THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Bài 2- Làm quan dưới triều Nguyễn.


Sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi(lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế.[7] Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.[4]
Năm 1926, Ngô Đình Diệm làm tri phủ Hải Lăng, Quảng Trị, sau đó làm quản đạo phủ Ninh Thuận.
Trong suốt thời gian làm quan, Ngô Đình Diệm có tiếng là người mẫn cán, công chính, là nhà lãnh đạo Công giáo và là người theo chủ nghĩa dân tộc. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Công giáo ở Việt Nam từ thập niên 1920 đến thập niên 1930 cũng tạo điều kiện cho sự thăng tiến trong quan trường của Ngô Đình Diệm.[10] Sự thăng tiến nhanh chóng của Ngô Đình Diệm một phần nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài (anh trai ông, Ngô Đình Khôi, là con rể của ông Nguyễn Hữu Bài). Nguyễn Hữu Bài (1863–1935) là một người Công giáo ủng hộ việc bản địa hóa Nhà thờ Việt Nam và tăng quyền lực hành chính cho chế độ quân chủ.[11] Nguyễn Hữu Bài được người Pháp đánh giá cao, trở thành người bảo trợ cho Ngô Đình Diệm do mối quan hệ chặt chẽ về gia đình cũng như tôn giáo.[12]
Năm 1929, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận. Làm quan ở Bình Thuận ông có tiếng về đạo đức làm việc. Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do những người cộng sản tổ chức.[13] Theo Fall, Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, nhưng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại.[14]
Ngày 8 tháng 4, năm 1933Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm QuỳnhThái Văn ToảnHồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu BàiTôn Thất ĐànPhạm LiệuVõ LiêmVương Tứ Đại.[15] Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo vận động hành lang của Nguyễn Hữu Bài.[16] Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933,[17]chỉ sau 3 tháng nhậm chức.[16] Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp", và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm.[14]
Ngô Đình Diệm nổi cơn thịnh nộ và sinh lòng bất mãn chỉ vì ông Eugène Châtel, người vừa nhậm chức khâm sứ Trung Kỳ, đã cùng với Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng, muốn bãi bỏ quyền xử án của các hàng quan lại địa phương.[18]

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

(Tứ đại gian ác)- Tiểu sử Ngô Đình Diệm


TIỂU SỬ NGÔ ĐÌNH DIỆM- TỨ ĐẠI GIAN ÁC
Bài 1: Thời Niên Thiếu
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáolâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista).
Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đình Khả từng làm võ quan từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một người hợp tác với chính phủ Liên bang Đông Dương (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Khả từng làm tới Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.

Ngô Đình Diệm là người con thứ 4 trong gia đình 9 anh chị em: anh đầu là Ngô Đình Khôi (thứ nhất), chị Ngô Đình Thị Giao (thứ 2), Ngô Đình Thục (thứ 3), 5 người em là Ngô Đình Thị Hiệp (thứ 5, mẹ của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận), Ngô Đình Thị Hoàng (thứ 6), Ngô Đình Nhu (thứ 7), Ngô Đình Cẩn(thứ 8), Ngô Đình Luyện (thứ 9). Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, còn Ngô Đình Thục một thời làm tổng Giám mục.
Lúc thiếu thời, cha Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả theo Nho học, sau đó ông vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia để làm tu sinh, nhưng sau đó ông bỏ và làm quan trong triều Nhà Nguyễn. Năm 1905 ông thăng chức Tổng quan Cấm Thánh.
Là người mộ đạo, Ngô Đình Khả dẫn gia đình ông đi lễ mỗi buổi sáng. Năm 1907, thấy chính quyền bảo hộ Pháp phế bỏ và đày vua Thành Thái sang Phi Châu, ông Ngô Đình Khả xin từ quan về quê làm ruộng để tỏ sự bất mãn. Có thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị chính quyền bảo hộ Pháp cách chức.[4] Dù đã từ quan nhưng ông Ngô Đình Khả vẫn đủ sức để chu cấp cho các con ông ăn học.
Lúc nhỏ, Ngô Đình Diệm ngoài giúp cha làm ruộng còn cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng Pellerin Huế. Cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã bỏ trường dòng.
Năm 1913, lúc 12 tuổi, Ngô Đình Diệm thi vào trường Collège Quốc học, học chương trình tổng hợp bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Trưởng giáo (tức hiệu trưởng) trường là Ngô Đình Khả cha ông.
Theo Moyar, cá tính độc lập quá mức của Ngô Đình Diệm không thích hợp với các khuôn phép trong nhà thờ. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn thừa hưởng từ cha tinh thần chống thực dân Pháp xâm lược.[5]
Từ lúc còn nhỏ, ông được quan đại thần Nguyễn Hữu Bài - bấy giờ là phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ do có mối quan hệ gần gũi, người anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi kết hôn với con gái của Nguyễn Hữu Bài.
Tốt nghiệp trung học với thành tích học tập xuất sắc ở trường Collège Quốc học, Ngô Đình Diệm được trao học bổng đi học ở Paris. Nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông nhập học Trường Hậu bổ (trường Hành chính công và Luật) ở Hà Nội, một trường danh tiếng của Pháp đào tạo công chức người Việt.[6] Trong lúc học ở trường Hậu bổ, Ngô Đình Diệm yêu con gái của thầy dạy học và đây là mối tình duy nhất trong cuộc đời ông. Sau khi người con gái đó quyết định vào Nữ tu viện, Ngô Đình Diệm sống độc thân suốt phần đời còn lại.[7] Theo Nhân Hưng, mối tình đầu của Ngô Đình Diệm là với tiểu thư Trang Đài, con gái út của quan Thượng thư họ Nguyễn ở An CựuHuế.[8]
Năm 1921, Ngô Đình Diệm tốt nghiệp trường Hậu bổ.
Gia cảnh và giáo dục, đặc biệt là Công giáo và Nho giáo đã có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Đình Diệm, cụ thể lên suy nghĩ của ông về chính trị, xã hội, và lịch sử. Theo Miller, Ngô Đình Diệm "tỏ ra mộ đạo Thiên chúa giáo trong tất cả mọi việc, từ việc hành lễ thành kính cho đến thói quen trích dẫn Kinh thánh vào phát biểu của mình". Ngô Đình Diệm cũng quy định ngày sinh nhật Khổng Tử là ngày lễ quốc gia, và "thích khoe khoang kiến thức của mình về văn thơ cổ điển Trung Quốc".[9] Tuy nhiên, việc là tín đồ Công giáo và là một nhà Nho không có nghĩa là Ngô Đình Diệm bị mắc kẹt bởi những tầm nhìn tiền hiện đại (premodern vision).

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

(Nóng)-TẠI SAO VIỆT NAM THẢ BLOGGER “MẸ NẤM”?

Tờ The Guardian của Anh hôm qua đưa tin rằng Việt Nam đã thả một blogger Mẹ Nấm sau 2 năm bắt ngồi tù với điều kiện bà này rời đến Mỹ. 

Bài báo viết: “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với tên “Mẹ Nấm” đã bị bắt giữ tháng 10/2016 và bị tuyên án 10 năm tù về tội phỉ báng chính quyền. 
Một số bạn bè của blogger này cho biết bà đang trên đường đến Mỹ cùng với mẹ và hai con. 

Hồi tháng 6, nhà chức trách Việt Nam đã thả Nguyễn Văn Đài và trục xuất Đài cùng với người khác đến Đức. 

Các tin tức về việc thả “Mẹ Nấm” xuất hiện một thời gian ngắn sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis có chuyến thăm Việt Nam. Hiện chưa rõ việc thả tù này có liên hệ gì với chuyến thăm của Mattis hay không. 

Trong khi đó, một phiên tòa ở tỉnh Bình Dương đã tuyên án 7 năm tù một người vì tội in ấn 3300 tờ truyền đơn kêu gọi công nhân biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế”. 

Có lẽ sự kiện này sẽ là một cơ hội tốt để các phe phái chống cộng “tự sướng” rằng “cộng sản Việt Nam phải thả Mẹ Nấm vì áp lực từ Mỹ và các tổ chức nhân quyền”. Cũng có thể có những người dân sẽ cảm thấy thất vọng khi nghe tin này vì cho rằng “Tại sao nhà nước lại phải thả Mẹ Nấm?” hoặc là “Phải chăng việc thả Mẹ Nấm thể hiện sự nhượng bộ của Việt Nam?”. Tuy nhiên, ở một góc độ khác thì thấy rằng việc thả “Mẹ Nấm” cũng giống như việc thả một số người khác trước đây thể hiện tư tưởng khoan hồng của Việt Nam và đồng thời cũng là một biện pháp cao tay để giữ gìn an ninh quốc gia. 

Như chúng ta đã thấy, tất cả những người ở trong nước tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động nhân quyền” và nổi tiếng nhờ cái mác đó đều trở nên xẹp lép như con gián sau khi bị bắt, bị xử tù và rồi sau đó “được” cho sang Mỹ hoặc nước ngoài. Có thể kể ra đây những trường hợp để làm ví dụ như: Việt Khang, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy... Điển hình như ông blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Sau khi sang Mỹ, bây giờ chả ai còn quan tâm gì đến ông ta và những hoạt động của ông ta. 

Cái lý do của sự “chìm xuồng” đó rất đơn giản. Khi anh còn đứng trên mảnh đất Việt Nam này, anh đứng lên chống đối nhà nước thì anh sẽ được các thế lực bên ngoài tung hô anh để lợi dụng anh nhằm quảng cáo rẻ tiền cho tổ chức của họ. Khi anh bị nhà nước Việt Nam xét xử và cho ngồi tù, các tổ chức ở hải ngoại sẽ tiếp tục “đấu tranh” để hỗ trợ anh vẫn chỉ với mục đích là để quảng cáo cho bản thân họ. Nhưng khi anh đã được thả và “được” cho ra nước ngoài thì sinh mạng chính trị của anh coi như đã chết, anh trở thành vật vô giá trị đối với các tổ chức đó. Thậm chí có thể người ta còn lo sợ rằng anh ra nước ngoài rồi sẽ cạnh tranh với họ trong công việc “chống cộng kiếm cơm”. 

