THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Điểm lại các cuộc đảo chính thời Việt Nam Cộng hòa

(ĐQT)- Những năm 1960 – 1965 là giai đoạn cực kỳ bất ổn của nền chính trị Việt Nam Cộng hòa, với hàng loạt vụ đảo chính do giới quân sự tiến hành. Tình hình chỉ ổn định hơn khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Quốc trưởng và Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng năm 1965.

Cuộc đảo chính năm 1960

Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đứng đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quần chúng. Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quan quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.

Cuộc đảo chính diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau 5 năm xây dựng dưới quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm đã dần vững mạnh. Các thế lực đối lập đều bị trấn áp mạnh và bị suy giảm ảnh hưởng. Nhóm quân sự Bình Xuyên bị tiêu diệt, các nhóm quân sự khác của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo; lực lượng vũ trang của các đảng phái Đại Việt, Quốc dân Đảng đều bị giải tán và sát nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa.



Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: Cộng sản miền Nam, nhóm chính trị và quân sự tuy bề ngoài không hoạt động hoặc hoạt động rời rạc, nhưng thực tế chịu sự chỉ đạo thống nhất của Xứ ủy Nam Bộ. Nhất là khi Nghị quyết Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thứ 15 đã chỉ đạo Xứ ủy Nam Bộ chuyển hình thái từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

Tuy nhiên, quan điểm này của Ngô Đình Diệm không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị cũng như những thất bại về quân sự, mà nổi bật nhất là Phong trào Đồng khởi tại Bến Tre và Trận tập kích Tua Hai tại Tây Ninh cuối tháng 1/1960, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ.

Cuộc đảo chính được Trung tá Vương Văn Đông, một sĩ quan người miền Bắc từng tham gia chiến tranh chống Việt Minh, chỉ huy. Đông sau này được huấn luyện ở Kansas, Hoa Kỳ và được các cố vấn quân sự Mỹ đánh giá cao. Đông viện cớ chế độ của Ngô Đình Diệm chuyên quyền và can thiệp liên tục vào quân đội là cơ sở chính cho sự bất bình của mình. Ngô Đình Diệm đã bổ nhiệm những quan chức trung thành với mình hơn là những người có tài năng và khiến cho các quan chức cấp cao mâu thuẫn lẫn nhau để tránh khỏi bị họ đoàn kết chống lại mình. Nhiều năm sau cuộc đảo chính, Đông đã khẳng định rằng ông ta chỉ muốn Diệm cải thiện chế độ của mình.

Đại tá Nguyễn Chánh Thi, một chỉ huy của cuộc đảo chính khẳng định “Tuyệt nhiên không có sự nhúng tay của ngoại quốc, dù xa hay gần, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù vật chất hay tinh thần. Tôi xin cam đoan rằng không một người ngoại kiều nào được biết đến cuộc đảo chính này trước khi tiếng súng nổ.” còn William Colby sau này thừa nhận có một số sĩ quan Mỹ đến sở chỉ huy quân dù gần dinh Độc Lập quan sát trận chiến để báo cáo tình hình với ông. Khi Ngô Đình Nhu biết được điều này, ông chỉ trích William Colby “Nước nào cũng chơi trò tình báo… nhưng không một nước nào kể cả chúng tôi có thể chấp nhận việc một nước khác nhúng mũi vào quyền hành và tiến trình chính trị của mình” rồi đưa ra bằng chứng về việc một viên sĩ quan Mỹ gặp phe chống đối tham gia bàn kế hoạch đảo chính quân sự. Colby phủ nhận sĩ quan đó không phải người của CIA nhưng do người sĩ quan bị đe dọa thủ tiêu nên ông đồng ý trục xuất người đó về nước. Một nhân vật dân sự khác là Hoàng Cơ Thụy tham gia vào cuộc binh biến ngày 11/11/1960 do cung cấp tin tức cho CIA cũng có nguy cơ bị bắt nên được CIA lén đưa ra nước ngoài.

Kế hoạch đảo chính đã được Trung tá Đông và các quan chức bất bình với chế độ Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Đông đã cấu kết được với một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn quân Nhảy dù. Phủ tổng thống đã gởi Nha An ninh quân đội (và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô) chỉ thị phải gấp rút điều tra Đại tá tư lệnh Lữ đoàn dù Nguyễn Chánh Thi về “những hoạt động có hại cho quốc gia”. Lực lượng đảo chính quyết định tiến hành cuộc đảo chính sớm hơn một ngày.

Cuộc đảo chính nổ ra vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/11. Lực lượng đảo chính chiếm đài phát thanh và phát Nhật lệnh.

Tuy nhiên kế hoạch đã được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đã không phong tỏa các con đường vào đô thành Sài Gòn. Ngô Đình Diệm sử dụng hệ thống phát sóng đặc biệt nằm trong dinh Độc Lập yêu cầu các tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ Tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm quân khu 5 được lệnh phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lấy một Chi đoàn lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh. Đầu tiên, lực lượng đảo chính đã bao vây dinh Độc Lập nhưng Ngô Đình Diệm cử đại diện truyền đạt cho phe đảo chính lời hứa giải tán chính phủ và vợ chồng Ngô Đình Nhu sẽ phải ra đi. Phe đảo chính trì hoãn tấn công trong 36 tiếng đồng hồ vì tin rằng Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Đông đã cố gắng gọi điện cho đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow để gây áp lực lên Diệm. Tuy nhiên, Durbrow dù chỉ trích Diệm vẫn giữ lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ Diệm, cho rằng “chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”. Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Lê Văn Tỵ, tỏ thái độ ủng hộ và đồng ý hợp tác với phe đảo chính. Ông yêu cầu phe đảo chính ngừng bắn để thương lượng với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 12/11/1960, Đài phát thanh Sài Gòn đã truyền đi “Nhật lệnh 3 điểm” của Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ.

Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời và hứa hẹn phối hợp với Ủy ban cách mạng của phe đảo chính thành lập một Chính phủ liên hiệp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng.

Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12/11, Đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy Bộ binh và Thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng Đại tá Trần Thiện Khiêm và Trung tá Bùi Dzinh chỉ huy Bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.

Sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.

Cuộc đảo chính năm 1963

Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963 là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.

Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ do đó Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Từ tháng 7/1963 đã có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ Chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

Chuẩn bị cho cuộc đảo chính, các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29/10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ), tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn – Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi. Sáng ngày 31/10/1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng III Chiến thuật và cử Đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới Bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Chiều 31/10/1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 Trung đoàn dưới quyền cùng 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 1 Chi đoàn Thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL15 đi Vũng Tàu.

Như vậy các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về thì do Đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân với lực lượng của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có Đại tá Vĩnh Lộc với Chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.

Sáng ngày 1/11/1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền khỏi vai trò chỉ huy Binh chủng Hải quân, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng III Sông ngòi (dư luận đánh giá là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang vận đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Cũng trong sáng ngày 1/11 Trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu.

Lúc 1h30 trưa ngày 1/11/1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.

Lúc 12 giờ 10′, tại Dinh Gia Long, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm được tin báo về cuộc đảo chính ông và Cố vấn Ngô Đình Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long. Hầm này có phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách cho Tổng thống và Cố vấn, và có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. Tại đây ông ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến ứng cứu.

Vào 1 giờ 30 chiều ngày 1/11/1963, Mai Hữu Xuân chế ngự được đơn vị của Lực lượng Đặc biệt đóng tại Tân Sơn Nhất, đồng thời tướng Xuân cũng đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả đường tiến vào Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền Tư lệnh Không quân (Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân đang bị giam tại Bộ Tổng tham mưu) cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài Gòn để uy hiếp các lực lượng chống đảo chính. Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (cháu của Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội), Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ra lệnh cho 2 Tiểu đoàn dưới quyền vờ đi hành quân ở núi Thị Vải, Bà Rịa rồi bất ngờ chuyển hướng về Sài Gòn chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin. Quân đảo chính do Đại tá Phạm Ngọc Thảo sau hai lần tấn công đã chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau khi chiếm Đài Phát thanh, quân đảo chính thông báo danh sách những tướng lĩnh tham gia đảo chính, hầu hết các tướng lĩnh đều có trong danh sách này ngoại trừ: Tư lệnh các Quân đoàn II, Quân đoàn I và Quân đoàn IV. Quân đảo chính cũng phát lời hiệu triệu đại ý gồm có lời tuyên bố lý do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại và lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc đảo chính.

Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960. Ông đã chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn tuyên bố với Ngô Đình Diệm phe đảo chính hành động để “đáp lại nguyện vọng của nhân dân” vì các tướng lĩnh đã đề nghị Ngô Đình Diệm “cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân” nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Ngô Đình Diệm đề nghị đối thoại với các tướng lĩnh để “tìm ra con đường củng cố lại chế độ”. tướng Đôn trả lời sẽ bàn bạc với các tướng lĩnh khác về đề nghị của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Vào lúc 4 giờ 30 chiều 1/11/1963 ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge để thăm dò thái độ của người Mỹ về việc các tướng lĩnh dưới quyền tổ chức đảo chính. Ông đề nghị sẽ thực hiện các yêu cầu của người Mỹ. Cabot Lodge khuyên Ngô Đình Diệm từ chức và lưu vong như mong muốn của phe đảo chính để bảo toàn tính mạng. Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận thức rằng người Mỹ đã bật đèn xanh với âm mưu đảo chính của các tướng lĩnh.

Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn, nhưng được tướng Đôn thông báo sự khước từ của phe đảo chính. Họ đòi hỏi hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ý nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chính phải chấp nhận cho ông các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống nhưng bị từ chối.

Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 8h tối ngày 1/11 Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng 2 sĩ quan tùy viên (Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn . Sáng sớm ngày 2/11, từ nhà Mã Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây Tổng thống Diệm ra lệnh Đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại Nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.

Vào khoảng 7h sáng ngày 2/11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc Thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn Văn Quan, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và Đại úy Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa Hiệp được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Đại tá Lắm tuyên bố thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân Nhân Cách mạng ép hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lên xe Thiết giáp M.113.

Trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát. Thi hài của hai ông được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Giám đốc bệnh xá và cũng là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.

Khoảng 10 giờ ngày 2/11, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử!” Dư luận không tin là anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát.

Cuộc đảo chính đã khiến các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.

Chuỗi các cuộc đảo chính năm 1964 – 1965

Do tình trạng bất ổn sau cuộc đảo chính 1963, trong những năm 1964 – 1965 chính trường Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần chao đảo với trên dưới 5 cuộc đảo chính, mà sự kiện mở màn là cuộc chỉnh lý đầu năm 1964.

Cuộc chỉnh lý năm 1964 ở Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30/1/1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo nhằmloại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền sau khi đã tiến hành một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại tổng thống Ngô Đình Diệm. So với các lần trước đó, cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Thời trẻ, Nguyễn Khánh, một người được Pháp đào tạo, gia nhập Việt Minh nhưng sau đó ông từ bỏ Việt Minh để phục vụ cho Quốc gia Việt Nam. Sau khi Việt Nam bị chia cắt, Nguyễn Khánh ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh đã lên đến chức phó Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng sự trung thành của ông bị nghi vấn.

Năm 1960, một âm mưu đảo chính bởi đơn vị lính dù, ông đã thương lượng với lực lượng đảo chính với thời gian đủ để các lực lượng trung thành từ các tỉnh đến đàn áp quân đảo chính. Những chỉ trích về Nguyễn Khánh cho rằng ông đợi xem phe nào sẽ giành thế thượng phong. Ông ta đã tham gia với vai trò nhỏ vào cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Diệm. Với mong muốn ban thưởng cho Khánh nhiều hơn, Hội đồng quân sự đã phong ông ta làm chỉ huy Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng ở Huế, đủ xa đô thành Sài Gòn vì nghi ngờ tính trung thành của ông. Tuy nhiên Hội đồng quân sự này đã không thể kiểm soát Nam Việt Nam sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm.

Nguyễn Khánh bất bình với những gì mình bị đối xử đã bàn mưu tính kế với tướng Trần Thiện Khiêm, lúc đó đang là chỉ huy khu vực Sài Gòn. Khiêm cũng là người cảm thấy rằng đóng góp của mình vào vụ đảo chính Ngô Đình Diệm đã bị đánh giá thấp. Hai người đã bí mật gặp nhau ở Sài Gòn hay ở Sở chỉ huy của Khánh ở Huế đầu tháng 1 và dự tính thực hiện cuộc đảo chính vào lúc 4h ngày 30/1.

Theo kế hoạch đã được hai bên thống nhất, lực lượng của Khiêm ở Sài Gòn sẽ bao vây nhà của các thành viên Hội đồng quân sự đang ngủ trong khi Khánh và đơn vị lính dù sẽ chiếm Sở chỉ huy bộ tổng tham mưu gần Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ngày 28/1, Khánh mặc thường phục bay từ Huế vào Sài Gòn trên một chuyến bay thương mại. Khánh che giấu âm mưu của mình bằng cách đi chung với một viên cố vấn người Mỹ là Đại tá Jasper Wilson và nói với viên cố vấn rằng ông ta vào Sài Gòn theo một cuộc hẹn với nha sỹ. Khánh ở nhà một người bạn và chờ đợi cuộc đảo chính. Đến gần giờ hẹn, Khánh mặc quân phục quân nhảy dù và đến Sở chỉ huy và thấy Sở này vắng tanh, chỉ còn vài lính gác. Khi Khánh gọi điện cho Khiêm mới được biết Khiêm ngủ quên do quên cài đồng hồ báo thức. Dù thế, trước khi trời sáng, Khánh đã chiếm được chính quyền mà không cần bất kỳ phát súng nào. Trong buổi phát thanh trên đài vào buổi sáng, Khánh cho rằng ông ta tiến hành đảo chính là vì Hội đồng quân sự bất tài không có tiến triển nào trong việc chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Hoa Kỳ đã không nắm được âm mưu đảo chính này dù Khánh trước đó đã nói với một điệp viên của CIA là Lucien Conein (người làm đầu mối liên lạc giữa Tòa đại sứ Mỹ và các tướng lĩnh trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm) tháng 12/1963 rằng ông ta đang dự định tiến hành đảo chính; nó đã được lưu cùng với nhiều hồ sơ về tin đồn chính trị và bị quên đi. Sau cuộc đảo chính, Khánh được nhiều người Mỹ ủng hộ và xem như là một hy vọng mới của Việt Nam Cộng hòa.

Vào lúc này, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đang dự định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và muốn Đông Nam Á trung lập như một phần của chương trình nghị sự của mình. Khánh đã tận dụng điều này để tiến hành trả thù đối với các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, thành viên của Hội đồng quân sự. Khánh ra lệnh bắt giữ cả hai với cáo buộc họ là một phần của mưu đồ tập trung của Pháp. Khánh đã cho rằng họ đã phục vụ cho Quân đội thực dân Pháp. Khánh đã không thể chứng minh được cáo buộc của mình chống lại các tướng này trước tòa án binh nơi các cáo buộc đã bị bác bỏ và hai tướng này chỉ bị khiển trách là “đạo đức yếu”. Khánh bị buộc phải bổ nhiệm Đôn và Kim chức cố vấn nhưng lại để các quân khu thuộc các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, những người đã không hài lòng với Khánh. Khánh cũng cho xử bắn Nguyễn Văn Nhung. Nhung nổi tiếng vì là người đã bắn chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính năm 1963. Nhung trước đó đã trở thành một biểu tượng của việc loại bỏ Diệm và việc hành quyết Nhung khiến người ta lo rằng đây là dấu hiệu của việc quay trở lại các chính sách và các phần tử trung thành của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Điều này đã gây náo động ở Sài Gòn, trong đó nổi bật là giới Phật tử và sư sãi, những người sợ các chính sách chống lại Phật giáo sẽ được áp dụng trở lại sau chỉnh lý 1964.

Tới 19/12/1964, ở miền Nam Việt Nam lại đảo chính thêm lần nữa do Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11/1963. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Khánh và Hội đồng Quân lực mới được thành lập, gồm các vị tướng đã tham gia vào cuộc đảo chính, đã khôi phục lại quyền kiểm soát dân sự vào ngày 07/01/1965 với một chính phủ do Trần Văn Hương dẫn dắt.

Hương tỏ ra không thể thành lập được một chính phủ hữu hiệu và Hội đồng Quân lực đã tiến hành đảo chính lật đổ ông vào ngày 27, đồng thời đưa tướng Khánh lên nắm quyền.

Tuy nhiên, Khánh cũng đã lại bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính khác vào ngày 18/02/1965 do Kỳ và Thiệu lãnh đạo. Khánh sau đó đã sang Hoa Kỳ định cư tại Palm Beach, Florida.

Tới 12/06/1965, một cuộc đảo chính nữa lại nổ ra, khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lại lật đổ chính phủ do Phan Huy Quát đứng đầu. Thiệu thành Quốc trưởng còn Kỳ làm Thủ tướng.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Tùy tiện gọi tên “Việt Nam Cộng hòa” là phản bội cách mạng và có tội với quốc gia, dân tộc

(ĐQT)-Thứ nhất, “VNCH” là một Quốc hiệu của một Quốc gia, nhưng từ năm 1945 đến nay chưa bao giờ Đảng ta, Bác Hồ và Nhân dân ta công nhận trên lãnh thổ Việt Nam có hai quốc gia, nhà nước, mà chỉ có một quốc gia duy nhất là Việt Nam, một nhà nước duy nhất là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Ngoài nước VNDCCH thì không tồn tại bất kỳ nhà nước nào khác. Nên cái tên “VNCH” là cái tên vô nghĩa và không đúng với sự thật lịch sử.

Trong nhận thức của nhân dân, của Đảng, của lực lượng cách mạng thì không tồn tại cái gọi là quốc gia hay nước nào khác trên lãnh thổ VN có tên là VNCH.

Cuộc cách mạng của Việt Nam trước năm 1975 là kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Nếu ai manh nha tư tưởng có một nước khác từng tồn tại song song với nước VNDCCH trên đất nước VN thì là một sự phản bội cách mạng.

Thứ hai, khi gọi tên nước “VNCH” thì tức là danh từ chỉ tên của một nước, chứ không đơn giản là tên gọi của một chính quyền. Bởi chính quyền hay chính phủ phải gắn liền với một nhà nước trên một đất nước nhất định, và trên thế giới này cũng không có một danh tự riêng cho chính phủ của một nước.

Vậy cái gọi là “nước VNCH” do ai lập nên vậy? Chính là do giặc xâm lược Mỹ lập ra gồm một nhóm những kẻ phản bội, làm tay sai, tự đặt tên “VNCH” để hợp pháp hóa cuộc chiến tranh xâm lược miền nam Việt Nam.

Được Mỹ làm bà đỡ, những kẻ tay sai tự cho mình là một chính quyền của một nước VNCH có thật, làm căn cứ đối trọng lại với nhà nước VNDCCH đã ra đời và có chủ quyền trên toàn thể lãnh thổ nước Việt Nam từ sau cuộc Cách mạng tháng tám 1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới, hoạt động liên tục đến ngày hôm nay, như vậy cái gọi là “VNCH” kia đã tự lập nên trên chính nước VNDCCH.

Vậy bây giờ nếu công nhận tính chính danh của cái gọi là “VNCH” thì há chẳng phải là đã phản bội lại nước VNDCCH, nay là CHXHCNVN sao?

Thứ ba, trong Lời kêu gọi toàn quân và dân cả nước chống Mỹ cứu nước năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đế quốc Mỹ dã man, gây ra chiến tranh xâm lược hòng ăn cướp nước ta. Chúng nuôi dưỡng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ hại dân, phản nước…” và khẳng định mục tiêu của quân và dân ta là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Đáp lại lời kêu gọi ấy, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã đoàn kết, đứng lên, xốc tới, không ngại hy sinh gian khổ đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào.

Trong tư tưởng, ý chí của quốc dân đồng bào và chiến sĩ ta thì chỉ có kẻ thù duy nhất cần đánh là đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai ngụy quân, ngụy quyền, không có cái gọi là “nước VNCH” hay quân đội “VNCH” nào cả. Nếu giờ đây những người nào công nhận cái tên gọi “VNCH” thì tức là đã phản bội Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản bội sự nghiệp cách mạng của dân tộc và đông đảo chiến sĩ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Theo Quốc Văn (Việt Nam ngày nay)

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

Quê mẹ Ninh Bình






(Đông La)- CHUYỆN VỀ ĐT VÕ NGUYÊN GIÁP XUẤT PHÁT TỪ CUỐN HỒI KÝ CỦA “TRẦN QUỲNH”

CHUYỆN VỀ ĐT VÕ NGUYÊN GIÁP XUẤT PHÁT TỪ CUỐN HỒI KÝ CỦA “TRẦN QUỲNH”

Đại tá Trịnh Lê Hoài Nam đã nhắn tin fb cho tôi: “Hôm trước sau khi anh đăng bài về Lê Kiên Thành, hắn ta đã phải gỡ bài viết đó khỏi fb”. Tôi trả lời: “vậy là biết sợ sai rồi”. Nhân chuyện Lê Kiên Thành mượn lời Pierre Asslin kể công cha mình, phủ nhận công lao của Bác Hồ và ĐT Võ Nguyên Giáp, tôi đăng lại bài về cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh”, một sự bịa đặt, xuyên tạc, vu khống nguy hiểm. Giống như bọn lừa đảo cao tay lừa được nhiều người, sự bịa đặt, xuyên tạc cũng có những ngón nghề dắt mũi được nhiều người, và đặc biệt nguy hiểm là, chúng lại là chứng cứ cho bọn bất lương thất đức lợi dụng, hại người. Xin đăng lại bài này.

4-3-2024

ĐÔNG LA



Cái cội nguồn mà người ta đã dựa vào đó, và còn nhai đi nhai lại cho đến tận hôm nay, để bôi đen, thậm chí kết những tội tày trời cho ĐT Võ Nguyên Giáp, đó chính là cuốn Hồi ký mà tác giả chưa được thông tin chính thống xác thực, ghi là Trần Quỳnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trần Quỳnh từng đi vào ca dao đương đại Việt Nam: “Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh / Ba thằng đồng tình làm hại dân ta”.

Cuốn sách từng phát tán trên mạng, với tôi đúng là một thứ rác rưởi. Nguy hiểm ở chỗ những rác rưởi, cặn bã trong sinh hoạt thì ai cũng nhận ra, nhưng rác rưởi liên quan đến các lĩnh vực như văn học, sử học, khoa học xã hội… thì không phải ai cũng nhận ra. Cũng như loài kền kền thích xú uế, những người có nhân cách kền kền cũng thích bu vào, hít hà những thứ rác rưởi đó, thậm chí có người còn coi là đồ thờ cúng, đã dâng cho người thân đã khuất của mình.

***

Chuyện ĐT Võ Nguyên Giáp làm “gián điệp cho Pháp”, rồi qua Đại sứ Sherbacov, “làm gián điệp cho LX” mà Đơn tố cáo của tác giả cũng chưa được xác thực, xưng là “vợ của Cố TBT ĐCSVN Lê Duẩn”, chính là copy từ cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh” trên. Như tôi đã chỉ ra, chỉ cần một chứng cứ hoàn toàn khách quan trong bộ phim tài liệu của Stanley Karnow “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”, lời từ chính miệng viên tướng Pháp Jean Julien Fonde kể chuyện thuyết phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầu hàng, Đại tướng đã trả lời “Anh hãy nghe đây, quân Pháp rồi sẽ bị tiêu diệt”, cũng đủ chứng tỏ những chuyện đó là bịa đặt.

***

Tôi đã đọc cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh” từ lâu nhưng không bươi ra sợ ô nhiễm môi trường, nhưng rồi thấy nhiều chuyện cứ phát sinh từ đống rác đó, từ chuyện San vẩu Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”, người tự xưng là bà “Bảy Vân” viết đơn tố cáo, rồi có cả một băng nhóm trên mạng đồng thanh chửi rủa Đại tướng, đến hôm nay thì KT Le (Lê Kiên Thành), nhân ngày giỗ cha, cũng nhắc lại những chuyện xuất phát từ cuốn hồi ký đó. KT Le làm vậy đã gián tiếp xác thực những tác giả chưa được xác thực.

Riêng chuyện ơn nghĩa của TBT Lê Duẩn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang danh Trần Quỳnh (tôi sẽ viết trong ngoặc kép “Trần Quỳnh” cho gọn) viết: “Giáp … có nói "tôi rất biết ơn anh Ba đã cứu tôi nhiều lần" thì đích danh Lê Kiên Thành trên báo chính thống An ninh Thế Giới Giữa & Cuối tháng đã trả lời phỏng vấn: “Nhà báo Lương Bích Ngọc … trên Vietnamnet… hỏi tôi về mối quan hệ của cha tôi và ông Giáp. Nguyên văn câu trả lời của tôi là như thế này: Ông Võ Nguyên Giáp đã từng đến gặp riêng cha tôi và nói “Cuộc đời cách mạng của tôi có được một phần lớn là nhờ anh Ba”. Cộng đồng mạng đã nổi giận và chửi KT Le ghê gớm.

Ai hiểu lịch sử cũng đều biết, sau Cuộc Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ đầu tiên đó đã có tên Võ Nguyên Giáp, với chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nghĩa là Võ Nguyên Giáp thuộc vào bậc Khai quốc Công thần.

Về Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (1945) cũng có tên Võ Nguyên Giáp, chỉ sau Bác Hồ và TBT Trường Chinh.

Còn Lê Duẩn, phải đến Đại hội II (1951) mới có tên trong danh sách Bộ Chính trị, với chức danh Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, sau là Bí thư Trung ương cục miền Nam.

Như vậy, cả Đảng và Chính quyền, tuy nhiều hơn 4 tuổi nhưng Lê Duẩn đúng chỉ là bậc “đàn em” của Võ Nguyên Giáp.

