Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020
KHI 3 QUE "THỦ DÂM"
Từ khi Facebook xuất hiện đám 3 que mừng như cha chết sống lại. Bởi đây là nơi để 3 que "thủ dâm tinh thần" sau mỗi ngày "bú móng" mệt mỏi. Lượm lặt trên Facebook cũng khá nhiều nội dung mà 3 que thường xuyên "thủ dâm", đó là:
1. Sài Gòn "Hòn Ngọc Viễn Đông":
Khi nghe mấy cháu 3 que nói câu này tôi chỉ hỏi 1 câu: "Hồi đó VNCH làm gì để giàu"? Không có cháu 3 que nào trả lời được vì có làm gì đâu mà giàu, muốn giàu thì phải lao động, sản xuất ra của cải, vật chất đem đi xuất khẩu và đem ngoại tệ về mới giàu. Mà hồi đó VNCH có xuất khẩu được thứ gì đâu, ngay cả gạo mà còn phải nhập khẩu kìa. Sài Gòn sa hoa thời đó là do Mỹ đổ hàng tỷ tỷ USD xây dựng lên để chỉ huy bộ máy chiến tranh xâm lược. Do nhu cầu ăn chơi rất lớn của lính Mỹ, lính VNCH sau mỗi trận càn vì thế Sài Gòn phát triển rất mạnh các dịch vụ ăn chơi như: Quán bar, vũ trường, nhà thổ... Để cho tụi lính nó có chỗ xả.
2. Lính VNCH "yêu nước, thương dân".
Nghe mà cười vãi cả đái, "yêu nước" mà chịu làm tay sai cho ngoại bang, Mỹ nó vô nó sai khiến từ thằng to tới thằng nhỏ chỉ biết răm rắp làm theo. Ngô Đình Diệm có ý định không nghe lời Mỹ lập tức bị Mỹ lệnh cho đàn em xả cả băng đạn vô người Diệm và giết tất cả người nhà của Diệm. Mấy đời Tổng thống sau có ai dám cãi Mỹ.
Còn "thương dân" mà hơn 1 nửa dân Miền Nam theo Cộng sản chống lại VNCH. Nếu ai còn nghi ngờ thì cứ vô Google gõ "tội ác của Mỹ, ngụy" sẽ thấy tư liệu, hình ảnh, clip của các phóng viên nước ngoài ghi lại chân thực lắm. Tụi nó thương dân "dã man" luôn.
3. Sẽ khôi phục lại chế độ VNCH theo Hiệp định Paris.
Nếu đem Hiệp định Paris ra tự sướng thì sao không đem luôn Hiệp định Giơnever ra luôn chứ các bé 3 que. Hiệp định Giơnever được thực hiện như đã ký kết thì làm gì có Mỹ xuất hiện ở Miền Nam và cũng không bao giờ có cái chế độ tay sai VNCH.
4. Làm nails giàu có, sắm xe hơi, ở biệt thự.
Cũng có đó nhưng trừ một số ít người làm chủ thôi, số đông còn lại thì ở đó mà giàu. Mua chiếc xe ghẻ trả góp bao nhiêu năm mới hết, chưa kể xe hơi bên Mỹ rẻ hơn ở Việt Nam 2 đến 3 lần. Nếu ở Việt Nam mà xe rẻ như vậy chắc không có đường để chạy, bán vé số chắc đi bằng xe hơi luôn. Chưa hết, giàu có mà xếp hàng cả cây số chờ đợi nhận thùng mỳ gói của Hoàng Kiều. Thấy nó sai sai sao á.
5. Ba que có người làm tướng, nghị viên, kỹ sư NASA.
Xin thưa! Làm mấy cái chức tướng cấp thấp, nghị viên hạng bét, kỹ sư quèn thì ở Mỹ nó có hàng ngàn. Có gì mà tự hào, người Hoa nó còn tranh cử Tổng thống Mỹ kìa, nó có tự hào không?
6. Đoàn kết lật đổ cộng sản.
Nghe hài vãi đạn, có khoảng 2 triệu 3 que bên đó mà tới giờ thành lập gần chục Chính phủ chủ yếu là để ăn xin. Lên Facebook thấy phe Việt Tân và phe tự xưng Đệ tam cộng hòa của Đào Tuột Quần chửi nhau như mấy mẹ chợ trời, đoàn kết đó. Đua nhau thành lập Chính phủ, hội, đoàn các kiểu con đà điểu và hô hào chống cộng chỉ để xin tiền sống qua ngày, có thằng nào dám vác mặt về Việt Nam đâu. Sợ cộng sản chết mẹ sao dám về.
Tóm lại, 3 que cũng phải cảm ơn thằng Mark đã lập ra Facebook để có chỗ "thủ dâm", 45 năm ức chế thấy bà không có chỗ xả chắc nổ não mà chết thôi.
