THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

PHẬN NƯỚC- PHẬN CỜ

2/ Cờ long tinh:

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi bình định xong xứ viễn đông, người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp, gồm các vùng lãnh thổ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam), Nam kỳ (Cochinchine), Campuchia, Lào, và Quảng Châu Loan (nhượng địa của nhà Thanh). Hà Nội được đặt làm thủ phủ xứ Đông Pháp xa xôi. Riêng ba vùng lãnh thổ An Nam, Campuchia và Lào, được người Pháp cho duy trì chế độ quân chủ dù chỉ là về hình thức vì trên mỗi ông vua còn có một nhiếp chính quan người Pháp gọi là Khâm sứ quyết định mọi việc kể cả đặt ai ngồi trên cái ngai hoàng đế. Họ để cho mỗi vương triều được có một lá cờ làm biểu tượng riêng. Cụ thể hoàng triều An Nam kể từ đời vua Thành Thái (1889-1907) có “long tinh kỳ” (hai giải bên màu vàng, giải giữa màu đỏ), mang ý nghĩa trên đất hoàng triều này có dòng máu của người Lạc Việt và Quốc thiều là bản “Đăng đàn cung” (Không có lời ca). Thực sự“long tinh kỳ” chỉ được thượng lên tại hoàng thành Huế và vùng lãnh thổ Trung kỳ hoặc theo nhà vua mỗi khi xa giá, nên chỉ xuất hiện đôi lần ở Bắc kỳ, chưa từng được xuất hiện ở Nam kỳ. Vì thế “long tinh kỳ” không thể là biểu trưng cho một quốc gia Việt Nam thống nhất và độc lập.
3/ Cờ quẻ ly:


