THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

(Bí ẩn)-Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần

Dù theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng, những kẻ bán nước luôn phải đón nhận kết cục bi thảm.
Nhà Trần (1225-1400) là triều đại nức tiếng trong lịch sử, với chiến công 3 lần đánh bại Mông – Nguyên (đội quân xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ).
Chiến tích đó của quân – dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của những vị vua yêu nước và những chiến tướng lừng danh như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, …
Nhưng, đi cùng chiến công hiển hách đó, lịch sử cũng từng “phải” chứng kiến những người vì tư lợi của cá nhân, đã đang tâm phản bội lại người thân, tổ quốc.
Trần Di Ái
Với âm mưu xâm lược nước ta, năm 1281, Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu nhà Nguyên.
Tất nhiên, vì thể diện quốc gia, vua Trần không thể nghe theo ý giặc, nhưng để giữ gìn hòa hiếu, nhà Trần đã cử Trần Di Ái (chú vua Trần Thái Tông) sang chầu.
Lợi dụng cơ hội đó, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, với lời nhắn nhủ tới Trần Nhân Tông “ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang điều dưỡng. Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam cai quản dân chúng”.
Để cụ thể hóa âm mưu của mình, vua Nguyên liền sai Bột Nham Thiết Mộc Nhĩ đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì bị quân Trần đánh cho tan tác, bỏ chạy bán sống bán chết. Trần Di Ái và bọn tay chân bị bắt về.
Thương tình cốt nhục, nhà vua tha tội cho, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường.
Trần Kiện
Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong tước Chương Hiến Hầu. Vồn là người có tài, giỏi thơ văn, thông thạo cưỡi ngựa bắn cung, được triều đình tin tưởng, cho thay cha làm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Được trọng vọng là thế, nhưng Trần Kiện lại lầm đường lạc lối.
Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng. Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, nhưng khi đến ải Chi Lăng, bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị bắn chết tại trận. Lê Trắc ôm xác chủ chạy, sau đó lại phải vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.
Trần Văn Lộng
Theo sách An Nam chí lược, Trần Văn Lộng là con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt và là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng khác với cha ông mình, Trần Văn Lộng đã tự biến mình thành kẻ phản quốc.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Trần Văn Lộng được nhận tước Văn Chiêu hầu, lại được vua Trần tin dùng, phong làm đại tướng cầm quân trấn thủ vùng sông Tam Đái. Nhưng khi Thoát Hoan đem quân vào xâm lược, Trần Văn Lộng đem gia quyến, nội phụ đầu hàng nhà Nguyên, theo giặc tấn công Đại Việt. Cuối cùng, khi quân Nguyên thua chạy, Trần Lộng buộc phải theo địch, lưu vong nơi đất khách quê người, chết ở đất khách.
Trần Ích Tắc
Trong số những kẻ bán nước bị nguyền rủa thời Trần, Trần Ích Tắc có lẽ là trường hợp đáng tiếc nhất.
Đường đường là hoàng tử của nhà Trần, tài văn chương thao lược nức tiếng đương thời, được vua cha và đại thần hết sức khâm phục, quý mến, nhưng rồi, chỉ vùi ham hố danh lợi, Ích Tắc đã biến mình thành kẻ bán nước nổi tiếng trong lịch sử, bị nguyền rủa, suốt đời không còn đường về quê.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc nổi tiếng là người tài hoa, hào hoa phong nhã bậc nhất kinh kỳ, một người sành sỏi và tinh tế trong cả văn chương và các ngón chơi, kết giao với những bậc văn nhân học rộng tài cao nhất thời ấy.
Phía bên phải phủ đệ của mình, ông mở học đường để chiêu tập văn sĩ khắp nơi về ăn học miễn phí. Trong số người từng qua lại phủ Chiêu Quốc có cả những người nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.
Tài năng là thế, nhưng Ích Tắc lại là người có tham vọng lớn. Tự cho tài nghệ của mình chẳng kém ai, trong lòng bất phục khi ngôi vua được truyền cho hoàng huynh Trần Hoảng (Trần Thánh Tông).
Khi tham vọng không được thỏa mãn, Ích Tắc đã bán rẻ đất nước và dòng tộc để đi theo giặc.
Lợi dụng quân Nguyên sang xâm nước ta (1285), Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương, chờ ngày đưa trở về nước.
Sau khi quân Nguyên bị đánh bại, Trần Ích Tắc phải phiêu bạt theo giặc sang phương Bắc, cuối cùng chết ở xứ người, bị nhà Trần gạch tên ra khỏi dòng họ, gọi là “Ả Trần” – giống như một người đàn bà. Tiếc lắm thay!
Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Diệm là người con thứ 4 trong gia đình 9 anh chị em: anh đầu là Ngô Đình Khôi (thứ nhất), chị Ngô Đình Thị Giao (thứ 2), Ngô Đình Thục (thứ 3), 5 người em là Ngô Đình Thị Hiệp (thứ 5, mẹ của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận), Ngô Đình Thị Hoàng (thứ 6), Ngô Đình Nhu (thứ 7), Ngô Đình Cẩn (thứ 8), Ngô Đình Luyện (thứ 9). Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, còn Ngô Đình Thục một thời làm tổng Giám mục.
Ngô Đình Diệm tuyên bố "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vốn được dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956 theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève với lý do không thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.và bác bỏ ngay cả những thảo luận sơ khởi với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tuyển cử thống nhất Việt Nam. Hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây.
Sau khi bị lật đổ bởi các tướng lĩnh dưới quyền ngày 1 tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm cùng em trai - cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam. Lúc 7 giờ sáng ngày 2/11/1963, Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Mỹ là Cabot Lodge để cầu cứu trước, nhưng Lodge đã “bỏ máy xuống và đi tìm cái gì đó”. Khi trợ lý của Lodge là Mike Dunn đề nghị Lodge cho người đến đó để giải cứu, Lodge ngăn lại: “Chúng ta không thể dính líu như vậy được”.
Sáng hôm đó, Ngô Đình Diệm cùng với Ngô Đình Nhu gọi điện và ra hàng lực lượng đảo chính. Hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép M-113, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Thi thể Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị hành hung trước khi bị bắn. Còn thi thể Ngô Đình Nhu thì bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét