THẤT BẠI trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho một THẤT BẠI!

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

(Gương mặt mốc) 01-Thu Phương, Bằng Kiều và đường đến cạm bẫy đen

(ĐQT)-Rời bỏ những thành công danh vọng nơi quê nhà, Thu Phương, Bằng Kiều đặt chân lên nước Mỹ với những toan tính vật chất tầm thường. Nhưng mọi thứ không dễ như họ nghĩ. Giờ đây, để tồn tại họ trở thành những con bài chính trị trong tay bọn phản quốc, quay lưng phủ nhận tất cả những gì đất nước, quê hương đã ưu ái ban tặng họ. Được gì và mất gì có lẽ chỉ có họ mới thấm thía hơn cả…
(Bài viết trên An ninh nhân dân https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Thu-Phuong-Bang-Kieu-va-duong-den-cam-bay-den-i3217/)

Từ ly hôn giả đến phản trắc thật

Chúng tôi muốn nói tới trường hợp cặp vợ chồng từng được coi là lý tưởng một thời: Thu Phương -  Huy MC. Bây giờ nhắc lại không ít các fans của hai người luôn cảm thấy nuối tiếc. Còn mới đây thôi, đẹp lắm hình ảnh người vợ gốc Hải Phòng hát tình ca nền nã bên người chồng Hà Nội tình tứ vừa đàn, vừa làm nền cho tiếng hát của vợ bay xa... Từ biên chế và hợp đồng của Nhà hát Tuổi trẻ, cuộc sống quả là đã dư dật, tháng 2/2003, vợ chồng Thu Phương - Huy MC xin sang Mỹ với lý do thăm vợ chồng Bằng Kiều - Trizzie Phương Trinh sinh con.



Ca sĩ Thu Phương.

Ngay từ đầu trong lý do đẹp đẽ này đã ẩn chứa những toan tính không bình thường, bởi vừa đặt chân lên đất Mỹ, Thu Phương đã vội vã làm hôn thú với với Việt kiều Hoàng L. và ký hợp đồng độc quyền 3 năm cho Công ty Thế giới nghệ thuật (California). Gấp gáp và khẩn trương, Thu Phương lao vào những cuộc chạy show chóng mặt được tổ chức không hẳn đã vô tư… Điều làm Thu Phương thấy tự tin thái quá là ở nhiều nơi cô được cổ vũ nồng nhiệt, có lẽ lý do chính chưa phải là giọng hát thỉnh thoảng còn “nhòe” chữ  của cô mà có một lực lượng ngầm nào nó đang ồn ào che đậy những toan tính về sau.

Chẳng gì thì ở Việt Nam, Thu Phương cũng là một ca sĩ thuộc biên chế của Nhà hát Tuổi trẻ. Cái biên chế này, tới Mỹ, cô càng muốn “rút” ra thật nhanh bằng đơn xin thôi việc thì ngược lại, những ông bầu mới thân thích của cô trên đất lạ, lại rất muốn khai thác vị trí xuất xứ đó của Thu Phương nhằm sử dụng vào những luận điệu phê phán tưởng đã quá xưa cũ: “Phải có cớ làm sao thì một ca sĩ thuộc biên chế Nhà nước Việt Nam mới chạy sang Mỹ?”.

Người ta cổ vũ Thu Phương bao nhiêu thì vô hình trung làm mờ dần đi hình ảnh người chồng Huy MC của cô bấy nhiêu, bởi với tài đàn trống và hát họa, anh không còn cần cho cô nữa. Ở trong nước, Thu Phương có thể “thuê” chồng mình hát cùng trong những cuộc chạy show, nhưng ở Mỹ thì làm sao có cái quyền đó khi mà số phận và tiếng hát của cô bị lệ thuộc hoàn toàn vào những thế lực ngầm mà cô chưa thể biết hết.

Hơn nữa, dẫu có là cuộc ly hôn giả, nhưng để che mắt thiên hạ, Thu Phương – Huy MC không thể sống chung trong một căn phòng hạnh phúc như từng sống tại ngôi nhà 6 tầng tại phố Huế, Hà Nội. Những toan tính, những “âm mưu” của cô ca sĩ ngây thơ bỗng trở nên nhỏ bé và buồn cười trước con mắt cáo già đầy lão luyện của những người mới quen. Bên cạnh Thu Phương, lúc nào cũng có hình bóng săn đón của một người có biệt danh là Dũng “đen”, một người Việt lai da đen xuất cảnh diện con lai vào những năm 80 của thế kỷ trước, và hiện cũng là một trong những bầu show Việt kiều tại Mỹ…

Để được “nhập khẩu” vào Mỹ, dĩ nhiên vợ chồng Thu Phương - Huy MC phải chia tay, dù giả mạo hay chính thức đều phải có quyết định thuận tình của một cấp Tòa án Việt Nam, sau đó mỗi người phải kết hôn với một công dân Mỹ. Thu Phương thì đã có Việt kiều Hoàng L; cho nên buộc Huy MC phải kết hôn với cô Nguyễn Ngọc M, trên tinh thần nhà ai… nấy ở. Theo thông tin của những người thân thì điều oái oăm là ở chỗ: Ngọc M. chính là bạn Thu Phương và vẫn đang ở cùng nhà với cặp “già nhân ngãi...” Thu Phương và Dũng “đen”. Thu Phương – Huy MC lâm vào tình cảnh “bên ngoài cười nụ, bên trong khóc thầm”.

Và rồi, cái gì đến phải đến. Mới đây, Sở Di trú Hoa Kỳ sau khi nhận được đơn bảo lãnh của Thu Phương cho 2 con sang Mỹ đã sao lục hồ sơ, đối chiếu thời điểm vợ chồng cô ly hôn và dễ dàng phát hiện đây là vụ ly hôn giả. Đứng trước tình thế bất cứ lúc nào cũng có thể bị trục xuất về nước, tiến thoái lưỡng nan, “con nai vàng ngơ ngác” Thu Phương đã phải ngã vào vòng tay của những thế lực đen.

Tháng 7/2004, Dũng “đen” ra tay móc nối với một người có tên là Việt D. đứng ra tổ chức một cuộc họp báo hòng nương nhờ vào các thế lực chính trị để tìm cách xin cho Thu Phương ở lại đất Mỹ. Kết hôn giả bị bại lộ, Thu Phương bị một vòng vây quyền lực xấu giúp cô bịa đặt ra lý do chính trị, vậy là giữa cuộc họp báo cô đã “mở miệng ăn tiền” nói những điều mà đến người thân của cô ở quê nhà cũng biết là giả dối.

Để đạt được mục đích, từ sự xúc phạm tình yêu và gia đình ở khía cạnh đạo đức, Thu Phương đã “bước qua lời nguyền” sang quan niệm xúc phạm đến cả những điều thiêng liêng của một xứ sở đã sinh ra và đào tạo cô. Dẫu cố “sành điệu” hay “ngơ ngác” bị dối lừa, đó vẫn là điều không thể chấp nhận được. Người ta có quyền “không tin vào những giọt nước mắt” mà người nữ ca sĩ này nhỏ xuống từng đêm trong một căn phòng nào trên đất Mỹ… “Quá mù ra mưa” do thật giả lẫn lộn, những người thân trong gia đình Thu Phương -  Huy MC thật khó hy vọng một cuộc “trở về tinh khôi” của những đứa con lầm lỡ như ý định ban đầu của họ…

Cạm bẫy cũ, nạn nhân mới

Ca sĩ Bằng Kiều.

Chuyện ở lại nước Mỹ của Bằng Kiều thì đơn giản hơn, chỉ cần kết hôn với ca sĩ Việt kiều Trizzi Phương Trinh là đủ điều kiện. Nhưng ở lại mà không được đi hát kiếm tiền thì dù có yêu nhau mấy, hay bố Phương Trinh có thế lực như thế nào, cũng không thể giúp được anh ca sĩ sinh năm 1973 người Hà Nội này “thoát hiểm”.

Riêng chuyện 2 ca sĩ Thu Phương, Bằng Kiều vốn được đào tạo khá bài bản chính quy tại Nhạc viện Hà Nội, nay bỗng lù lù xuất hiện hát trong khu vực đồng bào Việt kiều sinh sống đã khiến giới ca sĩ người Việt hải ngoại có phần tức tối vì… bị chia sẻ “thị phần”. Vì thế, anh có sơ hở gì đều được thống kê theo sát để “tính sổ”. Cái cớ là trong một lần về nước cuối năm 2003, Bằng Kiều đã trả lời phỏng vấn rằng:  “Cátsê của tôi thuộc hàng cao nhất trong các ca sĩ Việt Nam ở hải ngoại, chừng 3.000 USD/show, tương đương với Như Quỳnh…”, rằng mình thuộc thế hệ ca sĩ “tích cực xua đuổi nhạc hải ngoại ra khỏi Việt Nam…”. Vậy là một số chính trị gia tầm cỡ… salon trà trộn trong giới showbiz hải ngoại đã lợi dụng sự non kém của Bằng Kiều và đợi anh ta quay lại Mỹ để kiếm chuyện.

Muốn hát ở đất Mỹ, Bằng Kiều buộc phải “sám hối”, phải “đính chính” những điều nói ở quê nhà. Thế là giọng anh ca sĩ trẻ có học nhưng không nhiều chữ đã nói những điều đầy sự phản phúc và tinh thần bợ đỡ thế này: “Trong lần về nước gần đây, tôi đã từ chối tham gia một số chương trình lớn để chứng minh cho sự hướng tới mảnh đất tự do của mình… Mong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại hãy chấp nhận tôi như một thành viên mới…”.

Một người bạn mới ở Mỹ về nước kể với chúng tôi rằng, sau đó trong một lần biểu diễn, một ông bầu có nguồn gốc sĩ quan tâm lý chiến của chính quyền cũ Sài Gòn trước 1975 tên là Việt D. đã hô người lên tặng hoa và đã chỉ đạo ai đó cắm vào bó hoa vài ba cái cờ ba que nhỏ của ngụy, Bằng Kiều vẫy hoa, thành ra vẫy cờ xí… Chỉ cần có thế, các thế lực đen quay phim chụp ảnh gào to lên cổ súy cho hành vi bắt đầu lệ thuộc của Bằng Kiều, một tiểu xảo triệt đường thoái lui của người ca sĩ ở rể này...

Còn Thu Phương, tại một cuộc họp báo do Việt D. đứng ra tổ chức, với “bài bản” hỏi những câu rất dài, gài bẫy những ý tứ buộc người đối thoại phải trả lời theo “đáp án” sẵn, vậy là Thu Phương cứ thế mà nói... dối, cứ thế mà đổ lỗi cho cơ chế trong nước. Thật đắng cay khi sự đời nghiệt ngã lại bắt những người “yểu điệu thục nữ” như ca sĩ Thu Phương phải thực thi một giao ước “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”, đi với người này buộc phải chê ngược người kia...

Tại cuộc họp báo tại quận Cam với sự có mặt của hơn 30 tờ báo người Việt hải ngoại, Thu Phương thừa biết rằng mình đã nói dối nhưng vẫn  phát biểu thế này: “Cảm thấy không an toàn khi trở về nước...”, rồi “trong nước buộc phải hát những bài hát không thích, sang Mỹ như con chim được tháo cũi sổ lồng...” (?!).

Trong các cuộc biểu diễn của Thu Phương hay Bằng Kiều tại quận Cam (Mỹ), Thúy Nga Paris (Pháp), họ phải hát những bài hát do Việt D. đặt hàng. Với sự bài binh bố trận cả về câu chữ lăngxê lẫn những “ngón nghề chính trị” làm sao những “cừu non” như Thu Phương và Bằng Kiều lạ lẫm và có phần ngu ngơ có thể thoát được những mẻ lưới đã giăng ra sẵn do những ngón nghề của những sĩ quan tâm lý chiến lão luyện như Việt D., như Nguyễn Ngọc Ng...

Trả giá với tương lai

Khi cả Thu Phương và Bằng Kiều đã tự nguyện nói dối để xu nịnh, phủ nhận giọng hát và thành quả nghệ thuật của mình những năm đứng trên sân khấu ca nhạc nước nhà ở vào thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ hai người, thì không có gì đáng phàn nàn khi cơ quan quản lý nghệ thuật trong nước buộc phải ra quyết định không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục biểu diễn của Thu Phương, Bằng Kiều và những bài hát do Bằng Kiều sáng tác. Khi người ta tự chối bỏ, phủ nhận thành quả của chính mình thì cớ sao bắt người khác phải coi trọng, điều đó thật giản dị.

Kiếm sống bằng thanh sắc có thời gian rất ngắn, chuyện ca sĩ ra nước ngoài dựng vợ, gả chồng và kiếm sống bằng lao động lương thiện mong làm giàu thật nhanh là chuyện chẳng có gì ngạc nhiên. Đã từng có nhiều ca sĩ sang Mỹ làm ăn, bản lĩnh văn hóa Việt đã giúp họ đàng hoàng, bình đẳng trong mọi quan hệ.

Liệu có muộn không khi PGS Nguyễn Thị Thịnh, mẹ chồng của Thu Phương, từng nhắn gửi nàng dâu: “Bạn gái mẹ bên California cho biết, cộng đồng người Việt ở đây phức tạp lắm, hãy cẩn thận khi quan hệ phát ngôn...”?

