THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

(Tà đạo)-Ngôn ngữ cờ vàng (tác giả Xichloviet)

NGÔN NGỮ CỜ VÀNG

18.03.2014
Xichloviet
Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những luận điệu vu vạ tầm thường nhằm  phản pháo trả đũa vụng về gỡ gạc cái nhục  làm  tay sai đế quốc của các anh.
Lịch sử cho thấy đâu có ai vu oan cho các anh, các anh làm là tay sai, làm lính đánh thuê cho đế quốc là thực tế quá rõ ràng không cần bàn cãi vì chẳng có ai chụp cái  mũ lên đầu các anh mà chính các tướng lãnh cao cấp của các anh và ngay cả tổng thống và phó tổng thống các anh đều đã thừa nhận rồi.
Các anh lãnh lương của ai? Tổng thống các anh tuyên bố xanh dờn rằng Bu bóp hầu bao thì không phải đến 3 năm hay ba tháng mà chỉ cần 3 ngày là ông ta tẩu khỏi đinh Độc lập. Các anh nghĩ sao?   Các anh đánh đấm tùy thuộc vào cái hầu bao của Bu thì không gọi là đánh thuê thì gọi là cái gì đây?  Bu các anh cũng thừa nhận rồi, ai cũng biết rồi chỉ có các anh bịt tai bịt mắt cố tình lờ đi mà thôi.
Việc  CSVN có  làm tay sai cho Tàu hay không thì chẳng bõ công tranh cãi với các anh làm gì,  tốt nhất xin mời các anh hãy hỏi BU các anh thì rõ trắng đen ngay. Các anh cứ nhìn Bu các anh đang o bế CSVN như thế nào để các anh mở mắt ra chứ có khó gì đâu. Chỉ riêng việc bắt tay với CSVN để trở thành “quan hệ đối tác toàn diện” thì các anh có dám cho rằng Bu quá ngu bắt tay và hỗ trợ với thằng tay sai Tàu cộng không? Hai mươi tỷ đô la BU trao đổi thương mại với VN và còn tăng lên nữa, làm lợi cho CS đến thế lại là thằng CS tay sai Tàu thì các anh nghĩ sao đây ? Bu ngu hay các anh ngu?
Trong khi đa số dân Mỹ được hỏi trả lời rằng kẻ thù số 1 của Mỹ không phải là Iran không Phải là Bắc Hàn mà chính là Tàu thì chính phủ Mỹ ăn nói làm sao khi bắt tay thân thiết với thằng tay sai Tàu ?  Quả là ngu và liều thật các anh nhỉ !
Các anh tố cộng cho nó bõ ghét, chửi cho sướng mồm  thôi chứ các anh bới gần  bốn chục năm rồi cũng chẳng tìm đâu ra được cái lý để thuyết phục người dân tin theo các anh.
Thế nhưng nếu người ta bảo chính các anh mới là những kẻ  ái mộ Tàu thì sao nhỉ ? Chắc chắn  các sẽ nhảy dựng lên mà phản đối rồi. Khoan nói đến chuyện các anh mừng húm hả hê  khi Tàu nó đánh VN năm 79 và lập đàn cầu cho nó đánh chiếm Hà Nội vì điều đó chưa cho thấy rõ là các anh khoái Tàu. Trước năm 75 , ở ngay thủ đô các anh , các anh đã giang rộng vòng tay ưu ái cho Tàu nó chiếm gọn 90% xuất nhập cảng, 80% bán buôn và 50% bán lẻ, ưu ái để cho Tàu nó  nắm gọn trong tay nền kinh tế, thao túng lũng đoạn hoàn toàn  thị trường, làm chủ giá cả,  thì rõ là các anh thương nó quá rồi còn gì.
Cũng chính vì quá  ái mộ Tàu nên các anh bị Tàu hóa rất nặng nề  thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ các anh dùng mà tôi xin được gọi là ngôn ngữ cờ vàng. Anh cờ vàng nào cũng ra sức chêm vào những bài viết hay  những câu nói của mình  từ ngũ  Hán Việt càng nhiều càng tốt, càng khó hiểu càng tốt, như thế các anh mới cho là có học, là sang, là trí thức,  không gọi các anh quá  ái mộ Tàu là gì?. Tiếng mẹ   đẻ có sẵn các anh không dùng các anh dùng cái tiếng lai căng Tàu phù mà các anh cứ ngoác mồm ra chửi CS các anh tưởng mọi người mù hết rồi sao?
Bỏ chạy thì các anh giọi là giải tán nhiệm sở tác chiến
Vũ khí hư hại các anh nói nó bất khiển dụng
Tuột quần tháo chạy các anh nói hành quân triệt thoái
Tụ tập nhau lại để chạy các anh gọi là tái phối trí lực lượng
Bỏ chạy mất hết  súng ống  các anh gọi là tản thất quân dụng
Súng bắn không nổ các anh gọi là trở ngại tác xạ
Người  ta đặt tên cho tờ báo trùng với một cái tên ờ vàng các anh bảo tiếm danh
Nhà máy nước các anh gọi là Saigon thủy cục
Trường đại học khoa học các anh gọi khoa học đại học đường
Làm cho sáng tỏ thì các anh gọi là bạch hóa
Sao thế nhỉ?  tiếng ta có không xài cứ lấy tiếng lai Tàu phù ra mà khoe lại còn hãnh diện khoác lác nữa thì chống Tàu cái nỗi gì?
Thời gian đầu khi CS tiếp quản Saigon các anh mỉa mai chê người miền Bắc là “lúa” là “rừng “ khi gọi thủy quân lục chiến của các anh là lính thủy đánh bộ, gọi trực thăng là máy bay lên thẳng. Người CS  họ nói kế hoạch 5 năm chứ không nói “ngũ niên kế họach như các anh. Họ nói hạm đội số 7 chứ không nói đệ thất hạm đội. Họ nói tòa nhà trắng chứ không nói tòa bạch ốc, họ nói lầu năm góc chứ không nói ngũ giác đài. Họ nói năm thứ hai chứ không nói đệ nhị chu niên.
Các anh chê bai khinh miệt cho rằng người CS  đốt nát rừng rú mà không biết rằng họ đang cố gắng Việt hóa tất cả những từ ngữ Hán Việt có thể được, chính họ đang cố thanh lọc những tàn dư văn hóa  Tàu bị tiêm nhiễm từ cả ngàn năm, chính họ mới là những người có lòng tự tôn dân tộc, chính họ đang nỗ lực phát huy nền văn hóa bản sắc Việt, sàng lọc những tàn dư phong kiến của Tàu còn sót lại, chính các anh mới là những người  vọng ngoại, chính các anh mới ưu ái cái văn hóa Tàu để cho nó ngự trị, lại còn khinh miệt văn hóa Việt. Anh và họ ai là người yêu nước ai là người  ái mộ Tàu phù?
Cho đến nay các anh vẫn duy trì ngôn ngữ cờ vàng rất riêng của các anh cho nên nếu đọc một bài viết  của các anh sẽ không lẫn vào đâu được, những từ ngữ các anh dùng đặc sệt Tàu phù thế mà các anh cứ lên giọng dạy đời chống Tàu cứu nước,  thối không chịu được.
Có thể nói cộng đồng cờ vàng của các anh đã hình thành một loại văn hóa cờ vàng rất đăc trưng, mà các anh cờ vàng vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của văn hóa đó. Vì thế cho nên các anh nói láo y như nhau, bịp bợm giống hệt nhau và thô lỗ chẳng khác gì nhau.
Cờ vàng luôn xem mình là một “thế lực” đối trọng với CS. Cái “lực”ấy chỉ là  món võ  nói láo và chửi. Thoạt đầu khi truyền thông còn hạn chế thì nó cũng gây được hiệu ứng nhưng dần dà nó trở nên quá hài hước và trẻ con đến nỗi trên các diễn đàn nhiều người cố chọc cho cờ vàng chửi để nghe chơi cho vui. Thưở niên thiếu dường như nhiều người còn nhớ  đến thú vui chọc chó cho nó sủa , nó không sủa thì lấy đá ném nó, chủ nó ra thì bỏ chạy,  chọc cho nó không còn sủa được mới thôi,  nghiệm lại sao nó giống với hoàn cảnh cờ vàng ngày nay trên các diễn đàn quá xá.
Dưới đây tôi xin mời quý độc giả bỏ chút thời giờ tham dự một buổi họp cờ vàng để thấy cái ngôn ngữ cờ vàng nó đặc sệt mùi xì dầu như thế nào. Những từ tô đậm là ngôn ngữ đặc sệt Tàu phù họ thường xuyên sử dụng hoặc là ngôn ngữ đặc  sản cờ vàng. Nếu quý vị chép  những từ ngữ này để tìm kiếm trên google thì tôi bảo đảm rằng nó sẽ dẫn quý vị đến đúng ngay môt ổ cờ vàng thứ thiệt bởi vì chỉ có cờ vàng mới dùng đến nó.
Một ngày tháng tư, tại một hội trường ở “thủ đô tị nạn” người ta thấy cờ vàng treo rợp từ ngoài đường vào trong, cờ nhiều hơn người, người hiếu kỳ mới sực nhớ ra rằng thì ra các cụ lại sắp kỷ niệm “tháng tư đen”.
Đã từ rất lâu lá cờ vàng gắn liền với những sự kiện của cộng đồng những người chống cộng  ở hải ngoại. Bất cứ cuộc tụ tập nào đều phải cắm lá cờ này, đó là một thứ luật bất thành văn để xác định lập trường chống cộng và xác định “lằn ranh quốc cộng”  của những người tham dự. Lá cờ vàng là biểu tượng không thể thiếu của băng nhóm họ. Dù bản chất của lá cờ vàng  chỉ là biểu tượng của một hội đoàn hay  một câu lạc bộ,  không khác gì những hội, câu lạc bộ chơi chó chơi chim, nhưng điều rất  khác biệt ở đây là nó được “chào “ và “mặc niệm” .
Để giải thích cho lý do nó được “chào”,  họ gán cho nó cái nhãn hiệu “hồn thiêng sông núi” Bất kỳ cuộc tụ tập nào của họ cũng đều có nó. Họ cắm nó  ở bất cứ nơi đâu, sơn nó lên xe, vẽ nó lên áo lên mũ, treo nó trên cây… và cho dù nó được cắm ở ven đường,  ở khu chợ Tàu hay ở trước tiệm phở họ vẫn nổ rằng hồn thiêng sông núicủa họ đang  “ngạo nghễ tung bay”.
Không biết họ hiểu như thế nào về ngạo nghễ tung bay nhưng có vẻ họ sướng thật, Thế nên ta có thể hình dung họ tức giận như thế nào khi lá cờ “ngạo nghễ “của họ bị nhân viên bảo vệ của một buổi trình diễn văn nghệ ném vào thùng rác,  nhưng đau nhất là nó ngạo nghễ trong  cái nhậu rửa chân của báo Người Việt. Thế là họ phản ứng quyết liệt để vớt nó lên , dĩ nhiên chỉ có một chiêu cổ điển là biểu tình, để rồi hôm nay nó lại  tiếp tục ngạo nghễ trong cuộc họp cờ vàng
Trong hội trường các cụ đang bắt tay nhau hỏi han tíu tít, cụ thì khoe thằng cháu mới đõ đại học, cụ thì khoe đứa con dâu có chửa sắp đẻ cho cụ  thằng cháu trai, cụ thì khoe con chó cái chihuahua đang rượng đực, những câu chuyện quá tương phản với bộ quần áo lính si đa thẳng nếp, lủng lẳng các huy chương mà  các cụ đang mặc trên người.
Ở cuối phòng,  vài cụ đang đỏ mặt tía tai lớn tiếng phản đối về việc ban tổ chức để cho mấy thằng việt gian vào phòng với điệu bộ hung hăng như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ để rồi sau đó móc túi lấy ra ực vài viên thuốc.
Góc phòng họp một phụ nữ khoảng 6 bó  đang vung tay tố cộng,  tố khổ Việt gian sùi bọt mép cho làm cho nàng đã xấu lại còn xấu thêm.
Gần  bón chục năm rồi,  dù cho các cuộc tụ tập cờ vàng bàn bạc bất cứ đề tài gì  người ta cũng vẫn đoán ra được kết luận rằng “ cộng sản vẫn còn ta chưa chết” và nhiệm vụ sắp tới là tiếp tục đấu tranh “giải thể CS” Chỉ có thế.
Có tiếng micro gõ lộp bộp tiếp theo là một tiếng tằng hắng rõ to.  Người ta có thể nghe rõ tiếng rè của đờm trong họng một cụ ông  rồi có tiếng người cất lên :
Kính thưa các bậc trưởng thượng
Kính thưa quý huynh trưởng
Kính thưa quý đồng hương
Kính thưa các vị thức giả
Kính thưa các vị trong hội đồng liên tôn
Tôi là một sĩ quan không trợ  biệt phái của quân lực VNCH, anh dũng bội tinh với nhành dương liễu . Cũng như quý vị ở đây, chúng ta chưa hề có lệnh giải ngũ, tôi cũng vậy, cho nên chúng ta vẫn là quân nhân của quân lực VNCH ( vỗ tay)
Sắp đến ngày quốc hận, hôm nay gặp mặt nơi này chúng ta cùng ôn lại những tháng năm lịch sử và củng cố tinh thần quốc gia chống cộng. Tôi xin thay mặt các chiến hữu để  điều hợp cuộc hội thảo về đề tài  “Những phương thúc giải thể cộng sản ở VN trong tình hình mới” xin mạo muội đạo đạt đến các bậc trưởng thượng quý huynh trưởng và đồng hương những ý kiến mong được quý vị nhiệt thành đóng góp để chúng tôi được lãm tường.
Nhớ lại từ những tháng năm chúng ta phải giải tán nhiệm sở tác chiến,  rút lui trong danh dự để bảo toàn quân số đến nay đã gần bốn chục năm. Quân lực của chúng ta là quân lực hùng mạnh hạng tư thế giới tuy nhiên chúng ta không giữ được đất nước không phải vì chúng ta hèn nhát,  không phải chúng ta bất tài mà chính là bởi  sự phản bội của đồng minh chúng  ta với việc nhẫn tâm cắt viện trợ làm cho những vũ khí của ta trở nên bất khiển dụng dẫn đến những đơn vị của quân lực chúng ta buộc phải giải tán nhiệm sở tác chiến.
Không có quân viện buộc chúng ta phài tái phối trí lực lượng Việc rút lui chiến thuật với quy mô lớn của chúng ta cũng  đã làm tản thất quân dụng  rất nhiều, đó cũng là lý do chúng ta phải tổn  thất dẫn đến Saigon rơi vào tay CS. Chúng ta không có lỗi trong việc làm mất nước, quân đội chúng ta chiến đấu rất anh dũng nhưng bất lực, chúng ta mất nước vì chính đồng minh của chúng ta đã phản bội bỏ rơi chúng ta không làm gì khi CS xé bỏ hiệp định Paris. ( vỗ tay)
Việc cộng quân tấn công Ban Mê Thuột là một bất ngờ lớn cho chúng ta khiến chúng ta phải di tản chiến thuật. Tuy nhiên chúng ta cũng đã gây bất ngờ lớn cho chúng đó là chúng ta đã  dùng con đường số 7 để  ….rút chạy khiến cho  cộng quân hoang mang phải mất mấy ngày mới phát hiện ra ta thì ta đã cao bay xa chạy rồi, những người bị cộng quân truy kích chỉ toàn là thường dân vô tội.  Đường số 7 là con đường bỏ hoang từ thời pháp thuộc, hiểm trở và nhỏ hẹp. Tuy nhiên ta đã đánh lừa được địch bằng cách dùng chính con  đường chiến lược này để rút lui chiến thuật khiến địch hoang mang không kịp trở tay. Đây là nghệ thuật quân sự của quân lực VNCH mà ngay cả cố vấn Mỹ cũng nghĩ không ra.
Trên đường di tản chiến thuật quân ta đã có sáng kiến cởi quần áo, vứt đi những gì bất khả dụng để cho gọn nhẹ, giúp chúng ta cơ động trong việc tái phối trí lực lượng.  Việc mặc quần tà lỏn hành quân  là kế sách dĩ độc trị độc rất sáng tạo của quân lực VNCH.  Bọn  đặc công CS cũng chỉ mặc trên mình cái quần tà lỏn để xâm nhập đánh phá ta, cho nên  chúng không ngờ được rằng ta cũng không hề thua kém, Ta rũ bỏ xiêm y để hành quân tà lỏn . Chiến thuật này đã gây bất ngờ lớn cho đối phương làm đối phương không biết đâu mà lần, không biết đâu là quan là lính không biết đâu là dân là quân nên chúng vô cùng hoang mang.
 Trút bỏ quần áo cho gọn nhẹ chỉ giữ lại một  thứ khả dụng duy nhất là cái quần tà lỏn  là binh pháp đã được áp dụng sáng tạo trong cuộc hành quân tái phói trí lực lượng của quân lực VNCH.  Tuy nhiên cái sáng suốt của chúng ta là cho vợcon ta cùng di tản chiến thuật cho nên quân CS không thể lấy vợ con chúng ta làm con tin, không còn biết  đâu là dân đâu là lính làm cho tình báo của chúng sa vào mê hồn trận. Đây cũng là sáng tạo của quân lực chúng ta đã được ghi vào  quân sử.
Chúng ta những người có mặt hôm nay là những quân nhân quân lực VNCH  phục vụ cho chế độ tự do trải qua hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, phục vụ cho một chính thể dân chủ pháp trị có quốc hội lưỡng viện , có tam quyền phân lập, có chính nghĩa quốc gia, để đương đầu với thảm họa CS âm mưu cưỡng chiếm nhuộm đỏ miền Nam. Do đó mục tiêu của chúng ta hôm nay và sau này vẫn là là phục hoạt chính thể quốc gia tiêu diệt CS.
 Gần bốn chục năm qua dù mất nước chúng ta vẫn luôn luôn mang bên mình trọng trách “tổ quốc, danh dự, trách nhiệm” và truyền thống huynh đệ chi binh. Là những người quốc gia chân chínhkhông chấp nhận cộng sản, những năm qua chúng  ta đã đạt dược những thành quả khích lệ làm cho bọn việt gian nằm vùng, bọn bưng bô, hôn đít bạo quyền  phải hoảng sợ và thất điên bát đảo.
Cờ vàng lá cờ của chính nghĩa quốc gia đang ngạo nghễ tung baykhắp nơi trên thế giới nơi có người Việt sinh sống chứng minh rằng người Việt quốc gia chúng ta luôn nuôi ý chí quang phục quê hương, quang phục lá cờ vàng chính nghĩa gầnbốn chục năm qua không hề thay đổi. Chúng ta đã làm đầy đủ trách nhiệm quốc tế vận tố cáo vi phạm nhân quyền ở VN trên các diễn đàn quốc tế làm cho CSVN vô cùng khiếp sợ,  không làm gì được chúng ta, để trả đũa chúng đã đàn áp dã man người dân trong nước để trả thù.
Cuộc vận động kiện CSVN ra tòa án quốc tế về những tội ác của chúng được đồng hương nhiệt liệt hưởng ứng , cuộc vận động kiện CSVN xé bỏ hiệp định Paris gây được tiếng vang lớn, cuộc vận động thỉnh nguyện thư  được hàng trăm ngàn  đồng hương ký tên  là cuộc diễn tập lịch sử của chúng ta như một hội nghị Diên Hông thể kỷ 21 chứng tỏ sức mạnh của chính nghĩa quốc gia . Cuộc vận động thỉnh nguyện thư đã di vào lịch sử đấu tranh hào hùng của chúng ta     ( vỗ tay)