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020
PHẬN NƯỚC- PHẬN CỜ
2/ Cờ long tinh:
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi bình định xong xứ viễn đông, người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp, gồm các vùng lãnh thổ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam), Nam kỳ (Cochinchine), Campuchia, Lào, và Quảng Châu Loan (nhượng địa của nhà Thanh). Hà Nội được đặt làm thủ phủ xứ Đông Pháp xa xôi. Riêng ba vùng lãnh thổ An Nam, Campuchia và Lào, được người Pháp cho duy trì chế độ quân chủ dù chỉ là về hình thức vì trên mỗi ông vua còn có một nhiếp chính quan người Pháp gọi là Khâm sứ quyết định mọi việc kể cả đặt ai ngồi trên cái ngai hoàng đế. Họ để cho mỗi vương triều được có một lá cờ làm biểu tượng riêng. Cụ thể hoàng triều An Nam kể từ đời vua Thành Thái (1889-1907) có “long tinh kỳ” (hai giải bên màu vàng, giải giữa màu đỏ), mang ý nghĩa trên đất hoàng triều này có dòng máu của người Lạc Việt và Quốc thiều là bản “Đăng đàn cung” (Không có lời ca). Thực sự“long tinh kỳ” chỉ được thượng lên tại hoàng thành Huế và vùng lãnh thổ Trung kỳ hoặc theo nhà vua mỗi khi xa giá, nên chỉ xuất hiện đôi lần ở Bắc kỳ, chưa từng được xuất hiện ở Nam kỳ. Vì thế “long tinh kỳ” không thể là biểu trưng cho một quốc gia Việt Nam thống nhất và độc lập.
3/ Cờ quẻ ly:
Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020
PHẬN NƯỚC- PHẬN CỜ
Nguyễn Văn Thịnh
Trong bối cảnh lịch sử khắc nghiệt đã qua, người Việt Nam không dễ chọn một lá cờ theo tâm nguyện của mình. Nhưng khi đất nước đã thống nhất độc lập rồi thì quốc kỳ không thể theo ý của một ai, cũng không thể đại diện riêng của phe này phái nọ. Nó được định đoạt bởi quyền lực của nhân dân thông qua hiến pháp. (NVT)
Người Việt xưa không có khái niệm “quốc kỳ”. Bà con ta quen gọi “cờ vua” – biểu trưng cho một hoàng triều hoặc một vương triều và “cờ xí” – biểu trưng cho một đạo quân. Cờ và xí thường có ký tự bằng chữ Hán. Trong các dịp lễ hội còn được trang trí bằng những lá cờ vuông ngũ sắc có diềm tua và những giải phướn đủ màu.
Sau khi Pháp bình định xong Đông Dương, lá cờ tam tài ra đời từ thời cách mạng 1789 ngạo nghễ phủ khắp xứ Đông Pháp xa xôi. Sang thế kỷ XX mới thấy xuất hiện những lá cờ biểu trưng một đoàn thể, một chính thể, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Để tìm hiểu xuất sứ và ý nghĩa của những lá cờ biểu trưng đáng nhớ xuất hiện trong lịch sử Việt Nam cận hiện đại, người viết sưu tra tư liệu, đọc hồi ký của nhiều nhân vật lịch sử, tham khảo ý kiến của hiếm hoi vị lão niên từng là chứng nhân qua các thời kỳ, giới thiệu với bạn đọc. Dù chưa thỏa ý nhưng chí ít cũng giúp bạn đọc hiểu được phần nào
1/ Cờ đỏ sao vàng:
Khởi thủy, lá “cờ đỏ sao vàng” (ngôi sao vàng năm cánh nằm chính giữa nền đỏ) xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940) lúc ấy là xứ Cochinchine trực trị của Pháp. Dù bị dìm trong biển máu nhưng lá cờ thật sự là biểu tượng của truyền thống yêu nước Việt Nam, ý chí quật cường đấu tranh giành thống nhất non sông, độc lập quốc gia và chủ quyền dân tộc.
Theo Sơn Tùng thì tác giả của lá cờ là nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến (5/3/1901 – 28/8/1941, quê Hà Nam), là một trong tám chiến sỹ bị giặc Pháp tử hình ở Ngã ba Giồng, Hóc Môn. Khi phác họa lá cờ tổ quốc, tác giả giải thích trong thơ:

Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ-nông-công-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Theo Lê Tú Lệ thì tác giả là nhà cách mạng Lê Quang Sô, quê Gò công, Mỹ Tho.