Thời kỳ đầu của Thế chiến II, chỉ sau chín tháng tuyên chiến với Đức quốc xã, đế quốc Pháp mau chóng đầu hàng. Ngày 25/6/1940 Pháp chính thức mất nước! Chính quyền thực dân ở Đông Pháp xa xôi vội vàng mở rộng cửa rước quân phát xít Nhật vào! Để rảnh tay lo việc chiến tranh, Nhật sử dụng Đông Dương như một căn cứ tiền phương mở đường hành quân và cung cấp hậu cần cho vùng Đông Nam Á miễn là bộ máy cai trị thực dân ở đây muốn tồn tại phải phục vụ đắc lực ý đồ của Nhật. Chính quyền tay sai bản sứ nhẫn nhục cam phận bù nhìn. Nhân dân Đông Dương lâm vào cảnh một cổ ba tròng (đế quốc Nhật, Pháp và Phong kiến tay sai), càng thêm điêu đứng! Giữa năm 1944, nước Pháp được quân Đồng minh giải phóng, cùng với sức phản công mãnh liệt của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Đông và Tây Âu, phe trục phát xít đến ngày tàn!
Tháng 2/1945, Thủ tướng Nhật Bản–Hoàng tử Fumimaro Konoe, viết thư trình Hoàng đế Hirohito: “Nhi thần rất tiếc phải kính bẩm với Đức Kim Thượng rằng thất bại của Nhật Bản là không thể tránh khỏi”! Không chịu để bị đâm từ phía sau lưng nên ngày 9/3/1945 phát xít đảo chính thực dân và bày trò trao trả độc lập cho mấy nước Đông Dương. Ông thầy già dạy sử Phạm Cao Dương cũng phải nói ra sự thật bi hài là: “Được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp”!
Hoàng đế Bảo Đại đưa ra tờ chiếu với lời tuyên cáo hão huyền: “Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia độc lập”! Ngài sao không biết trên mình vẫn là bộ máy cai trị của Nhật thay thế hoàn toàn ách cai trị của Pháp trước kia! Dưới sự thúc ép của chính quyền phát xít, ngày 17/4, danh sách thành viên tân chính phủ được đệ trình hoàng đế Bảo Đại trước sự có mặt của tối cao cố vấn Nhật Yokohama. Ngày 8/5/1945, tân nội các do Trần Trọng Kim làm Tổng trưởng chính thức tổ chức lễ ra mắt quốc dân, đặt quốc hiệu là “Đế quốc Việt Nam”! Ông Lưu Văn Lang, người xứ Đông Dương đầu tiên đậu trường Bách khoa kỹ nghệ Paris được mời ngồi ghế Bộ trưởng Công chánh nhưng từ chối khéo: “Tôi già rồi không thể làm tay sai được nữa
Cả triều thần vua quan há không biết đến “Tuyên Bố Cairo” ngày 27/11/1943 của phe Đồng minh đã cảnh báo: “Sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế Quốc Nhật thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng”, hoặc là cứ liều nhắm mắt đưa chân, để xem con Tạo xoay vần ra sao và đã đưa cả dân tộc sa vào thảm họa?! Cái gọi là “ĐẾ QUỐC VIỆT NAM” của Hoàng Đế Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim hoàn toàn không có tư cách pháp lý nào để đứng trong cộng đồng thế giới dân chủ tự do. Vua nào tôi nấy, toàn là những nhà nho học, tây học đầy bụng chữ mà sao mụ mẫm dở hơi ra lời tuyên cáo với đồng bào: “Quốc dân phải cố gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thật hợp tác với nước Đại Nhật Bản”!
Cờ long tinh” được thay thế bằng “Cờ quẻ ly” (là chủ phương Nam, biểu tượng cho lửa, chỉ sự sáng suốt của đấng quân vương). “Quẻ ly” (có ba sọc đỏ mà sọc giữa thì đứt ra làm hai khúc) bị người Huế  biếm ngôn là “vương rút ruột”, ám chỉ một thực tế là vương triều Nguyễn lúc đó chẳng còn giá trị gì! Quốc thiều vẫn là bản Đăng đàn cung” và lời bài “Long vân ca (không rõ tác giả) được lấy làm quốc ca. Người viết may mắn được hai nhà giáo lão thành Trần Thanh Đạm và Đinh Nho Hoan giúp hoàn chỉnh lời bài quốc ca thời đó:
Kìa núi vàng bể bạc. Có sách trời, sách trời định phân/
Một lòng ta gây dựng non sông vững chắc/ Đã ba ngàn mấy trăm năm/
Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc/
Văn minh đào tạo, màu gấm hoa càng đượm/
Rạng vẻ dòng giống Tiên Long/
Ấy công gây dựng từ xưa đà khó nhọc/
Nhớ ơn dày nặng, lòng trung quân đã sẵn/
Có yêu nhau thương nhau một niềm/
Nguyện nhà Việt muôn đời thịnh trị”*.
Cái Chính phủ của ông Trần Trọng Kim khác nào đứa hài nhi lọt lòng lúc mẹ nó đang hấp hối. Một số trí thức do muốn giúp đồng bào trong lúc quốc gia hữu sự cũng chỉ hợp tác cầm chừng. Trước sự kìm kẹp chặt chẽ của Nhật cả về chính trị lẫn kinh tế và quân sự, nội các thành vô dụng và ngày 5/8/1945, các thành viên đồng loạt đệ đơn từ chức. Một ngày sau, nhà vua chấp nhận nhưng yêu cầu tạm ở lại làm việc, chờ tìm người lập nội các mới. Trước sự thắng lợi của các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới và sự suy yếu của các thế lực xâm lược ngoại bang, khắp cả nước sôi động phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do, dân chủ. Người thức thời không ai chịu hợp tác với đám vua quan bù nhìn chờ phút cáo chung! Vậy là cái nội các lọt ra từ tay phát xít Nhật trong cơn hấp hối chỉ tồn tại hơn ba tháng (từ 17/4 đến 5/8/1945, nếu tính đến khi nhà vua tuyên cáo thoái vị thì được 4 tháng 14 ngày)!
Lúc này, nước Nhật đã kiệt quệ lại bị người Mỹ dội hai trái bom nguyên tử đẩy nhanh quá trình suy sụp. Quân đội Mỹ đặt được chân lên đất Nhật, cùng lúc Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông, chiếm được vùng lãnh thổ Mãn Châu rộng lớn. Trong khi tại Việt Nam, thừa cơ lúc quân Pháp bỏ chạy, quân Nhật đầu hàng, chính quyền phong kiến tay sai gần như tê liệt, phong trào Việt Minh phát triển nhanh và rộng khắp, lôi cuốn nhân dân cả nước nhất tề đứng lên tự giải phóng mình. Ngày 31/8/1945, lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại quảng trường Ngọ môn, trước quốc dân đồng bào, nhà vua tuyên bố: “Trẫm quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ dân chủ cộng hòa”. Lá “cờ quẻ ly” bị kéo xuống và thay thế bằng lá “cờ đỏ sao vàng” trước sự hân hoan phấn chấn của hàng vạn người dân, chứng kiến sự chấm dứt của chế độ phong kiến hàng ngàn năm và hàng trăm năm của một vương triều nô lệ tay sai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét