THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

UNESCO VINH DANH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHƯ THẾ NÀO?

Cách đây hơn 30 năm, khi nền kinh tế Việt Nam đang xóa bỏ bao cấp, kinh tế – xã hội dần hồi phục và phát triển thì ở bên kia địa cầu, từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, tại Thủ đô Paris tráng lệ của nước Cộng hòa Pháp đã diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO thế giới khóa 24, có gần 90 quốc gia thành viên Liên Chính phủ tham gia bàn nhiều nội dung về Văn hóa Hòa bình, về các môi trường đại dương, về Thập kỉ văn hóa giữa các nền văn minh, về khuyến cáo từ các di sản… trong đó có phần vinh danh các nhân vật nổi tiếng trong khoa học, văn hóa, lịch sử và giáo dục.
Đại hội đồng nhất trí thông qua bản Nghị quyết Vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Bác là người thứ 21 được vinh danh trên toàn cầu từ trước đến năm 1987.
Ðể có một văn bản dịch từ tiếng Anh, Pháp ra tiếng Việt chuẩn đưa ra làm căn cứ, giới thiệu cùng công chúng, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam và các nhà hoạt động chuyên môn của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã thẩm định lại bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh. Nay xin trân trọng giới thiệu toàn văn bản dịch này về Nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO Thế giới Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trích từ Tập biên bản của Đại hội đồng Khóa họp 24 tại Pari, ngày 20/10 đến 20/11/1987, do UNESCO xuất bản năm 1988. tr.144):
Phái đoàn Việt Nam tại phiên họp Đại hội đồng Unesco Thế giới khóa 24 ở Paris 1987. Hàng trước trái sang: Thứ trưởng, Đại sứ Hà Văn Lâu. Thứ trưởng, Đại diện UNESCO Việt Nam Nguyễn Di Niên và Phó trưởng ban thư ký Nguyễn Xuân Thắng (giữa hàng 2).

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Quỳ không chết, con hư mới chết!

Giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con mình

Đã bao giờ các vị phụ huynh tự vấn lại bản thân: Mình đã dạy con mình như thế nào trước khi giao con cho Nhà trường chưa?

Tôi phải hỏi câu hỏi này, vì hiện nay, rất nhiều phụ huynh có tâm lý "ở nhà cung phụng con như cung phụng bố mẹ", giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con của mình, thầy cô nhỡ có phạt thì nổi đóa lên đâm đơn kiện với Nhà trường "sao lại đánh con tôi", con học tốt thì nói "do cháu thông minh", con học kém thì quay sang trách "thầy cô không biết cách dạy".
Với những phụ huynh như vậy, tôi khuyên, hoặc vợ hoặc chồng tự nghỉ việc ở nhà mà dạy con, đừng đem con đến trường rồi vạ lây cho thầy cô!
Bản thân tôi cũng từng là học sinh, ngày còn đi học, lên lớp có nghịch ngợm, mất trật tự, không làm đủ bài tập, cô chủ nhiệm cầm cây thước lim rất to, cứ tay cô nện, nện thước nào thì rát tay thước ấy, thế mà về nhà không dám kể với bố mẹ 1 câu vì sợ bố mẹ còn đánh thêm. Bố mẹ gặp cô của con thì giữ lễ như với cô giáo của chính mình, một điều gọi "cô giáo", hai điều gọi "cô giáo", tuyệt nhiên không gọi tên cô, dù cô ít tuổi hơn bố mẹ. Đi học mà bị điểm thấp mang về, bố mẹ không trách cô mà trách con, trách con không chịu nghe giảng, trách con không chịu làm bài, bắt lên lớp xin lỗi cô giáo. Hễ đi đường bố mẹ có gặp cô thì đều chào và nói khéo "nhờ cô dạy con giúp, cháu nó có hư thì cô cứ đánh, đánh thật đau vào!".
Nhưng giờ thì sao?
Con điểm thấp thì quay ra trách cô không biết dạy, con hư thì trách nhà trường không biết uốn nắn, ở nhà dung túng cho con, lên lớp cô phạt thì quay ra nói "cô không có quyền làm thế", con học kém thì chạy điểm cho chúng...
Rất nhiều, rất nhiều vụ học sinh hư bị phạt, phụ huynh tạo áp lực mà khiến bao thầy cô chao đảo, các thầy cô khác nhìn thấy mà "sợ", thu mình giữ kẽ, thấy học sinh hư cũng không dám phạt, thấy học sinh phá cũng không dám răn! Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!
Thầy cô bị tước hết "uy quyền", lên lớp vừa phải dạy chữ, vừa phải dạy người nhưng chỉ được bằng lời nói, không được trách phạt. Ở nhà các vị phụ huynh, nhiều khi chỉ có 2, 3 đứa con đã lắm phen điên đầu, trên lớp mỗi thầy/cô trông nom 30 - 40 cháu, cháu hư có, cháu ngoan có, cháu giỏi có, cháu kém có, thầy cô cũng là người, họ có phải thánh đâu mà nói không với hỉ nộ ái ố???
Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!