Thưa quý đồng hương
Thưa quý vị tôn trưởng
CSVN đang giẫy chết, cho nên chúng đang ra sức tiêu diệt phong trào dân chủ trong nước.  Biết  bao nhiêu nhà dân chủ, blogger, bao nhiêu anh thư đang bị CS giam hãm tù đày,  quốc nội đang ngùn ngụt căm hờn, quằn quại trong cái nhà tù vĩ đại, chỉ cần một mồi lửa nhỏ sẽ bùng lên thành ngọn lửa cách mạng lật đổ bè lũ CS mà chính chúng ta là những người có trách  nhiệm thắp lên ngọn lủa ấy. ( vỗ tay)
Hơn bao giờ hết , lúc này là lúc chúng ta phải đoàn kết lại để phục hoạt sức mạnh từ tinh thần chống cộng để lật đổ CS, trước hết là vạch mặt bọn Việt Gian bưng bô hôn đít bạo quyền đang nỗ lực đánh phá cộng đồng . Kế đến là tiếp tục vận động đồng hương không gửi tiền về VN không mua hàng VN không du lịch  về VN. Nếu chúng ta thực thi những điều thượng dẫn  CSVN sẽ mất đi mười hai tỷ đô la kiều hối và chắc chắn rằng chúng sẽ sụp đổ ( vỗ tay)
Sau đây mời quý vị phát biểu ý kiến và chúng tôi cũng thông báo luôn là quý vị hãy bày tỏ tấm lòng ủng hộ chính nghĩa quốc giabằng cách đóng góp tùy lòng hảo tâm vào quỹ mua cờ để tạo khí thế duyệt binhh nhân dịp ngày quốc hận sắp tới.  Tiện đây chúng  tôi cũng  thông báo là khi tham dự lễ duyệt binh ngày quốc hận các chiến hữu quân lực VNCH cần mặc quân phục chỉnh tề, các binh chủng hải lục không quân  liên lạc với binh chủng của mình để được hướng dẫn. Ai có huy chương thì đeo huy chương  ai có xe jeep cũ thì ủng hộ,  ai có súng nhựa của các cháu thì đóng góp dùng xong các cụ hứa sẽ trả lại các cháu.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

(Bí ẩn)- 4 biểu hiện ở trẻ chứng tỏ bố mẹ đã làm hư con, cần phải chấn chỉnh ngay!

Nếu con bạn có 1 trong 4 biểu hiện dưới đây, cả gia đình hãy cùng nhau chấn chỉnh càng sớm càng tốt, điều này không chỉ có ích cho con mà bố mẹ cũng sẽ được hưởng lợi.

Nếu con trẻ có 4 biểu hiện dưới đây, các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng ý thức được vấn đề để chấn chỉnh cả bản thân lẫn con cái.
1. Không tôn trọng người lớn
Những đứa trẻ được nuông chiều quá độ không chỉ coi lời người lớn như gió thoảng qua tai mà thậm chí có những lúc, chỉ một chút không đúng ý chúng, chúng sẽ hằn học, tỏ thái độ phản kháng với ông bà, bố mẹ.
Có một số bậc phụ huynh bị con đánh nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ, lấy làm thích thú vì cho rằng đó là hành động đáng yêu của trẻ con, cho rằng con sau này có tiền đồ.
Một đứa trẻ từ nhỏ đã dám đánh bố mẹ, làm sao có thể mong đợi sau này đứa trẻ đó hiếu thuận với người sinh thành? Người lớn nếu không kịp thời chấn chỉnh hành vi này, đến khi về già, có khóc cũng đã muộn!
2. Thường xuyên lăn ra đất ăn vạ
Một trong những thủ đoạn mà trẻ thường xuyên áp dụng để uy hiếp người lớn chính là nằm lăn ra đất ăn vạ, đặc biệt là ở những nơi mua sắm như siêu thị - khi trẻ muốn có được những thứ mình muốn.
Sau khi được đáp ứng một hai lần, trẻ sẽ ngày càng trở nên mè nheo, đòi hỏi, được voi đòi tiên, tiếp tục dùng ngón bài này để đạt được mục đích của mình.
Những lúc trẻ có hành động này, người lớn tốt nhất hãy cứ làm ngơ, nhất định không đáp ứng. Một lúc sau, trẻ mệt và thấy không hiệu quả chúng sẽ tự đứng lên. Một vài lần dứt khoát với con sẽ khiến trẻ không tái phạm thói xấu này nữa.
3. Ích kỷ
Chương trình trên ti vi luôn luôn dừng lại ở kênh mà trẻ thích, món ăn ngon, ưa thích luôn được đặt trước mặt trẻ… Thường xuyên cho mình là trung tâm của cả nhà, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, trẻ sẽ trở nên ích kỷ hẹp hòi, không biết thế nào là chia sẻ.
Những bậc phụ huynh sẵn sàng làm mọi việc cho con, hy sinh tất cả cho con một cách vô điều kiện, thái quá, sẽ khiến trẻ không biết cách hoán đổi vị trí để nghĩ cho người khác.
Trẻ sẽ mãi mãi cho rằng tất cả mọi người phải nhường mình. Sau này đi học và bước vào đời, tính cách này sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập vào những môi trường mới, khó được người khác tiếp nhận.
4. Thường xuyên đòi hỏi
Trẻ thường xuyên không biết đủ, thường xuyên đòi bố mẹ cái này, cái kia. Người lớn không nỡ mua một bộ quần áo mới để mặc nhưng con thì vô tư đem tiền đi mua hết món đồ này đến bộ đồ kia.
Những đứa con như thế nếu không được dạy bảo, chỉnh đốn nghiêm khắc sẽ trở thành kẻ sống vô ơn, bố mẹ có hy sinh bao nhiêu cho con, chúng cũng sẽ không bao giờ biết cảm kích.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