Ở thuở trứng nước của một nước VN mới, khi các nước lớn thắng trận trong Đại chiến II đã coi VN chỉ là chiến lợi phẩm của họ như nước Đức, bán đảo Triều Tiên, Võ Nguyên Giáp đã giúp Bác Hồ bảo tồn được nhà nước non trẻ trong cảnh thù trong, giặc ngoài, chưa nước nào công nhận VN. Đến thời ông được Bác Hồ và Bộ CT giao trọng trách chỉ huy Chiến dịch ĐBP, rồi đánh thắng Pháp, cả thế giới đã biết đến Võ Nguyên Giáp bởi vì ông là vị tướng đầu tiên đã chỉ huy quân đội của một nước thuộc địa đánh thắng một nước thực dân, đế quốc. Lúc này thì thế giới chưa biết Lê Duẩn là ai. Về sau, Võ Nguyên Giáp còn được xếp vào danh sách những tướng lĩnh kiệt xuất của nhân loại: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Zhukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.”(Duncan Townson, sách Những vị tướng lừng danh); “Tài năng chiến lược của Tướng Giáp đã đặt ông vào ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại. Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX... Ông ấy giống như một vị thánh. Không có gì khiến ông phải chấp nhận thất bại”. (Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow).

***

Có lẽ với danh tiếng quá lớn lao như vậy, vị Đại tướng tài đức đã làm những người đố kỵ, ganh đua tài danh với ông không chịu nổi, và ông trở thành mục tiêu để họ và tay chân bôi đen, làm hại.

“Trần Quỳnh” viết trong Kháng chiến chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp không chỉ “làm gián điệp cho LX” mà ông còn lãnh đạo phe “chủ hoà”, theo Chủ nghĩa Xét lại của Khơ-rut-sov chủ chương “thi đua, chung sống hoà bình với Mỹ”. Vì ta phải giữ mối quan hệ với LX nên Võ Nguyên Giáp vẫn được cử làm Bí thư Quân uỷ TW, Bộ trưởng Bộ QP, Tổng tư lệnh, nhưng thực chất chỉ “Ngồi chơi xơi nước”, người lãnh đạo quân đội đánh thắng Mỹ, giải phóng MN, thống nhất đất nước chính là Lê Duẩn.

***

Về quan hệ với LX, thực ra VN ta chỉ không theo tư tưởng “chung sống hoà bình với Mỹ thời Khơ-rut-sov”, nhưng khi Khơ-rut-sov bị phế truất, Brêgiơnhép lên thay, đưa LX trở lại vị trí siêu cường, lấn át cả Mỹ, quan hệ hai nước Việt-Xô trở lại bình thường. LX lại giúp ta vũ khí, một trong những yếu tố quyết định giúp ta thắng Mỹ, và khi Trung Quốc xâm lược biên giới nước ta 1979, những tuyên bố của LX ủng hộ VN, hành động của LX điều quân về phía Biên giới Xô-Trung là những yếu tố quan trọng đã ngăn TQ leo thang chiến tranh. Chính vậy, Brêgiơnhép chính là vị đại ân nhân của Nhân dân VN. Vậy mà “Trần Quỳnh” viết về Brêgiơnhép như thế này: “Về Brêgiơnhép, S. đánh giá là một con người rất tầm thường… không có tài năng gì đặc biệt, chẳng qua là người hiền lành, được mọi người chấp thuận như là một nhân vật quá độ trong khi chưa tìm ra được người thay thế đủ tầm cỡ”. Còn hôm nay, theo chân chú “Trần Quỳnh”, KT Le đã truyền bá tư tưởng của cha “Không sợ LX”, cho “LX cản ta thống nhất đất nước”, không chỉ xuyên tạc lịch sử mà còn là một kẻ vô ơn.

***

Giai đoạn ta lên kế hoạch giải phóng MN sau khi Mỹ ký Hiệp Định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, “Trần Quỳnh” viết: “Mọi việc quân sự, Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Bộ tổng tham mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục tác chiến”; “Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình, không biên bản không ghi âm”; “Trong năm 1973 và cả 1974 Lê Duẩn mời các anh bên Bộ tổng tham mưu: Hoàng Văn Thái và các anh khác xuống làm việc tại Đồ Sơn. Sau cái buổi làm việc đầu tiên Lê Duẩn cho tôi biết: Tôi bảo các anh ấy làm cho tôi một kế hoạch giải phóng Miền Nam trong hai năm. Các anh nói là hai năm thì khó lắm, xin 4 năm, thảo luận mãi các anh xin ba năm. Tôi nói: Tôi đồng ý ba năm nhưng chỉ các anh biết thôi, đừng nói cho ai biết”.

Viết như vậy, mục đích “Trần Quỳnh” dồn công lao cho Lê Duẩn hết, Võ Nguyên Giáp là số không, có điều “Trần Quỳnh” viết vậy là đã hạ thấp Lê Duẩn thành nhà độc tài, gia đình trị như Ngô Đình Diệm, biến tổ chức Đảng CSVN như một băng nhóm mà Lê Duẩn là thủ lĩnh.

***

Thực tế hoàn toàn không phải vậy, vì nước VN mới của chúng ta theo một chế độ XHCN văn minh, tiên tiến. Một nước nhỏ, nghèo nàn, trình độ khoa học công nghệ kém, để đối đầu được với Mỹ, một nước giầu, phát triển nhất thế giới thì ngoài tinh thần, ý chí, chung sức, chung lòng, cách làm việc của Đảng, Nhà nước và quân đội ta phải rất khoa học, mưu trí, chính xác thì chúng ta mới có thể đi tới ngày chiến thắng.

Sự thực hoàn toàn không phải như “Trần Quỳnh” viết theo kiểu ghi chép những chuyện ngồi lê đôi mách, rồi suy diễn chủ quan với một tầm nhìn thiển cận, một tâm địa bất lương. Có những cuốn hồi ký của những người trong cuộc, ghi lại đầy chủ, chi tiết, chính xác diễn tiến của những bước đi lịch sử: Đại tướng Hoàng Văn Thái, từng là Tư lệnh B2 (chiến trường Nam Bộ), sau khi Mỹ rút, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất trong giai đoạn quân ta lên kế hoạch giải phóng MN, đã viết Hồi ký “Những Năm Tháng Quyết Định” (Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân); đặc biệt chính ĐT Võ Nguyên Giáp cũng viết cuốn Hồi ký TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG, đúng là ông đã kể công, nhưng không phải như bọn bất lương xuyên tạc là chỉ kể công mình, ông đã kể công của tất cả mọi người, kể cả công của “anh Ba”, TBT Lê Duẩn.

***

Để có được Bản "Đề cương kế hoạch chiến lược quân sự” giải phóng MN, không phải như “Trần Quỳnh” viết bằng “Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình”, mà thực tế đã có cả một quá trình dự thảo công phu, và để có bản hoàn chỉnh cuối cùng đã phải chỉnh sửa đến 8 lần.

Sau cuộc họp ngày 24-5-1973 của Bộ Chính trị mở rộng bàn vấn đề Giải phóng Miền Nam, ĐT Võ Nguyên Giáp

đã bàn với ĐT Văn Tiến Dũng cùng chỉ đạo chuẩn bị Ngày 5-6-1973, Tổ trung tâm đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương kế hoạch chiến lược” mang số 305 TG1. Trong quá trình dự thảo, đúng là có chuyện Lê Duẩn đôi lần góp ý, chỉ đạo, nhưng hơn một năm sau, sau đến bảy lần chỉnh sửa, đến ngày 30-9-1974, bản dự thảo “Kế hoạch chiến lược cơ bản” đã được Hội nghị Bộ Chính trị nhất trí phê duyệt. Chưa hết, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đã thông qua quyết tâm lần cuối cùng. Thay mặt Bộ Tổng tham mưu, Tướng Lê Ngọc Hiền đã trình bày kế hoạch hoạt động quân sự năm 1975, cũng chính là bản dự thảo đã được chỉnh sửa lần cuối cùng, lần thứ tám.

Sự thật là như vậy, cả hai hồi ký của hai vị đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái đều viết như vậy, có đâu chuyện giải phóng MN, thống nhất đất nước như dời non lấp biển lại giống như chuyện mua con cá, mớ rau ngoài chợ, như “Trần Quỳnh” viết: “Sau này trong một lần họp Bộ chính trị, trong giờ giải lao, Phạm Văn Đồng cười ha hả nói: "Nghĩ cũng buồn cười thật, khi bàn mở chiến dịch giải phóng Miền Nam, trong Bộ chính trị chỉ có một mình tôi tán thành ý kiến anh Ba!"

Giống như chuyện vu cho ĐT Võ Nguyên Giáp tội “làm gián điệp”, “Trần Quỳnh” còn hoàn toàn bịa đặt như thế này: “Trong quá trình bàn bạc để quyết định chiến dịch, có vấn đề Mỹ có vào lại hay không, Lê Duẩn cho rằng Mỹ sẽ không vào... Còn Võ Nguyên Giáp thì điện "coi chừng Mỹ vào" khác nào hù dọa quân ta. Lê Duẩn thấy điện cười: "Anh ta sợ Mỹ lắm!" Chính từ ý này, người ký tên “Nguyễn Thị Vân, vợ Cố TBT LD” đã viết trong đơn tố cáo Võ Nguyên Giáp: “…vào năm 1974 anh Ba và BCT bàn về kế hoạch giải phóng MN …vấn đề gay cấn nhất… là việc xác định Mỹ có can thiệp trở lại hay không … ông Giáp đưa ra thông tin Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp … còn sử dụng cả bom nguyên tử. Sau này … đ/c Phạm Văn Đồng vẫn thường nhắc anh Ba rằng: “Khi đó chỉ có một mình tôi ủng hộ anh đánh mà thôi”… “Có thách kẹo Mỹ cũng chẳng dám quay trở lại”; còn KT Le, trong ngày giỗ cha, cũng nhắc lại chuyện Mỹ ném bom nguyên tử: “Đây là chuyện tôi nghe lại từ ba mình… khi ta chuẩn bị tấn công Đà Nẵng thì có tin tuyệt mật : “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử”. BCT ngừng họp, ba triệu tập lãnh đạo Bộ QP , Cục Tình báo QĐ, gay gắt …: “Các anh cho tôi biết, đó là tin của tình báo ta hay là của LX, TQ”? Lãnh đạo Cục Tình báo: “Thưa anh, đó không phải tin của ta ạ”. Thế thì tin của ai, làm thế nào tới được Bộ QP, các bạn tự tìm hiểu nhé”.