Lúc đầu, một số người cực đoan quyết liệt phản đối, tới mức đòi tử hình người “vẽ” ra lá “cờ đỏ có sao vàng năm cánh” vì theo họ, cờ cách mạng chỉ có thể là “cờ đỏ búa liềm” biểu trưng của phong trào cộng sản quốc tế! Nhưng rồi cũng qua. Việc xác minh những sự kiện lịch sử trong điều kiện hết sức khắc nghiệt thật vô cùng khó khăn vì sự việc phải giữ kín tuyệt đối mà chứng nhân phần lớn đã hy sinh trong chiến đấu hoặc theo quy luật nhân sinh và người còn lại thì khiêm nhường không muốn kể công mình. Lá “cờ đỏ sao vàng” theo cao trào cách mạng từ Nam ra Bắc, lại từ Bắc vào Nam. Vượt bao gian khó hy sinh, lá cờ tung bay trên khắp non sông Việt Nam từ địa đầu phía Bắc tới cực Nam tổ quốc kêu gọi những ai con Lạc, cháu Hồng hãy kề vai sát cánh cùng đứng lên giành độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc. Tại “Quốc dân hội nghị” họp ở Tân Trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đã đề xuất lấy “cờ đỏ sao vàng” và bài hát “Tiến quân ca” làm biểu trưng cho nước Việt Nam mới.

Cách mạng tháng Tám thành công. Sau non thế kỷ mất nước, lần đầu tiên người Việt Nam được hưởng quyền “phổ thông đầu phiếu” bầu ra cơ quan lập pháp quốc gia. Quốc hội của nước Việt Nam độc lập, thống nhất họp kỳ đầu tiên vào ngày 2/3/1946, quyết định lấy tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, lấy lá “cờ đỏ sao vàng” làm biểu tượng quốc gia và bài hát “Tiến quân ca” của Văn Cao làm quốc ca. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa”. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trên trường quốc tế, phái đoàn Quốc hội của nước VNDCCH do Phó trưởng Ban Thường vụ Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Cộng hòa Pháp quốc (từ 16/4 đến 23/5/1946) đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng tại quảng trường La Nation – Paris (Palace de La Nation), trước sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo bạn bè Pháp và bà con Việt kiều yêu nước (Cục văn thư và tư liệu nhà nước). Dưới ngọn cờ ấy toàn dân Việt Nam “thề đem xương máu hết lòng chiến đấu cho tương lai”, đã lập nên bao chiến công kỳ tích để có được một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, và độc lập. Năm 1954, lá cờ được phất phới tung bay trên chiến trường Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đồng thời làm dấy lên cao trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên toàn thế giới.
Ngày 30/4/1975, trời Sài Gòn lại ngợp bóng cờ đỏ sao vàng, chứng kiến sự bất lực của đội quân viễn chinh hùng hậu nhất trong lịch sử loài người cùng với đội quân tay sai hàng triệu người thảm bại, trước sự kính phục của nhân dân yêu chuộng tự do công lý trên toàn thế giới.
Quốc hội khóa VI họp ngày 24/6/1976, quyết định đổi tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và đều nhất trí lấy lá “cờ đỏ sao vàng” làm biểu tượng quốc gia và bài hát “Tiến quân ca” của Văn Cao làm quốc ca.
Trong lịch sử Việt Nam, đó là lá cờ duy nhất biểu tượng cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Trong lịch sử loài người có lá cờ nào biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất giành độc lập tự do, lại trải qua bão tố phong ba, thăng trầm mà oanh liệt vẻ vang như thế?
KỲ SAU: CỜ LONG TĨNH
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020
KHÔNG PHẢI SỢ, BIỂN CỦA TA, CỨ CĂNG BUỒM VƯƠN KHƠI...
Ngày 1/5/2020 Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8.
Kỳ thực đây cũng là 1 trong số "những mưu hèn kế bẩn", là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay. Nhưng muốn là một chuyện còn được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác và thực tế đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với Trung Quốc.
Chẳng việc gì phải lo lắng cả, biển của ta ta cứ căng buồm, bà con ngư dân hoàn toàn yên tâm bên cạnh bà con ngư dân luôn có lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân vươn khơi bám biển.
Đừng tưởng tàu to, thuyền nhiều nói gì, làm gì cũng được. Quên đi, không có đâu. Việt Nam nói ít, làm nhiều, lịch sử hàng ngàn năm chưa bao giờ biết cúi đầu trước bất cứ kẻ nào mà chỉ có kẻ hung hăng để rồi phải nhục nhã chui vào ống đồng chạy trốn chết về nước mới toàn thây mà thôi.
NGÀY 30/4/2020 - LÁ THƯ TỪ VIỆT NAM NHÂN 45 NĂM NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH
Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020
Kinh tế VNCH
Bàn về nền kinh tế VNCH: Con Rồng Châu Á ?
Nhiều người đưa ra những thông tin kiểu như "Những năm 1960, kinh tế Việt Nam Cộng hòa đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu Việt Nam Cộng hòa thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia không thể sánh bằng. Trước năm 1975 người Hàn Quốc còn sang Nam Việt Nam làm thuê". Có người nhận xét những người này "đã tự huyễn hoặc chính mình", những con số thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Đến năm 1975, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ bằng 1/8 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/14 Hàn Quốc, 1/18 Malaysia; 1/50 Hồng Kông và Singapore; 1/170 Brunei, 1/100 Nhật Bản. Ngoài ra, phải tính tới hàng chục tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cũng như chi tiêu của 600.000 lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan ở miền Nam.Sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa chỉ tập trung ở một số thành phố lớn nhờ vào nguồn viện trợ của Mỹ, hơn nữa ngay tại các thành phố chỉ có giới công chức, sĩ quan, doanh nhân và những người có trình độ cao mới được hưởng sự phồn vinh này, đa phần người lao động bình dân vẫn sống túng thiếu, còn tại nông thôn thì đại đa số nông dân sống dưới mức nghèo khổ. Sự so sánh giữa kinh tế miền Nam Việt Nam với Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore... đơn thuần chỉ là hoài niệm của thiểu số những người từng có thu nhập cao dưới chế độ cũ, hoặc những người không hài lòng với chế độ hiện tại, hơn là một tư duy chính xác về kinh tế.
Nhà báo Anh David Hotham đã viết: “Người ta khoe rằng Việt Nam Cộng hòa đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington”
Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ. James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách “Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau: “Sự méo mó kinh tế cũng gây hậu quả khủng khiếp. Sự có mặt mở rộng của Mỹ và chương trình viện trợ quân sự gây sốt lạm phát. Chi phí đời sống tăng 74% vào quý hai năm 1966. Một năm sau, giá cả tăng 190% so với mức của 1965… Lạm phát tiếp tục leo thang, làm hàng hóa và tiền mặt vương vãi trên thị trường chợ đen, và rồi chảy vào kho chứa an toàn từ Nhật, Hong Kong, sang các ngân hàng châu Âu. Một viên chức than rằng chiến tranh đã tạo thành “bản giao hưởng toàn quốc của trộm cắp, tham nhũng và hối lộ”. Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ… Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu “miền Nam Việt Nam” (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ. Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỷ đồng, với tỷ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (bình quân 54 USD/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm. Như vậy có nghĩa hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính. Đó là: Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng. Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự. Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỷ đôla – gấp 10 lần tổng GDP của cả tám triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu. Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt… không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất. Kết, Một VNCH giàu có như tuyên truyền hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết. Một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và bị kiểm soát bởi người Hoa và bang hội giang hồ thì không thể nào là một nền kinh tế phát triển. Thế nên những ai còn nghĩ nếu VNCH còn tồn tại mà sẽ được như Hàn Quốc thì hãy tỉnh lại, ngay cả Hàn nếu không có bàn tay thép và chế độ độc tài đẫm máu của Park thì cũng không bao giờ có Hàn Quốc của ngày hôm nay.
Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ. James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách “Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau: “Sự méo mó kinh tế cũng gây hậu quả khủng khiếp. Sự có mặt mở rộng của Mỹ và chương trình viện trợ quân sự gây sốt lạm phát. Chi phí đời sống tăng 74% vào quý hai năm 1966. Một năm sau, giá cả tăng 190% so với mức của 1965… Lạm phát tiếp tục leo thang, làm hàng hóa và tiền mặt vương vãi trên thị trường chợ đen, và rồi chảy vào kho chứa an toàn từ Nhật, Hong Kong, sang các ngân hàng châu Âu. Một viên chức than rằng chiến tranh đã tạo thành “bản giao hưởng toàn quốc của trộm cắp, tham nhũng và hối lộ”. Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ… Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu “miền Nam Việt Nam” (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ. Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỷ đồng, với tỷ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (bình quân 54 USD/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm. Như vậy có nghĩa hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính. Đó là: Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng. Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự. Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỷ đôla – gấp 10 lần tổng GDP của cả tám triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu. Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt… không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất. Kết, Một VNCH giàu có như tuyên truyền hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết. Một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và bị kiểm soát bởi người Hoa và bang hội giang hồ thì không thể nào là một nền kinh tế phát triển. Thế nên những ai còn nghĩ nếu VNCH còn tồn tại mà sẽ được như Hàn Quốc thì hãy tỉnh lại, ngay cả Hàn nếu không có bàn tay thép và chế độ độc tài đẫm máu của Park thì cũng không bao giờ có Hàn Quốc của ngày hôm nay.
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020
Những thước phim chân thực và khách quan vào ngày 30 tháng 4 năm 1975
(Vẽ Hình)- GEOGEBRA Công cụ vẽ hình tuyệt hảo (bài
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)