Quỳ không chết, con hư mới chết!

Vả lại, các cụ ta từ xưa đã dạy: "Yêu cho roi cho vọt", trẻ con phải dạy bảo, nhưng nhiều khi phải dùng cả đòn roi để đưa chúng vào khuôn phép, giáo dục vừa phải dùng tâm nhưng cũng phải dùng cả uy, có như vậy học sinh nó mới nên người!
Chính bản thân tôi, bây giờ nhớ lại những lần bị cô đánh mà không dám trách lấy 1 lời, chỉ thầm cảm ơn, nếu không có đòn roi ngày ấy, không có lời răn dạy ngày ấy thì chắc gì có tôi hôm nay?
Quay lại vụ việc cô giáo bắt phạt học sinh quỳ vì mất trật tự. Chúng tôi thấy rằng việc đình chỉ giáo viên ấy 1 tuần là quá nặng nề, và việc đình chỉ ấy là xúc phạm đến nghề giáo, xúc phạm đến nền giáo dục, buộc thầy cô phải cúi đầu, im lặng trước sai sót của học trò!!!
Tôi phải nói luôn, việc quỳ ở đây chẳng có gì là "nhục nhã" cả, trong mối quan hệ truyền thống của Việt Nam thì mối quan hệ "Thầy - trò" luôn được xem trọng, người thầy có vai trò không khác gì người cha, quỳ gối trước thầy cô chẳng có gì là nhục nhã, huống chi đây là quỳ gối vì lỗi sai của bản thân mình. Chỉ có những kẻ quỳ gối trước bọn tiểu nhân, quỳ gối bợ đỡ kẻ có chức có quyền, quỳ gối ngoại bang rước voi dày mả tổ thì mới nhục nhã!
Nếu học sinh quỳ mà ghi nhớ sai sót, nếu học sinh quỳ mà biết sửa chữa điều chưa tốt, nếu học sinh quỳ mà từ đó nó biết học hành đàng hoàng vậy thì việc quỳ ấy là điều cần thiết.
Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Học trò Ngọc Sơn hát "Tình mẫu tử" khiến mẹ bật khóc

Sau khi đăng quang Thần tương Bolero, dù được nhiều bầu show mời chào nhưng Duy Cường chọn cách đi chậm mà chắc. Anh vừa tung ra MV đầu tay.


Chào đón tháng Vu lan, Quán quân Thần tượng bolero 2018 chính thức phát hành MV đầu tay có tên Tình mẫu tử sau khi thành công tại cuộc thi.
MV đầu tay, Duy Cường đặc biệt dành tặng Mẹ, người mà suốt đời anh mang nợ và không có bất cứ thứ gì có thể bù đắp được bởi những hy sinh của mẹ đã dành cho gia đình, con cái.
Câu chuyện của MV Tình mẫu tử giản dị, nhẹ nhàng nhưng lại chất chứa tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho những đứa con của mình.
Giành chiến thắng áp đảo ở cuộc thi Thần tượng Bolero 2018, Duy Cường không tận dụng sức nóng nhận show triền miên, hay ra sản phẩm như nhiều ca sĩ trẻ trưởng thành từ các gameshow. Chàng Tiến sĩ triết học 9X chọn cách đi cho riêng mình bằng việc ngày đêm luyện tập.
Anh quan niệm “Dục tốc bất đạt”, việc gì quá nhanh cũng khó thành công. Anh tin tưởng những ai đã yêu mến Duy Cường thì Duy Cường sẽ mãi nằm trong trái tim của họ, và sự cố gắng hoàn thiện của anh chính là tri ân tình cảm đó.


MV Tình mẫu tử chính là kết quả sau một thời gian hoàn thiện mình của anh. Ca khúc này cũng là sáng tác rất mới của nhạc sĩ Ngọc Sơn, người đã dìu dắt Duy Cường tiến thẳng đến ngôi vị Quán quân Thần tượng bolero.
Ca khúc này Ngọc Sơn mới chỉ giới thiệu một đôi lần trên sân khấu, là một sáng tác mà Ngọc Sơn tin rằng tất cả những người làm con trên đời đều thấy mình ở đó, đều hiểu hơn ân tình mẹ và kính yêu, hiếu nghĩa với mẹ hơn.
Chính vì vậy, thay vì những ca khúc bolero nổi danh mà Duy Cường đã thể hiện rất thành công ở Thần tượng Bolero, anh chọn ca khúc của Ngọc Sơn để hướng về mẹ, về gia đình. MV Tình mẫu tử với những khuôn hình dung dị, kể về câu chuyện gia đình ấm áp ngọt bùi, mà nơi ấy, người mẹ đã hy sinh, chở che với tất cả tình yêu thương của mình để con lớn lên thành tài.

Hình ảnh người mẹ gắn liền với nhiều dấu ấn trong cuộc đời của nam ca sĩ.
Người đầu tiên anh mời xem MV chính là mẹ. Mẹ anh đã xem và khóc rất nhiều. Mẹ thấy hình ảnh của mẹ trong đó nhưng Duy Cường biết rằng, tình yêu, sự chở che của mẹ dành cho anh bao la hơn rất nhiều so với những gì MV gợi lên.
Năm Duy Cường học lớp 1, anh trai học lớp 2, bố anh bị tai nạn giao thông. Từ một gia đình khá giả trong làng, cuộc sống của nhà Duy Cường nhanh chóng tụt dốc. Tất cả mọi thứ trong gia đình đều phải bán và cầm cố để chữa bệnh cho bố.
Quãng thời gian khủng khiếp kéo dài đến 5 năm trời. Khi tiền trong nhà đều đội nón ra đi, không còn tài chính để duy trì, các bác sĩ đành phải cắt chân của bố anh để bảo toàn tính mạng cho ông. Từ lúc đó, mẹ anh một vai gánh vác tất cả mọi nỗi lo toan trong gia đình, vừa phải đi làm vừa chăm sóc bố trên bệnh viện. Mỗi tuần chỉ về thăm 2 anh em một lần.
Sau khi đăng quang Thần tương Bolero, dù được nhiều bầu show mời chào nhưng Duy Cường không chạy theo con đường showbiz hào nhoáng. Anh vẫn muốn tiếp tục công việc giảng dạy của mình ở ngôi trường anh từng trưởng thành.
Khẳng định mãi là một giảng viên trách nhiệm với sinh viên nhưng Duy Cường cũng không muốn phụ lòng công chúng. Anh muốn họ mãi nhớ đến mình như một Tiến sĩ hát Bolero.

Tình mẫu tử -Tiến sỹ 9X Duy Cường



TÌNH MẪU TỬ
Sáng tác: Ngọc Sơn
Trình bày: Duy Cường.

Con nhớ làm sao từ xa xưa ấy khi con vào đời
Trăn trở cả đêm ngồi nghe mẹ kể mà nước mắt rưng rưng
Về một giây phút thiêng liêng
Hài nhi vươn vai trong bụng mẹ
Rồi oà lên khóc..... giọt máu của mẹ bước ra chào đời.
ĐK:
Mẹ đã sinh con ra đời
Công ơn cao vời ngút ngàn trời mây
À ơ... Sông kia có cạn, núi kia có mòn
Lòng người còn mang nặng tình thương.
Năm tháng dần trôi giờ đây con đã lớn khôn nên người
Ko thể nào quên, tình cha lòng mẹ gian khó ngày đêm
Bạn bè thương mến xung quanh
Thầy cô giúp con học hành
Cùng nhau xớt chia ngọt lành.
Cảm ơn tất cả, cảm ơn cha mẹ nghĩa công sinh thành !!!
Bạn bè thương mến xung quanh
Cùng nhau xớt chia ngọt lành
Cảm ơn tất cả, cảm ơn cha mẹ muôn đời cảm ơn !!!

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Khúc hát người lính biển




Ca khúc Vô cùng (vì anh thương em)


Bài hát có gắn đến cây bàng non làm người nghe liên tưởng đến chuyện tình của người chiến sỹ hải đảo với người yêu trên đất liền. Bài hát Vì Anh Thương Em thuộc thể loại nhạc trẻ, được người nghe rất yêu thích, nhất là các bạn trẻ. Bài hát Vì Anh Thương Em đã nói lên được tình cảm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Với giai điệu nhẹ nhàng, da diết và lời bài hát ý nghĩa, bài hát Vì Anh Thương Em đã nói hộ được tâm trạng của nhiều chàng trai. Nếu bạn muốn thể hiện tình cảm của mình với người ấy, bạn có thể bật hoặc hát bài hát Vì Anh Thương Em cho người ấy nghe.




