệ sỹ trừng trị Gymer, còn gymer đi trừng trị kẻ bôi xấu Bác Hồ, Bác Giáp"-Duy Nguyễn
KHÓC NGHỆ SỸ
Đau lòng xót ruột quá anh ơi
Vừa nghe tin anh đã qua đời
Thôi đành tiễn biệt người nghệ sỹ
Về miền cực lạc, anh nghỉ ngơi!

Đau lòng buồn lắm Cát Phượng ơi
Chỉ vì não ngắn em buông lời
Hành vi trấn áp ngông cuồng đó
Xứng côn đồ sỹ, tiếng để đời!

Thương lắm là thương anh Đàm ơi.
Anh hát nghêu ngao chẳng ra lời
Ngông nghênh bất hiếu ai chẳng biết
Kích động đám đông bạo loạn chơi!

Sao em buồn quá anh Hoài Linh
Nghệ sỹ thời nay thấy  cạn lời
Hát hò diễn xướng sao nhạt thế
Diễn hề phản cảm đạo đức rơi!


Ngày nay nghệ sỹ buông tuồng quỷ
Vênh váo ngông cuồng xã hội đen!


Sưu tầm




Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Nghệ sĩ hay giang hồ?

(ĐQT)-

'Đây là những nghệ sĩ hay giới giang hồ?' - câu hỏi của nhiều người khi chứng kiến nghệ sĩ rủ nhau đi 'hỏi tội' gymer khiến tôi đau xót.

Vụ việc nghệ sỹ hỏi tội gymer ngoài những sự tung hô theo kiểu "bầy đàn", đâu đó vẫn còn những lời bình luận tiếc nuối cho một thế hệ "nghệ sĩ" tự phong, những người đang hoạt động trong giới nghệ thuật. Tôi thấy có người đặt câu hỏi: "Đây là những nghệ sĩ hay giới giang hồ?". Để người đời đánh đồng hai chữ thiêng liêng "nghệ sĩ" với dân "giang hồ" quả thực đau xót lắm thay.

Quan điểm phong kiến ngày xưa có bốn nghề nghiệp đáng quý trọng là "sĩ, nông, công, thương" hay còn gọi là "tứ dân". Có nhiều nhóm xã hội nằm bên ngoài phạm vi "tứ dân" trong hệ thống phân cấp xã hội. Những người này bao gồm tăng lữ và thầy bói, hoạn quan và vợ lẽ hay nghề xướng ca, vui múa ít có hữu dụng trong xã hội. Nghề ca hát lại bị gọi là "xướng ca vô loài".

Bởi vì quan điểm này mà nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử gặp rất nhiều gian truân, khổ sở. Ví dụ như Đào Duy Từ, vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê - chúa Trịnh. Mãi cho đến sau này mới được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng. Trong quyển Đại Việt Sử ký toàn thư có nói, luật pháp thời nhà Lê: "Nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu đều không được dự thi".

Xã hội dần phát triển, quan điểm khắc nghiệt này cũng được cởi mở nhưng vẫn không thoát được "tiếng xấu". Nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết từng thổ lộ: "Từ nhỏ, tôi đã được giáo dục trong khuôn khổ. Khi tôi đi hát, bên nội tôi nói ra nói vào, cho rằng ba tôi dạy con không có nghiêm, mới sinh ra một đứa 'xướng ca vô loài' như tôi. Lời nói đó chạm tới sự tự ái của một con người có tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tôi quyết tâm phải đỗ tiến sỹ bằng được. Ngoài ra, động lực lớn hơn để tôi học lên tiến sĩ là cảm thấy trách nhiệm của một người nghệ sĩ với nghệ thuật nước nhà".

"Xướng ca vô loài" là nhát dao chí mạng cũng là động lực cho những người đam mê nghệ thuật theo đuổi. Họ phải đánh đổi nhiều thứ như sức khỏe, danh dự để theo đuổi đam mê, để chứng tỏ với người đời rằng họ cũng phải vất vả, "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" cũng như ai, cũng xứng đáng được trân trọng trong cuộc sống này. Thời đó, được mang danh hai chữ "nghệ sĩ" là điều vô cùng hãnh diện, là minh chứng cho những cố gắng đã bỏ ra và cũng là trách nhiệm tiếp tục cho sự nghiệp. Bởi vì tư tưởng đó mà thế hệ trước đã xuất hiện nhiều nghệ sĩ tài giỏi, tạo ra những tác phẩm nổi tiếng, đạt được những giải thưởng danh giá trong nước và thế giới mà đến giờ trong thế hệ hiện tại vẫn còn ngưỡng mộ, mặc dù thù lao không đáng là bao.

Xã hội bây giờ, hầu như không còn nghe thấy cụm từ "xướng ca vô loài". Nếu có ai phát ngôn cụm từ này thì sẽ đánh giá là nói không có suy nghĩ, cổ hủ, nên giới hoạt động văn nghệ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không bị người đời miệt thị như những giai đoạn trước. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà cái kim chỉ nam trong nghề dường như cũng bị lệch hướng. Những người mang danh nghệ sĩ tự cho rằng chỉ cần tạo vài ba scandal, xuất hiện trên TV, trên gameshow vài lần là có thể nổi tiếng, dễ dàng kiếm được nhiều tiền. Vì quá dễ dàng nên họ bất chấp mọi thứ.

Ngày xưa, hoạt động nghệ thuật phải đấu tranh giữa cái đam mê bản thân, muốn đem tiếng hát lời ca cho đời và định kiến "xướng ca vô loài". Dần dần, giới hoạt động nghệ thuật phải có trách nhiệm xóa bỏ cụm từ miệt thị kia, đồng thời phải giữ vững được thiên chức. Như nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết từng nói: "Thời tôi, vào nghề, các nghệ sĩ bảo nhau 'cải là cải cách, cải thiện con người; lương là lương thiện, nâng đỡ lương tâm của con người'. Bởi nói hộ lòng người nên nghệ thuật và những nghệ sĩ chân chính còn sống mãi".

Tre già măng mọc, từng lớp thế hệ cũ, thế hệ đàn anh, đàn chị dần dần trở về với trời, cũng cuốn theo những quan điểm đẹp về nghề. Có nhiều nghệ sĩ thế hệ mới lại quên đi những bài học về nghề (có lẽ đã được giảng dạy trong trường lớp). Thế hệ cũ vẫn còn những cái tên như nghệ sĩ Hữu Châu, Hoài Linh - những người đã lên tiếng về vụ việc nhiều nghệ sĩ kéo nhau đi "hỏi tội" một gymer: "Làm gì làm, sao cũng được, nhưng đừng để những người tốt đang thương yêu và trân trọng Nghề hát này, nghĩ mình toàn là những người hung dữ".

Đó là một sự trân trọng tuyệt đối, là thiêng liêng, một chữ "Nghề" được xây dựng từ thưở cha ông, đàn anh, đàn chị đi trước, vất vả lắm mới tạo được một hình ảnh đẹp đẽ trong lòng khán giả như hiện có. Tất cả đều đánh đổ bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của từng thế hệ.

Người ta hay nói, "cây lúa càng lớn thì càng cúi đầu", những thế hệ trước, tuy tuổi đã lớn, nhưng mỗi lần nói chuyện với độc giả, với người khác đều luôn khiêm tốn, nhẹ nhàng; đôi khi họ vẫn "dạ, thưa" cho dù họ đáng tuổi cha chú của người đối diện.

Trung Quốc có một thuật ngữ gọi là "phong sát", dùng để chỉ những ngôi sao bị khán giả quay lưng, sự nghiệp gần như bị lụi bại, khó có cơ hội quay lại hoạt động showbiz vì vướng phải scandal hay lỗi lầm cực lớn nào đó. Một khi đã bị "phong sát", những ngôi sao này sẽ bị chặn hầu hết các hoạt động trong làng giải trí, không thể đóng phim, lên truyền hình hay mở concert, sự nghiệp vì thế sẽ bị đóng băng, khó có cơ hội nào để vực dậy được nữa. Có lẽ vì vậy mà giới nghệ thuật Hoa ngữ khá "sạch", những nghệ sĩ rất sợ dính phải scandal, đồng lòng loại bỏ những người có ý định nổi tiếng bằng chiêu trò chứ không phải bằng tài năng.

Vụ việc "hỏi tội" Gymer có phải chăng là hồi chuông cảnh báo cho giới "nghệ sĩ" tự phong nói riêng và những người đang và sẽ hoạt động trong giới nghệ thuật Việt Nam nói chung về cách hành xử, về trách nhiệm của người trong nghề, để không hổ thẹn với các bậc tiền nhân?

Minh Pham

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

Người Mỹ dự Tết Độc lập đầu tiên của Việt Nam

(ĐQT)- Archimedes Patti là đại diện chính thức của quân đội Mỹ tại Đông Dương trong giai đoạn lịch sử tháng 8 và tháng 9-1945. Quá trình đó đã giúp ông viết cuốn sách nổi tiếng Tại sao Việt Nam: Khúc dạo đầu chim hải âu của nước Mỹ (Why Vietnam: Prelude to America's Albatross).

Patti luôn công khai bày tỏ quan điểm chống mọi hành động chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngay từ ngày Việt Nam giành độc lập năm 1945.

Từ năm 1944, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (OSS) cử Thiếu tá Patti sang Đông Nam Á thiết lập mạng lưới tình báo chống Nhật. Trong suốt mùa hè và mùa thu năm 1945, Patti cộng tác với phong trào giành độc lập của Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, qua đó có được các thông tin tình báo, giúp phe Đồng minh đánh vào hậu phương lực lượng Nhật chiếm đóng Đông Dương. OSS cũng cử đội Con Nai sang Việt Bắc để hợp tác với lực lượng Việt Minh trong hoạt động tập kích hậu phương quân Nhật.

Tháng 8-1945, Patti dẫn đầu nhóm sĩ quan OSS bay từ Côn Minh sang Hà Nội để giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh của phe Đồng minh, nắm tình hình chuẩn bị giải giáp quân Nhật theo tinh thần Hiệp ước Potsdam. Dưới đây là hồi ức của Patti về những ngày Cách mạng Tháng Tám sôi động ở Việt Nam:

Archimedes Patti (thứ hai, từ trái sang) và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai, từ phải sang) sáng 26-8-1945.

Ảnh tư liệu của Archimedes Patti

Ngày 22-8-1945, đoàn nhân viên OSS do tôi dẫn đầu đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội.

Thành phố lúc đó không có những xáo động lớn, nhưng có những đoàn người xếp hàng tuần hành trên các phố... Phố xá ngập trong cờ đỏ sao vàng. Đó là cờ Việt Minh. Khắp nơi là những biểu ngữ: 'Nước Việt Nam là của người Việt Nam'; 'Đả đảo thực dân Pháp'; 'Hoan nghênh phái đoàn Đồng minh...' đem lại những ấn tượng mạnh mẽ.

Chỉ trong 4, 5 ngày từ khi lên nắm chính quyền ở Hà Nội, Việt Minh đã kiểm soát toàn bộ dịch vụ công của thành phố, duy trì luật pháp và trật tự công cộng nên không có sự cố nào xảy ra. Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội không có đổ máu. Bộ đội của ông Võ Nguyên Giáp đã vào thành phố. Họ dàn quân khắp nơi và bắt đầu có dáng dấp của một lực lượng vũ trang quy mô toàn quốc. Họ có quân phục và được vũ trang.

Ngày 26-8-1945, sau khi dự nghi lễ chào cờ các nước đồng minh với ông Võ Nguyên Giáp, tôi nhận được lời mời đi cùng ông tới hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh tại một nơi kín đáo. Chúng tôi cùng dùng bữa trưa và có một cuộc nói chuyện dài về các chủ đề khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được gặp Người ở Hà Nội.

Trong khi chính quyền Việt Minh làm công tác chuẩn bị cho Lễ tuyên bố độc lập, tôi đi dạo khắp nơi trong thành phố để tìm hiểu tình hình cộng đồng người Pháp, cộng đồng người Hoa và dĩ nhiên là cả tình hình quân Nhật.

Hai ngày sau cuộc gặp đầu tiên, tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến gặp. Chủ tịch cho tôi xem bản thảo của Tuyên ngôn Độc lập sẽ được Người đọc vài ngày sau. Vì tôi không đọc được tiếng Việt, nên văn bản này đã được dịch sang tiếng Anh. Tôi kinh ngạc nhìn thấy những câu của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ trong văn bản này. Nhìn những câu chữ như quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc, tôi thoạt đầu không tin ở mắt mình... Sau khi giúp tu chỉnh một số trật tự câu trong bản tiếng Anh, tôi chính thức được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời dự Lễ tuyên bố độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nằm kề bên Dinh toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch-ND) hôm 2-9 tới.

Ngày 1-9, đã có những dòng người đông như mắc cửi diễu hành trong thành phố. Người dân tới từ khắp các vùng lân cận, bận những trang phục đẹp mắt, đủ các sắc màu. Họ là đại diện của người thiểu số miền núi, của nhân dân từ các vùng miền khác. Họ thực sự hạnh phúc, vui sướng trong không khí như ngày hội. Phố xá ngập cờ hoa, khẩu hiệu cách mạng. Các băng rôn vẫn mang nội dung: 'Nước Việt Nam của người Việt Nam'; 'Chào mừng Đồng minh'; 'Vì tự do, chống thực dân'... Tối hôm đó, tôi lại được ăn tối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ Cách mạng lâm thời của ông. Đó là thời khắc giống như ngày cuối cùng của thời kỳ đau khổ, bắt đầu ngày khải hoàn, thời kỳ độc lập dân tộc của Việt Nam.

Sau bữa tiệc, tôi có cuộc thảo luận dài với đại diện quân Tưởng Giới Thạch vừa đến nơi. Họ tỏ ra rất e ngại không hiểu điều gì sẽ xảy ra với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Tôi nói với họ là không cần phải lo lắng, vì lãnh tụ Hồ Chí Minh đã bảo đảm với tôi sẽ không có điều gì xảy ra với người Pháp, người Trung Quốc và người Nhật. Quân Tưởng có vẻ như không tin tôi, nhưng quả thực mọi sự sau này đúng như thế. Đã không có chuyện gì xảy ra với người nước ngoài vì Hồ Chí Minh và chính quyền mới bảo đảm an ninh cho các cộng đồng khác nhau ở Việt Nam. 

Sáng sớm 2-9, theo đúng kế hoạch, các đoàn người bắt đầu tập kết vào thành phố. Các dòng thác người tuôn trào từ tất cả các hướng từ bên ngoài, họ đi vào theo nhóm cùng địa phương, dòng tộc. Các lực lượng quân sự cũng dàn đội hình trên Quảng trường Ba Đình, nơi đã hình thành một biển người. Người ta đã dựng sẵn một lễ đài cao khoảng 6m, gần như hình vuông, được bao phủ bởi vải màu trắng và đỏ.

Khoảng sau 1 giờ chiều, mặt trời chiếu sáng chói chang. Có một làn gió rất nhẹ thoảng qua. Rồi chỉ trong vài giây, các mệnh lệnh đã vang lên khắp nơi, sau đó là những hồi kèn. Có một vài tiếng trống. Rồi ai đó đã lên tiếng từ trên lễ đài, kêu gọi mọi người chú ý, hẳn là thông báo về sự xuất hiện của Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Vài phút sau, tôi nhận ra Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài. Ông bắt đầu nói và một sự tĩnh lặng bao trùm lên đám đông. Đó là một biển người rộng lớn, vậy mà bạn có thể nghe thấy tiếng một chiếc kim rơi. Ông Hồ bắt đầu nói và tôi nghĩ chắc ông ấy chỉ đơn thuần chào hỏi mọi người. Rồi đột nhiên tôi nghe thấy Chủ tịch cất giọng cao hơn và nói một câu bằng tiếng Việt, khiến tôi huých nhẹ người phiên dịch của chúng tôi. Người phiên dịch trả lời: Ông Hồ Chí Minh hỏi 'Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?'. Rồi ngay sau đó lập tức có một tiếng đáp lớn của đám đông: 'Có, nghe rõ...'. Vâng, từ lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hút hồn cả một dân tộc, có thể nói như vậy. Ông ấy đã đi vào lòng dân cả nước Việt Nam. Tất cả họ đều sát cánh bên ông, lắng nghe tiếng nói của lãnh tụ. Bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập, ông Hồ mở rộng ra ngoài, kể lại gần như toàn bộ lịch sử của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Đó là cách mà buổi lễ đã diễn ra trong gần một giờ. Sau đó, nó được tiếp nối bởi các thành viên khác của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Ông Võ Nguyên Giáp là người lên tiếng tiếp theo...

Theo LÊ ĐỖ HUY (trích dịch)/Quân đội Nhân dân

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Kẻ chiên nô Hoàng Duy Hùng- Tên bịa sử

(ĐQT)-
Lãnh tụ HCM không ở trong "vùng cấm" nào của tự do ngôn luận, miễn là ngôn luận ấy dựa vào sự thật lịch sử, và không phải là tuyên truyền bịa sử để bôi nhọ cá nhân.



Cụ Hồ, một người rất khiêm nhường giản dị, sẵn sàng nhận lỗi như đã từng lên đài phát thanh nhận tội trước quốc dân về những sai trái bất cập của phong trào Cải Cách Ruộng Đất, 1953-1956, đã khóc và để lại hình ảnh, lời tự thú trước quốc dân ... ai cũng biết, và cả nước VN không có "vùng cấm" khi nhắc lại !

Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã làm điều tra và báo cáo lên cấp lãnh đạo cao nhất.

Việt Nam không có vùng cấm khi nói lên sự thật liên quan đến quốc sách.

Kẻ nào, như HDH, nói VN có "vùng cấm ngôn luận" giống đạo Hồi là xuyên tạc, nói láo, nói không đúng sự thật và cố ý nhục mạ dân tộc VN xuống hạng cuồng tín cực đoan.
(xem video GNHDH sau phút 16:00 https://youtu.be/ncrR-hx6Ado?t=981)

"Đong đưa dưới dái (Mỹ) còn khoe"
"Bịa dài lịch sử, ti toe dạy đời !"


- vịnh thằng chiên nô HDH

Toàn bộ các tướng lãnh và lãnh đạo của Pháp, Mỹ, TQ đều thua trí các học trò của Cụ Hồ. Vậy mà thằng "Mỹ con" Hoàng Duy Hùng còn nhi nhoe lên mặt đòi dạy lại sử Việt cho dân tộc VN !!!

Ngoài tài lãnh đạo kiệt xuất, Cụ Hồ còn để đức cho đời:

Toàn đảng, toàn dân đoàn kết đuổi giặc, không ai làm phản hay mưu toan ám sát Cụ Hồ như trường hợp Mao Trạch Đông hay Adolf Hitler

Cụ để lại cho đời một khối thống nhất toàn đảng, đoàn kết quốc dân
khoan hồng, cải tạo đối với những kẻ trước đó theo giặc.

Tuy Cụ không muốn được tôn làm bậc thánh, nhưng người Việt chân chính đều nhớ ơn Người như nhớ ơn những vị đại anh hùng dân tộc, và khắp năm châu đều có những người tôn kính, lập đài tưởng niệm HCM, đại anh hùng dân tộc, tượng dài của bình đẳng và giải phóng nhân loại, danh nhân văn hóa thế giới.

Lão Ông

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Những kẻ phản bội Tổ Quốc nổi tiếng nhất trong lịch sử dân tộc!

(ĐQT)- 


TRẦN ÍCH TẮC

Có thể gọi Trần Ích Tắc là một hoàng tử nhà Trần, là con của Trần Thái Tông, em cùng cha khác mẹ với Trần Thánh Tông và Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, là chú của Trần Nhân Tông. Một tên t.ộ.i đ.ồ nhân danh kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.

Vì có tham vọng muốn thay thế ngôi vị của Thánh Tông và Nhân Tông. Khi quân Nguyên Mông sang xâ.m l.ư.ợc Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng gi.ặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc cho giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, Nghi đồng tam tư và c.h.ết ở Trung Quốc vào năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông. Một tên t.ội đ.ồ nhân danh kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.

LÊ CHIÊU THỐNG

Lê Chiêu Thống, tên thật là Lê Duy Khiêm; khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của hoàng triều Lê nước Đại Việt, giữ ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789.

Lê Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng cai quản Vương triều và để đất nước rơi vào lo.ạn l.ạc, vì thế phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, cầu cứu nhà Thanh đưa gần 30 vạn quân sang x.âm l.ư.ợc nước ta hòng duy trì ngôi vị. Nhưng ý trời đã định, trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói s.ú.n.g, đem quân tiến vào Thăng Long đ.án.h tan 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng). Triều đại Lê Chiêu Thống sụp đổ hoàn toàn, gia đình Triều Lê phải nhận kết cục lư.u v.o.ng trên đất nước Trung Quốc với bao điều đàm tiếu của nhân dân.

NGÔ ĐÌNH DIỆM

(1901 – 2 tháng 11năm 1963) từng làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tổng thống bù nhìn đầu tiên của của chế độ ngụy quyền bán nước sau khi thành công trong việc phế truất Bảo Đại.

Ngô Đình Diệm là kẻ cấu kết với đế quốc Mỹ ph.á h.oại hiệp định Gioneve thiết lập quyền lực chuyên chế theo thể chế gia đình trị, dẫn đến cuộc t.à.n s.á.t đ.ẫm m.á.u nhiều người dân vô tội và đồng bào Phật giáo ở Miền Nam… bị CIA và các đảng phái ch.ính t.rị đối lập g.i.ế.t h.ạ.i cả gia đình năm 1963…

HOÀNG VĂN HOAN

Hoàng Văn Hoan sinh tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, tên thật là Trần Xuân Phong. Năm 1926, tham gia lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh mở ở Trung Quốc. Năm 1930, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau Cách mạng Tháng Tám, là Thứ trưởng Bộ quốc phòng và Ủy viên chính trị toàn quốc Vệ quốc quân.

Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ. Hoàng Văn Hoan có vị trí hơn một đại sứ bình thường vì thường được Mao Trạch Đông tiếp riêng để bàn thảo các vấn đề hai nước, kể cả chiến lược đá.nh miền Nam của Ban lãnh đạo Hà Nội.

Năm 1951 Hoàng Văn Hoan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó Hoàng Văn Hoan bị Tổng bí thư Lê Duẩn cho ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Hoàng Văn Hoan hoàn toàn theo đường lối Maoist, ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến 1979, chế độ Pol Pot và phái bảo thủ tại Trung Quốc. Ngày 11 tháng 6 – 1979, lấy cớ sang Cộng hòa Dân chủ Đức để chữa bệnh, với sự giúp sức của tình báo Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) rồi sang Bắc Kinh.

Tại Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan đã xuyên tạc tình hình trong nước, chính sách đối ngoại của Nhà nước. Sau sự kiện này Hoàng Văn Hoan đã trở thành biểu tượng của sự p.h.ản b.ội. Truyền thông Việt Nam lúc đó đã so sánh Hoàng Văn Hoan với Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Đó là thời điểm quan hệ Việt – Trung căng thẳng khi Trung Quốc xua quân x.â.m lư.ợ.c Việt Nam hồi đầu năm.

Không lâu sau, nhà nước Việt Nam lần lượt hủy bỏ các chức vụ và xóa Đảng tịch, Đảng Cộng sản Việt Nam của Hoàng Văn Hoan. Ngày 26 tháng 6 năm 1980, Việt Nam tuyên bố x.ử t.ử hình vắng mặt Hoàng Văn Hoan với tội danh p.h.ản b.ội Tổ Quốc.

Hoàng Văn Hoan ch.ết tại Bắc Kinh năm 1991 và được Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước và được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc. Sau này hài cốt của Hoàng Van Hoan đã được con trai chuyển về Việt Nam./.

Những kẻ p.h.ản b.ội Tổ Quốc nổi tiếng nhất lịch sử

Ảnh: Hoàng Văn Hoan (trái) và Đặng Tiểu Bình (phải)

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Chiến công thầm lặng của gia đình Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

(ĐQT)-Từng là một cô giao liên nhỏ, sống trong lòng địch nhưng không hề sợ hãi, hằng ngày vẫn giúp mẹ vận chuyển thuốc để phục vụ cho cơ sở cách mạng. Đó là hình ảnh của cô Nguyễn Thị Kim Hữu – em gái của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cô Kim Hữu bên chiếc máy may của má Sáu

Khi chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” phát sóng ở số 14, dư luận rất cảm động với câu chuyện “chị em Bộ trưởng đi tìm ân nhân – bác sĩ Đề” (thời điểm bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐTBXH). Lúc ấy, mọi người mới biết đến bà Sáu Sanh – mẹ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những đóng góp thầm lặng cho cách mạng vào những năm tháng kháng chiến. Bà là người thu gom thuốc kháng sinh, bông băng y tế… phục vụ cho cách mạng khu vực miền Tây. Cũng nhờ đó mà biết đến vị bác sĩ Đề, mặc dù là cán bộ quân y của quân đội ngụy, nhưng lại giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho bà Sáu Sanh trong những chiến công thầm lặng này. Và cũng biết thêm về 2 cô giao liên nhỏ là Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân và cô Kim Hữu, người vận chuyển chính những lô hàng thuốc vượt qua mặt địch một cách ngoạn mục để đến kịp đến với vùng chiến khu cho quân giải phóng. Để rồi sau bao nhiêu năm, nhớ lời di huấn của má lúc qua đời, họ vẫn cố gắng để đi tìm lại ân nhân của mình.

35 năm trước, đóng vai là những đứa trẻ hồn nhiên vô tư tuổi ăn, tuổi lớn, cô Kim Hữu và Chủ tịch Kim Ngân hay sang nhà bác sĩ Đề chơi. Sau đó, 2 chị em được chở về nhà trên chiếc xe Vespa màu trắng của bác sĩ Đề. Ít ai để ý rằng, mỗi lần đi chơi về 2 chị em lúc nào cũng xách theo một hũ mắm. Gọi là hũ mắm nhưng thực ra trong đó đựng toàn thuốc kháng sinh – thứ quý giá giúp bộ đội không bị nhiễm trùng vết thương, nhanh chóng khỏi bệnh để tiếp tục cầm súng chiến đấu.

Cô giao liên Kim Hữu ngày ấy mới 13 tuổi nhưng đã rất thành thạo trong việc đem các hũ thuốc đi giao cho các đầu mối ở Bến Tre. Cứ khoảng một tuần, sau khi má Sáu Sanh gom đủ thuốc là cô Kim Hữu lại lên đường. Có lúc thì đi một mình, có khi được bác Đề chở bằng xe máy. Người qua đường nhìn vào cứ tưởng cô bé này khó gần cái mặt cứ đăm đăm, mà đâu biết rằng cô Kim Hữu đang phải cảnh giác cao độ để phát hiện cảnh sát. Bến đò Bình Đại hoặc Hồng Vũ ngày ấy, thường xuất hiện một cô bé hay tới từ rất sớm, nhưng lại luôn lên sau cùng. Ít ai ngờ đó là chiến thuật của cô bé 13 tuổi Kim Hữu đến sớm giấu những bình thuốc xuống ghế của khách, rồi lên bờ ngồi đợi khi nào khách đông lại xuống và chỉ cảm thấy an toàn mới mang thuốc lên để đi giao. Và cứ như thế suốt những năm kháng chiến, cô giao liên nhỏ Kim Hữu đã vận chuyển được rất nhiều y, dược phẩm cho bộ đội ta lúc bấy giờ.

Cô giao liên nhỏ ngày ấy giờ đã 63 tuổi, vẫn sống ở ngôi nhà tại thành phố Mỹ Tho. Mặc dù, chị em phải xa cách khi Chủ tịch Quốc hội vì công tác phải sống ở Hà Nội nhưng cô Kim Hữu vẫn muốn gắn bó với ngôi nhà ghi dấu biết bao kỉ niệm của gia đình từ cái thời má Sáu mở tiệm may để làm căn cứ nuôi cách mạng đến giờ. Ấy vậy mà, không hiểu tại sao, mấy ngày nay trên mạng xã hội lại đồn thổi, thêu dệt chuyện cô là 1 trong 9 người bỏ trốn rồi mất tích tại chuyến công du ở Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khiến người dân, chòm xóm hàng ngày vẫn tiếp xúc với cô cảm thấy khó hiểu, thế mà vẫn có không ít người vẫn tin như thật.