***

Tôi đã kỳ công lục tìm trong hai cuốn hồi ký của Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái thì thấy cái ý của TT Phạm Văn Đồng “Có thách kẹo Mỹ cũng chẳng dám quay trở lại” đã nói vào ngày 30-9-1974, trong Hội nghị Bộ Chính trị, khi Tướng Lê Trọng Tấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế họạch quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.

Cụ thể, ĐT Hoàng Văn Thái đã viết về Hội nghị đó khi bàn về chuyện “Mỹ can thiệp”: “Chính quyền Mỹ đang đứng trước rất nhiều khó khăn... Họ không ngờ vụ Oa-tơ-ghết đã dẫn đến Ních-xơn bị đổ, Pho lên… Đời sống nhân dân lao động vẫn bị đe doạ, khiến họ tiếp tục đấu tranh chống chính quyền trở lại dính líu vào Việt Nam… Anh Trường Chinh cho rằng… Ta cần lợi dụng thời cơ Mỹ đang khó khăn bê bối về nhiều mặt mà tranh thủ giành lấy thắng lợi quyết định, chắc chắn. Anh Phạm Văn Đồng … Kể xong chuyện gặp Kissinger, anh nói tiếp: “Nói thế thôi. Nước Mỹ đang bê bối lắm. Nó không dám dúng vào Việt Nam nữa đâu. Cho kẹo, quân Mỹ cũng không dám trở lại Nam Việt Nam...”

Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết về lúc đó: “Tôi phát biểu ý kiến bổ sung… Nguỵ quyền Sài Gòn đang đứng trước những khó khăn … Đế quốc Mỹ đang lúng túng. Phong trào phản chiến từ sau Hiệp định Paris càng lên cao… Đảng Cộng hoà bị vụ bê bối Oatơghết trói chặt chân tay. Mỹ rất khó đưa quân trở lại miền Nam… Đây là hoàn cảnh khách quan hết sức thuận lợi, ta cần tận dụng, không được bỏ lỡ… Tôi đặc biệt lưu ý hội nghị về trận Thượng Đức… khi không dựa được vào sự chi viện lớn của không quân Mỹ… thì sức chiến đấu của quân nguỵ rất yếu … Các đồng chí trong Bộ Chính trị phát biểu ý kiến rất sôi nổi… anh Trường Chinh nêu rõ… Ta cần lợi dụng thời cơ Mỹ đang bê bối về nhiều mặt, tranh thủ giành thắng lợi quyết định. Anh Phạm Văn Đồng nhắc lại lần gặp Kítxinhgiơ năm ngoái. Trả lời câu hỏi: Dân tộc Việt Nam đã ba lần thắng quân Nguyên. Còn các ông, liệu các ông đánh chúng tôi mấy lần? Nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã giơ lên một ngón tay. Rồi anh khẳng định: Nước Mỹ đang bê bối lắm! Cho kẹo, quân Mỹ cũng không dám trở lại Việt Nam. Hội nghị nhất trí phê duyệt kế hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần thứ bảy do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị. Sáng 8-10-1974, đồng chí Bí thư thứ nhất kết luận hội nghị”.

***

Như vậy, “Trần Quỳnh” đã hoàn toàn bịa đặt. Những chuyện động trời mà ông ta cứ viết tự nhiên như thằng trẻ con, lẫn lộn tùm lum. Như Chiến dịch HCM, một trận đánh vĩ đại, gồm cả 5 cánh quân, nhưng ông ta viết: “Nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 4”; rồi lại viết: “Lê Duẩn hỏi Lê Trọng Tấn (Quân đoàn 2) có đánh được vào Sài Gòn không? Lê Trọng Tấn trả lời được và xin cho vào Sài Gòn trước. Lê Duẩn đồng ý và dặn Lê Trọng Tấn là cứ vào dinh Độc Lập buộc Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện, nhưng dặn đừng nói Lê Duẩn ra lệnh. Thế là Quân đoàn 2 từ phía Đông tiến vào dinh Độc Lập trước”. Sự thực, Tướng Nguyễn Hữu An mới là Tư lệnh QĐ2, còn Lê Trọng Tấn là Tư lệnh cả cánh quân hướng Đông.

Giống như khi bịa đặt một người “làm gián điệp cho Pháp” lại được Bác Hồ và Bộ CT giao cho trọng trách chỉ huy Chiến dịch ĐBP đánh Pháp, rồi thắng Pháp luôn, “Trần Quỳnh” cũng ngu không kém khi bịa đặt chuyện ĐT Võ Nguyên Giáp “sợ Mỹ”, trong khi ông lại được giao những trọng trách làm Bộ trưởng Bộ QP, Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân uỷ TW chỉ huy quân đội ta đánh Mỹ, rồi cuối cùng ta cũng thắng Mỹ. Vô lý như vậy mà vì lòng đố kỵ, nhỏ nhen, muốn cướp công, người ta đã vồ lấy những điều bịa đặt đó, còn nhai đi nhai lại cho đến tận những ngày hôm nay, để bôi đen, kết tội cho bậc Khai quốc Công thần Võ Nguyên Gíap, người luôn được không chỉ nhân dân VN mà cả nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới tôn kính, và ngay đến kẻ thù cũng còn phải nể phục ông. Những người đã tin theo những điều bịa đặt phi lý ngu xuẩn cũng ngu xuẩn không kém!

22-7-2023

ĐÔNG LA