Bao nhiêu ánh hào quang mà các tổ chức chống cộng khoác lên anh, ca tụng anh sẽ trở thành mây khói ngay sau giây phút anh rời khỏi tổ quốc để bước chân đến một đất nước xa xôi. Cổ nhân nói “xảy nhà ra thất nghiệp” thật sự là không ngoa. Bao nhiêu ảo tưởng về bản thân sẽ nhanh chóng tan biến sau khi anh bước chân xuống đất người và chẳng bao lâu sau thì những hào quang sẽ hết sạch để đưa các anh quay về với hiện thực phũ phàng là những nỗi nhục nhã khi đối mặt vấn đề cơm áo gạo tiền nơi xứ người. 

Xin chốt lại một câu: Nhà nước Việt Nam đang hành xử rất linh hoạt và thực dụng theo cái cách mà cư dân mạng hay nói. Đó là “ai thích dân chủ kiểu Mỹ kiểu Tây mời sang Mỹ sang Tây mà ở”. Cho đi Mỹ đi Tây thực chất là một biện pháp cực kỳ cao tay để làm cho những “nhà đấu tranh” đang từ trạng thái rất nguy hiểm với bình yên của đất nước trở nên xẹp lép như con gián và vô hại.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

(Nóng)- Bản tin Vì Nó Em Ngu (VNEN):


1/ Đã có 9 tỉnh dừng VNEN (Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Thái Bình, Đăk Lăk, Bắc Ninh, Nghệ An, Vũng Tàu, Bình Thuận), đến lượt Khánh Hòa, 1 trong 6 tỉnh đầu tiên thí điểm VNEN từ năm học 2011-2012 phải giải quyết các hệ lụy của mô hình này.
Báo Hà Giang ngày 02/08/2016 ghi nhận đa số ý kiến trả lời của giáo viên, phụ huynh học sinh (HS) trên địa bàn thành phố Hà Giang rằng, dừng VNEN là hợp lý! 
2/ Bộ GD-ĐT"nuốt" không trôi thì bán cái cho các tỉnh:
Khi triển khai VNEN, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn các tỉnh làm bằng được. Thái Bình làm rất nghiêm túc và hăng hái, vì tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định kỹ về mặt chuyên môn, có lợi cho dân mới làm.

Ai dè đến khi dư luận phản đối, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn nước đôi, tiếp tục VNEN hay không tùy các tỉnh, làm tiếp thì phải chịu trách nhiệm về chất lượng!
Vì sao lại nói Bộ GD "nuốt"? Nên nhớ rằng VNEN là sản phẩm của nước Colombia. Thực chất mô hình này là "tổ chức dạy học kiểu lớp ghép này; nghĩa là nó đã mang những học sinh khác tuổi, khác trình độ vào cùng một lớp học để đáp ứng được những nhu cầu và mức độ phát triển khác nhau của các em"
Còn kinh phí cho VNEN là một ẩn số... chỉ biết rằng mỗi năm bán sách VNEN họ đã thu về vài trăm tỉ đồng!

3- Bộ và Hiệu trưởng đưa VNEN lên 9 tầng mây:
Bộ hô hào nhiều, báo đài đã đang, nay khỏi nhắc lại... Đến các Hiệu trưởng (nhất là tiểu học) khen nức nở chương trình... (Chắc các vị này cũng được hưởng tý sái hoa hồng bán sách!)
còn thực tế ra sao? Ở đơn vị THCS nọ năm nay là năm thứ 2 tiếp nhận lứa VNEN... hỡi ôi: Gần hết số đó đều chẳng có kiến thức gì hết, khoogn có nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.... Mỗi khối lớp chỉ chừng 3-4 em là có kiến thức để học... đồ rằng các em này chính là "Nhóm trưởng, tổ trưởng" gì đó!... 
Kết thúc chỉ nói lên 1 điều:
VNEN chính là Vì Nó Em Ngu!


Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

(Video)- Ca khúc hay chưa biết tên

Không biết tựa bài, không biết tên hai ca sỹ cũng như không biết ai sáng tác.... Nhưng bài hát quả thực đi vào lòng người!


Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

(Vui)-Nhạc chế Táo quân 1

Nhạc chế Táo quân "Em là bông hồng nhỏ"

(Nóng)- Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


Đồng chí Đỗ Mười sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sớm tham gia hoạt động cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, được tôi luyện, trưởng thành qua các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Đỗ Mười đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong những năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng (6/1991-12/1997), với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí Đỗ Mười đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đoàn kết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đồng chí đã được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Theo TTXVN

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

(Tiện ích)-Ban hành Chuẩn giáo viên phổ thông mới


Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn, cụ thể: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.