)Bí ẩn)- Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel Castro về Việt Nam


(Nhà báo Lý Văn Sáu (tên khai sinh Nguyễn Bá Đàn, 1924-2012) nguyên Phó Trưởng phái đoàn đại diện thường trú Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Cuba. Bài viết được đăng với sự cho phép của gia đình tác giả)

Tháng 6/1962, khi đang làm Vụ phó Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), tôi được cử sang Cuba làm Phó Trưởng đoàn đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Kể từ khi thành lập ngày 20/12/1960, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận. Hai năm sau, tức tháng 7/1962, Cuba lại là nước đầu tiên tiếp nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận với đầy đủ quy chế của một cơ quan ngoại giao. Thật ý nghĩa khi cơ quan đại diện đầu tiên của Mặt trận ở nước ngoài lại được đặt tại một nơi rất xa Việt Nam và cũng lại rất gần nước Mỹ…
Tình hữu nghị của Cuba dành cho Việt Nam
Khi có mặt ở Cuba, tôi và các thành viên trong phái đoàn đại diện thường trú đã được chứng kiến sự ra đời và phát triển rộng khắp của phong trào toàn quốc ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trên đất bạn, từ cuối thế kỷ 18, người dân Cuba đã biết đến Việt Nam khi người anh hùng Cuba Hose Marti từng viết bài báo “Một cuộc dạo chơi trên đất của những người An Nam” để nói lên sự anh dũng của những người dân Việt Nam khi họ kiên cường vùng lên chống lại sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp.
Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, cái tên “Việt Nam” lại càng được người dân Cuba biết đến nhiều hơn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…. Trên đất nước Cuba đã xuất hiện những trường học mang tên Bác Hồ, nhà máy Võ Thị Sáu, hoặc ngôi làng mang tên gọi Bến Tre… Chỉ cần vừa ra khỏi sân bay quốc tế ở Thủ đô La Habana, chúng ta đã có thể gặp ngay con đường mang tên Nguyễn Văn Trỗi, đi một lúc nữa lại gặp vườn hoa Hồ Chí Minh,… chưa kể rất nhiều nhà máy, trang trại, công trường mang những tên gọi Việt Nam.
Tại nhiều khu phố, làng quê, phía bạn đã tổ chức các hoạt động hữu nghị thu hút quần chúng dưới nhiều hình thức thông qua các cuộc mít tinh, nói chuyện về Việt Nam. Có lần, phía bạn mời chúng tôi đến nói chuyện tại trại tù binh là những lính đánh thuê Mỹ bị bắt sống trong cuộc đổ bộ lên bãi biển Hiron ngày 17 tháng 5 năm 1961. Lần khác, bạn tổ chức cuộc chạy mang tên “Vì Việt Nam” trong chặng đường dài hơn 800 km từ Thủ đô La Habana tới thành phố Santiago de Cuba (nơi có pháo đài Moncada). Hàng trăm người đã thay nhau chạy bộ suốt ngày đêm, vừa chạy vừa mang theo quốc kỳ Cuba và lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mỗi lần đoàn dừng lại ở các làng quê, chúng tôi lại đứng ra tổ chức nói chuyện với người dân địa phương.
Trong thời gian 4 năm công tác ở Cuba, tôi cũng đã có điều kiện đi tới tất cả các đơn vị quân đội và 10 tỉnh, thành phố của nước bạn. Những năm đó, các đơn vị cấp tiểu đoàn của quân đội Cuba đều tổ chức các buổi mít tinh ủng hộ và nghe nói chuyện về Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh Việt Nam còn được nhắc đến trong các cuộc thi người đẹp. Hàng năm nước bạn vẫn thường tổ chức các cuộc thi sắc đẹp để tìm ra hoa hậu, trong số những câu hỏi kiểm tra kiến thức các thí sinh dự thi có cả những câu hỏi liên quan đến Việt Nam như: Bạn biết gì về tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam? Nguyễn Hữu Thọ là ai? Anh hùng Núp ở đâu?…
Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel
Có một kỉ niệm khó quên với tôi trong thời gian công tác ở Cuba, đó là lần tôi được trực tiếp chứng kiến câu nói của lãnh tụ Fidel, câu nói mà sau này chúng ta vẫn thường hay nhắc tới mỗi khi nói về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Cuba. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại nguyên văn câu nói của Fidel khi đó là: “Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của chính mình”, trong đó hai từ được ông nhấn mạnh là “đến cả” và “chính mình”. Chủ tịch Fidel đã tuyên bố câu nói ấy tại cuộc mít tinh có sự tham dự của hơn 1 triệu người tại quảng trường Cách mạng ở Thủ đô La Habana.
Trước đó, nhiều lần Fidel đã nói: “Việt Nam chiến đấu không phải vì Việt Nam mà còn vì Cuba, vì nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới”. Là nhân chứng có mặt tại cuộc mít tinh ấy đúng 45 năm trước, tôi và tất cả những người Việt Nam có mặt hôm đó đã trào dâng một niềm tự hào, xúc động. Khi Fidel vừa dứt câu tuyên bố mạnh mẽ ấy, cả quảng trường Cách mạng như vỡ òa bởi những tiếng hò reo và tràng pháo tay của những người tham dự…
Câu nói của người đứng đầu nhà nước Cuba đã biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam, lại diễn ra đúng vào thời điểm Cuba kỷ niệm ngày khởi nghĩa vũ trang cách mạng, 13 năm Chiến thắng Moncada (26/7/1966) và sau khi Hội nghị đoàn kết với nhân dân các nước Á-Phi-Mĩ Latinh vừa bế mạc tại Thủ đô La Habana…
Hồi đó, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Cuba dự hội nghị là đồng chí Trần Danh Tuyên – ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, còn trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đồng chí Trần Văn Thành – Ủy viên Mặt trận. Ngay chiều hôm sau, lãnh tụ Fidel cho mời hai Trưởng đoàn đại biểu của miền Nam và miền Bắc Việt Nam tới gặp riêng. Tôi cũng được dự vì là phiên dịch cho hai đồng chí Trưởng đoàn. Fidel tiếp ba chúng tôi tại Cung Cách mạng. Cuộc gặp trở thành một sự kiện lịch sử mà giờ đây tôi trở thành nhân chứng sống duy nhất, và có lẽ rất ít người biết tới nội dung cuộc trò chuyện mà Fidel đã dành riêng cho chúng tôi chiều hôm ấy…
Mở đầu cuộc gặp, Chủ tịch Fidel nói: “Hôm nay tôi gặp các đồng chí để giải thích vì sao trong cuộc mít tinh ngày hôm qua, tôi lại nói rằng: ‘Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng tới cả máu của chính mình’. Tôi nói ra câu ấy trước hết là vì tình đoàn kết vô điều kiện mà chúng tôi dành cho nhân dân Việt Nam và thể hiện quyết tâm của chúng tôi luôn luôn ủng hộ các đồng chí trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Thứ hai, bối cảnh hiện nay buộc tôi phải nói ra như vậy bởi trong năm 1966 Cuba đã được Trung Quốc cam kết cung cấp gạo, món lương thực chủ yếu của chúng tôi, nhưng đến gần thời điểm này (tháng 7/1966), phía Trung Quốc lại thông báo rằng năm nay Trung Quốc vì phải dành gạo cho Việt Nam nên không có gạo cho Cuba. Hai bên trước đó đã thỏa thuận rồi, vậy mà giờ đây Trung Quốc lại tuyên bố như vậy. Quyết định này của Trung Quốc thực sự đã làm khó chúng tôi vì giờ đây chúng tôi làm thế nào tìm ra kịp đối tác để mua hoặc xin viện trợ? Tôi biết sự việc không hẳn như những gì họ giải thích, còn nếu quả thực là vì Việt Nam thì chúng tôi sẵn sàng nhịn đói để nhân dân Việt Nam có gạo mà chiến đấu, thậm chí chúng tôi còn sẵn sàng hiến dâng tới cả máu của chính mình”.
Cuộc trò chuyện với Chủ tịch Fidel hôm ấy đã làm cho chúng tôi hiểu ra một điều: Lãnh tụ Fidel đã thể hiện sự bất bình trước thái độ của Trung Quốc trong quan hệ với Cuba mà nguyên nhân sâu xa chính là do tại thời điểm đó, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đang căng thẳng và có nguy cơ dẫn tới xung đột. Thái độ của Trung Quốc là một áp lực đối với Cuba, trong khi Cuba vẫn duy trì mối quan hệ khăng khít với Liên Xô, điều làm cho Trung Quốc không “bằng lòng”, và họ đã dùng viện trợ như một sự mặc cả, một biện pháp hòng ép lập trường của nước nhận viện trợ thay cho sự giúp đỡ vô tư, trong sáng mà trước đó họ vẫn duy trì với Cuba.
Tôi muốn đem câu chuyện này ra kể lại vào thời điểm hiện nay khi Trung Quốc đang có những hành xử ngang ngược tại khu vực thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Đã qua 45 năm kể từ ngày Fidel nói lên câu nói bất hủ, hiện cả hai đồng chí trưởng đoàn cùng dự trong cuộc gặp năm ấy đều đã mất, chỉ có duy nhất mình tôi là người còn sống trong số những nhân chứng từng có mặt trong sự kiện lịch sử ấy, vì vậy tôi thấy mình cần nói ra một cách đầy đủ những gì diễn ra quanh câu nói của Fidel.
Không ai nghi ngờ việc Fidel ủng hộ Việt Nam khi ông đã phát biểu những điều gan ruột giữa một biển người tại Quảng trường Cách mạng, nhưng cũng sẽ không có nhiều người hiểu được vì sao Fidel phải nói ra như vậy trong thời điểm ấy…
Hà Nội, 07/07/2011.
Theo VIETNAMNET / NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

Tàu Nga đâm húc, nã đạn vào tàu Ukraine: 24h tới sẽ là thời khắc cân não...




(Nóng)-Tàu Nga áp sát, đâm va với tàu hải quân Ukraine hôm 25/11. Video: Twitter.



7h sáng 25/11 (11h ngày 25/11 giờ Hà Nội), tàu pháo Berdiansk, Nikopol và tàu kéo Yany Kapu của hải quân Ukraine tiến gần tới eo biển Kerch do Nga kiểm soát, nối liền Biển Đen với Biển Azov. Các tàu trước khi đi qua eo biển này thường thông báo trước lịch trình với phía Nga, nhưng Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cáo buộc ba chiến hạm Ukraine đã không "tuân thủ quy trình", theo RT.
Kiev cho biết nhóm tàu di chuyển từ thành phố cảng Odessa tới Mariupol theo kế hoạch đã thông báo cho Moskva từ trước. Phía Nga bác bỏ, khẳng định không nhận được thông tin về chuyến đi của nhóm tàu Ukraine.
Nga lập tức triển khai các tàu cảnh sát biển liên tục yêu cầu tàu chiến Ukraine rời khỏi lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này, nhưng nhóm tàu này dường như đã phớt lờ. "Họ đi vào khu vực tạm thời bị phong tỏa, thực hiện nhiều động tác di chuyển nguy hiểm và không chấp hành mệnh lệnh từ nhà chức trách Nga", FSB ra thông cáo cho biết.




Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

(MTSSN)-Ông Medvedev "sửa gáy" phiên dịch trong chuyến thăm Việt Nam: Dịch là "Đồng chí" chứ!

Tại cuộc hội đàm năm 2010, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có hỏi Tổng thống Nga Medvedev có thể xưng hô là "đồng chí" được không, ông Medvedev đồng ý ngay.

LTS: Hôm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của nhà báo Phan Việt Hùng, thư ký tòa soạn tạp chí Bạch Dương (Hội hữu nghị Việt-Nga) về cách xưng hô đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo hai nước. 

---
Trong nhiều cuộc tiếp xúc từ gần chục năm trở lại đây, lãnh đạo Việt Nam và Liên bang Nga thường gọi nhau "đồng chí" (trong tiếng Nga là Товарищ). Các cuộc tiếp xúc gần đây giữa Tổng thống Putin với các lãnh đạo Việt Nam, gần đây nhất là với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9/2018, đôi bên đều sử dụng "đồng chí Tổng bí thư", "đồng chí Tổng thống"...
Nếu theo dõi cách xưng hô của các lãnh đạo Nga với lãnh đạo các nước, có thể thấy đây là một ngoại lệ khá đặc biệt. Thường, họ hay gọi các nguyên thủ nước khác là господин (ngài) và ngược lại: Ngài tổng thống, Ngài thủ tướng...
Hôm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam. Ông Medvedev sang thăm Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 10/2010, cũng gần 10 năm rồi, trên cương vị Tổng thống Nga.
Khi đó, tại cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư có hỏi Tổng thống Nga Medvedev có thể xưng hô là "đồng chí" được không, ông Medvedev đồng ý ngay.
Vậy nên khi bạn phiên dịch của ông Medvedev dịch sang tiếng Nga câu mở đầu của Tổng bí thư là "Уважаемый господин президент Российской Федерации" - Thưa ngài Tổng thống Liên bang Nga", ông Medvedev liền mỉm cười nhắc ngay bạn phiên dịch "Товарищ" - "Đồng chí chứ".
Và từ đó trở đi, suốt cuộc gặp đôi bên đều sử dụng cách xưng hô là "đồng chí". Có thể đó là tiền lệ để các cuộc gặp song phương sau này giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều sử dụng cách xưng hô thân mật và đầy tin cậy này.
Cũng cần nói thêm, hiện nay trong quân đội Nga vẫn sử dụng cách giao tiếp (có văn bản quy định hẳn hoi) là "đồng chí".
Tháng 4/2015, ông Medvedev có chuyến thăm chính thức thứ ba đến Việt Nam, lần này ở cương vị Thủ tướng. Tại cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Medvedev mở đầu: "Đồng chí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kính mến" (Уважаемый товарищ Генеральный секретарь центрального комитета Компартии Вьетнама Нгуен Фу Чонг)
Tôi đã có mặt tại cuộc gặp của ông Medvedev với các cựu lưu học sinh Liên Xô và Nga 8 năm trước tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô.
Tại cuộc gặp đó, dịch giả Nguyễn Thụy Anh đã phát biểu nói lên mong muốn Tổng thống Medvedev sẽ quan tâm giúp đỡ để ngày càng có nhiều thêm các tác phẩm văn học Nga được dịch để độc giả Việt Nam biết nhiều thêm về nền văn học đồ sộ này. Tổng thống mỉm cười đồng ý.
Và ông đã không quên lời hứa. Dự án Dịch sách văn học Nga - Việt theo chỉ thị của Tổng thống Nga Medvedev đã ra đời. Từ năm 2013 đến nay, các tác phẩm dịch văn học Nga-Việt và Việt-Nga liên tiếp được xuất bản, nối dài thêm dòng chảy hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực văn học nói riêng và trong văn hóa nói chung.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

(Bí ẩn)-Ly kỳ hành trình CIA Mỹ ‘đánh cắp’ tàu ngầm Liên Xô chìm dưới đáy biển

Xem kỳ 1
Xem kỳ 2
Giám đốc CIA William E. Colby khi đó phải gặp riêng tờ Los Angeles Times đề nghị họ không công bố thông tin. Tuy nhiên, vào ngày 18/2/1975, Los Angeles Times đã tung lên mặt báo toàn bộ những thông tin mà họ nắm được về Dự án Azorian.
Phóng viên điều tra Jack Anderson còn tuyên bố trên truyền hình quốc gia rằng các chuyên gia hải quân khẳng định tàu ngầm Liên Xô bị chìm không chứa bí mật đáng kể nào và dự án trục vớt nó là sự lãng phí tiền của người nộp thuế.
Trong khi đó, khi vụ việc vỡ lở, Liên Xô lập tức điều tàu đến bảo vệ khu vực tàu đắm, và để tránh leo thang căng thẳng, Nhà Trắng đã hủy bỏ sứ mạng trục vớt khoang tàu còn lại của K-129. Theo các tài liệu được giải mật, Chính phủ Mỹ đã chi tới 800 triệu USD (tương đương với 3,8 tỷ USD theo tỷ giá năm 2016) cho Dự án Azorian, khiến nó trở thành chiến dịch tình báo tốn kém nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.
Dự án Azorian không thành công về mặt tình báo nhưng đã tạo ra bước đột phá về kỹ thuật trong cứu hộ biển sâu. Nó mở đường cho sự phát triển của công nghệ khai thác khoáng sản ở độ sâu lớn.
Một phần xác tàu ngầm Liên Xô mà Mỹ trục vớt được.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

(Bí ẩn)-Ly kỳ hành trình CIA Mỹ ‘đánh cắp’ tàu ngầm Liên Xô chìm dưới đáy biển

Kỳ 2
Xem kỳ 1
Trong những năm 1970-1974, chiếc máy này được bí mật chế tạo. Để che đậy việc trục vớt, CIA trưng dụng tàu Glomar Explorer chuyên thăm dò khoáng sản biển sâu thuộc sở hữu của tỷ phú Howard Hughes, Chủ tịch Summa Corporation. Sứ mệnh “lấy trộm” xác tàu ngầm Liên Xô được ngụy trang dưới vỏ bọc hoạt động thăm dò hải dương và khai khoáng ở đáy biển.
Phần đáy tàu Glomar Explorer được cắt một khoang lớn chứa chiếc máy trục vớt. Khoang có cửa để đóng lại trong quá trình di chuyển. Để tránh những con mắt dòm ngó từ các máy bay, tàu thuyền và vệ tinh do thám của Liên Xô, toàn bộ sứ mạng trục vớt tàu K-129 đều diễn ra ngầm trong lòng biển.
Ngày 4/7/1974, tàu thăm dò Hughes Glomar Explorer di chuyển từ Long Beach, California tới địa điểm xác tàu K-129 và ở lại khu vực này trong hơn một tháng mà không bị nghi ngờ, kể cả khi bị các tàu và máy bay Liên Xô theo dõi suốt thời gian đó.
Khu vực K-129 bị đắm (chữ đỏ) so với Trân Châu cảng, Hawaii, Mỹ.

Nhưng chiến dịch “ăn trộm” tàu ngầm K-129 cũng đặt ra những rủi ro lớn với thủy thủ đoàn. Khi K-129 đang được máy kẹp nâng lên, một khoang lớn của tàu ngầm bất ngờ vỡ rời, chìm ngược trở lại đáy đại dương sâu thẳm.
Thủy thủ đoàn chỉ vớt lên được khoang nhỏ hơn của tàu có chứa thi thể của sáu thủy thủ Liên Xô. Các thủy thủ xấu số được làm nghi lễ hải táng. Phải tới tận năm 1992, Giám đốc CIA Robert Gates mới cung cấp đoạn băng ghi hình buổi lễ hải táng này cho Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin.
Sau khi vuột mất một khoang quan trọng của tàu ngầm, một sứ mạng thứ hai, tương tự như Dự án Azorian đã được lên kế hoạch để tiếp tục trục vớt khoang bị vỡ. Tuy nhiên, một sự cố tai hại đã xảy ra ngay trước khi sứ mạng này được tiến hành. Những tên trộm đã đột nhập vào một số văn phòng của tỉ phú Howard Hughes, lấy đi nhiều tài liệu mật tiết lộ mối quan hệ của Hughes với CIA. Dự án mật nhanh chóng bị phơi bày.
CIA phối hợp với Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng Sở cảnh sát Los Angeles truy bắt tên trộm để lấy lại tài liệu tuy nhiên, nhiều thông tin đã rò rỉ ra ngoài.
Còn nữa

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

(Bí ẩn)- Ly kỳ hành trình CIA Mỹ ‘đánh cắp’ tàu ngầm Liên Xô chìm dưới đáy biển

Chiến dịch tuyệt mật do CIA chỉ huy đã trục vớt lên được con tàu ngầm chở tên lửa đạn đạo của Liên Xô bị đắm trên Thái Bình Dương dưới một vỏ bọc không ngờ.
Năm 1968, khi Chiến tranh Lạnh đang ở cao trào, tàu K-129 – tàu ngầm Liên Xô được trang bị ba quả tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung R-21 – đắm trên Thái Bình Dương sau khi rời cảng trên bán đảo Kamchatka.
Tàu thăm dò khoáng sản Glomar Explorer được huy động để che mắt cho chiến dịch.

Sau những nỗ lực tìm kiếm bất thành, chính phủ Liên Xô đành từ bỏ chiến dịch tìm tàu đắm bởi thiếu công nghệ. Nhận thấy người Liên Xô vẫn chưa nắm được vị trí chính xác của tàu K-129, vốn được ví như “một mỏ vàng” thông tin tình báo về Liên Xô, chính phủ Mỹ đã nảy ra ý tưởng đánh cắp con tàu để tìm hiểu về vũ khí chiến lược của đối thủ.
Sứ mạng này được đặt mật danh là Dự án Azorian. Dự án tuyệt mật Azorian được giao cho Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) Mỹ chỉ huy, phối hợp với Lầu Năm góc.
Rất nhanh sau khi tàu Liên Xô chìm, Hải quân Mỹ đã huy động thiết bị định vị thủy âm để xác định vị trí xác tàu. USS Halibut, tàu ngầm trinh sát tinh vi của Mỹ, được lệnh tìm kiếm con tàu của Liên Xô. Halibut được trang bị các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ biển sâu hiện đại.
Nó đi vào khu vực nghi tàu ngầm Liên Xô chìm và triển khai tàu ngầm không người lái điều khiển từ xa (ROV) để tìm kiếm. Đội ngũ tìm kiếm chụp khoảng 20.000 bức ảnh và xác định được vị trí xác tàu ngầm Liên Xô. Thì ra K-129 chìm ở độ sâu 4,8km, cách tây bắc Hawaii khoảng 2.900km.

Để trục vớt được con tàu ngầm nặng 1.750 tấn, dài 40 mét đang nằm sâu gần 5km dưới đáy đại dương, CIA đã thuê các kỹ sư và nhà thầu mà họ tin rằng có thể hoàn thành nhiệm vụ gần như bất khả thi này bằng cách sử dụng một chiếc máy kẹp cơ khí khổng lồ, có nhiệm vụ ngoạm lấy thân tàu ngầm và đưa lên mặt nước.
Còn nữa

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Bài 2- Làm quan dưới triều Nguyễn.


Sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi(lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế.[7] Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.[4]
Năm 1926, Ngô Đình Diệm làm tri phủ Hải Lăng, Quảng Trị, sau đó làm quản đạo phủ Ninh Thuận.
Trong suốt thời gian làm quan, Ngô Đình Diệm có tiếng là người mẫn cán, công chính, là nhà lãnh đạo Công giáo và là người theo chủ nghĩa dân tộc. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Công giáo ở Việt Nam từ thập niên 1920 đến thập niên 1930 cũng tạo điều kiện cho sự thăng tiến trong quan trường của Ngô Đình Diệm.[10] Sự thăng tiến nhanh chóng của Ngô Đình Diệm một phần nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài (anh trai ông, Ngô Đình Khôi, là con rể của ông Nguyễn Hữu Bài). Nguyễn Hữu Bài (1863–1935) là một người Công giáo ủng hộ việc bản địa hóa Nhà thờ Việt Nam và tăng quyền lực hành chính cho chế độ quân chủ.[11] Nguyễn Hữu Bài được người Pháp đánh giá cao, trở thành người bảo trợ cho Ngô Đình Diệm do mối quan hệ chặt chẽ về gia đình cũng như tôn giáo.[12]
Năm 1929, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận. Làm quan ở Bình Thuận ông có tiếng về đạo đức làm việc. Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do những người cộng sản tổ chức.[13] Theo Fall, Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, nhưng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại.[14]
Ngày 8 tháng 4, năm 1933Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm QuỳnhThái Văn ToảnHồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu BàiTôn Thất ĐànPhạm LiệuVõ LiêmVương Tứ Đại.[15] Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo vận động hành lang của Nguyễn Hữu Bài.[16] Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933,[17]chỉ sau 3 tháng nhậm chức.[16] Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp", và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm.[14]
Ngô Đình Diệm nổi cơn thịnh nộ và sinh lòng bất mãn chỉ vì ông Eugène Châtel, người vừa nhậm chức khâm sứ Trung Kỳ, đã cùng với Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng, muốn bãi bỏ quyền xử án của các hàng quan lại địa phương.[18]