Lời Bài Hát Vì Anh Thương Em

Em nghe gì không từng hạt mưa đã gọi tên
Anh bỗng thấy thương cây bàng non, thương chiếc bóng cô phòng
Đâu là cô đơn? Nếu mình nghe nhau trong hạt mưa
Nghe tiếng khóc mưa rơi, nghe tiếng mưa buồn.
Và tiếng trái tim từng đêm gõ trên lá bàng non, em nghe gì không hỡi em
Vì anh thương em, như thương cây bàng non
Cây nhớ ai làm sao nói được
Vì anh thương em, như thương hạt mưa non dại
Vỡ rồi mà có được đâu
Anh thương em sẽ không cần trước sau
Vì anh đã đặt mình ở hướng vô cùng

Giải mật Hội nghị Thành Đô

bài viết gốc:

PHẢI HIỂU CHO ĐÚNG VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Sau khi tôi (Tác giả bài viết- Bác sỹ Trần Thanh Chương) đăng bài viết về Đại tướng Lê Đức Anh, có người nhắn tin hỏi tôi về vai trò của ông trong Hội nghị Thành Đô thế nào. Đây là sự kiện trọng đại thuộc hai lĩnh vực: quân sự và ngoại giao liên quan đến Trung Quốc khi Đại tướng Lê Đức Anh đương chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Tôi không phải nhà ngoại giao hoặc chuyên gia quân sự, mà chỉ là bác sỹ quân y, làm thơ, viết văn. Tuy nhiên từ lâu, Hội nghị Thành Đô là chủ đề tôi rất quan tâm nên đã cố gắng tìm hiểu qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc không chính thức.
Đặc biệt, tôi có người bạn thân làm việc ở Bộ ngoại giao từ những năm 1980. Về sau, anh là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại một nước châu Âu. Qua anh, tôi biết được khá nhiều điều bí mật và tế nhị phía “hậu trường” liên quan đến sự kiện này.
Đúng là Đại tướng Lê Đức Anh có vai trò rất lớn trong Hội nghị Thành Đô, mặc dù ông không tham gia Hội nghị.
Thành viên tham dự gồm có:
Phía Việt Nam:
– Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
– Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng)
– Phạm Văn Đồng, Cố vấn cấp cao
– Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương Đảng
– Hoàng Bích Sơn, Trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng
– Đinh Nho Liêm, Thứ trưởng Bộ ngoại giao
Phía Trung Quốc:
– Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc
– Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ
– Và các cán bộ chuyên ngành

 Hội nghị diễn ra trong hai ngày từ 3 đến 4/9/ 1990 tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Tại sao lại tổ chức ở Thành Đô mà không phải Bắc Kinh? Vì hai bên xác định đây là hội nghị bí mật, không muốn cho dư luận biết, bởi lúc đó Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Á vận hội 1990 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9. Đã có rất nhiều nhà báo đến đây.
Tại sao lại phải bí mật? Bởi Hội nghị này chủ yếu bàn về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Campuchia” mà không có các phái Campuchia tham dự. Đây là điều hết sức tế nhị và phức tạp trong một sự kiện ngoại giao lớn. Chính vì vậy, cho đến tận bây giờ, cả hai bên vẫn chưa chính thức công bố nội dung của Hội nghị. Điều đó gây nên những nghi ngờ thậm chí suy luận không tốt về Hội nghị cũng như đối với các nhà lãnh đạo nước ta, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh.

Muốn đánh giá đúng vai trò và giá trị lịch sử to lớn của Hội nghị này, ta phải trở lại bối cảnh của Việt Nam và thế giới vào thời điểm đó. Năm 1990, năm thứ tư của công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta có phần khởi sắc nhưng tiến triển rất chậm chạp, thậm chí nhiều ngành đang trên đà suy thoái, đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế, nước ngoài không thể đầu tư vào Việt Nam.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Những đề kiểm tra bá đạo

Đây quả là một lời nhắc nhở khéo léo có 1-0-2, học sinh phát hiện ra chỉ còn nước tuân thủ ngay mà thôi!
Bên cạnh lớp trưởng, thủ quỹ lớp có lẽ là công việc vất vả hao tổn nhiều tâm sức nhất. Thử nghĩ mà xem, mỗi năm học có bao nhiêu khoản phải thu chi, từ quỹ lớp, tiền từ thiện, tiền vệ sinh đến tiền photo đề cương..., tất cả đều đè nặng lên vai một người. Quan trọng nhất là đi thu tiền của cả một tập thể đâu phải điều dễ dàng, chín người mười tính, đứa thì lề mề, đứa thì cố chấp, đứa lại hay quên khiến thủ quỹ chỉ muốn khóc ròng vì chẳng bao giờ cầm được đủ tiền đúng hạn.
Để giúp đỡ thủ quỹ, một thầy giáo đã nghĩ ra cách siêu độc đáo và lầy lội, đó là chèn các thông điệp giục đóng tiền vào trong bài kiểm tra khiến học sinh ngớ người khi phát hiện ra trong lúc làm bài.