Còn NSƯT Bằng Thái, người anh trai của Bằng Kiều đã trải lòng với chúng tôi: “Tôi đã nói với em tôi rằng, anh em chúng ta sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, theo Đảng làm nghệ thuật, hai người anh trai là Bằng Thái, Bằng Thịnh đều được tặng danh hiệu NSƯT... Khi nghe em trai Bằng Kiều nói những điều dại dột bồng bột và sai trái, tôi và cả nhà buồn lắm. Em tôi đã sai rồi. “Con dại cái mang”, bố tôi đã mất, tôi thay mặt gia đình xin được xin lỗi khán giả, mong khán giả hãy mở lòng vị tha cho em tôi. Tôi cũng đã nhắn cho Bằng Kiều, không vì miếng cơm manh áo mà làm điều dại dột, hãy đứng lên bằng đôi chân của mình để tìm ngày sớm trở về quê hương và sám hối...”

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

Bức thư tay xúc động của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ĐQT)-Trong suốt nhiều năm qua, trên cương vị lãnh đạo của mình, mặc dù nhiệm vụ công việc hàng ngày ở Việt Nam rất nặng nề (trăm công nghìn việc) nhưng anh ấy vẫn luôn quan tâm và nhớ đến đất nước Lào và người dân Lào. Anh ấy đã giúp đỡ nước Lào chúng em rất nhiều cả về trí tuệ, bài học kinh nghiệm và cả về vật chất…

Anh Trọng luôn nói rằng "giúp bạn là tự giúp mình", anh Thongloun Sisoulith từng kể cho em nghe về điều này và nhiều điều nữa về tình cảm của anh Trọng đối với lãnh đạo Lào và đối với nhân dân Lào, đặc biệt là đối với cá nhân anh Thongloun.



Chị Mận thân mến!

Em còn nhớ những kỷ niệm trong các dịp được đón tiếp anh Trọng và chị Mận tại Lào, chúng ta ngồi chung máy bay, ngồi chung xe và có cuộc trò chuyện hết sức thân mật và nồng ấm; và trong những chuyến thăm Việt Nam của anh Thongloun Sisoulith, em cũng luôn nhận được sự đón tiếp thân tình của chị, trong các cuộc làm việc và hội đàm của anh Thongloun Sisoulith với anh Trọng, chị Mận cũng luôn gửi lời thăm hỏi đến em… em cảm nhận được sự ấm áp mỗi khi anh Trọng và anh Thongloun Sisoulith làm việc hoặc ăn cơm cùng nhau và mỗi lần như vậy anh Thongloun Sisoulith đều đem tin vui từ chị Mận về cho em.

Chị Mận thân mến!

Mặc dù anh Trọng đã rời xa chúng ta nhưng mong rằng tình cảm gắn bó giữa chị em chúng mình sẽ mãi mãi tồn tại cùng với chúng ta và con cháu của chúng ta.

Chị Mận thân mến, em viết bức thư này cho chị với sự tiếc thương đến anh Trọng người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng đến chị…

Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng mực hòa quyện với nước mắt của em. Em không chắc rằng có được đi cùng với đoàn của anh Thongloun Sisoulith sang dự lễ viếng, lễ truy điệu anh Trọng hay không, trong trường hợp em không được sang, em sẽ nhờ anh Thongloun Sisoulith trao thư này trực tiếp cho chị.

Chị Mận thân mến!

Trong không khí đau buồn và tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của anh Trọng, em xin cầu nguyện cho hương linh của anh hãy sớm siêu thoát trở về cõi vĩnh hằng. Và đối với chị, em xin chị luôn giữ gìn sức khỏe, sống lâu thật lâu cùng con cháu và cùng đất nước.

Thân mến,

Naly SISOULITH

Xúc động phu nhân hai nước Việt- Lào ôm nhau khóc

(ĐQT)-Đám tang bác Nguyễn Phú Trọng





Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

Đưa Bác Nguyễn Phú Trọng rời bệnh viện quân y 108

(ĐQT)-




Thơ tưởng nhớ Bác Nguyễn Phú Trọng

(ĐQT) #Nguyenphutrong


Trở về đất mẹ quê cha

Hóa thành quả ngọt hương hoa trên đồng

Trở về với núi với sông

Hóa thành gió mát nơi không ưu phiền

Trở về thế giới Người Hiền

Tiếng thơm còn mãi khắp miền cỏ hoa

Ngàn năm mây trắng đã xa

Có mưa có nắng vượt qua tháng ngày

Người đi chưa hết đắm say

Trần gian còn những đắng cay, vui buồn...

Ở trên cao ấy ngọn nguồn

Hình như nhìn lại Người luôn mỉm cười?

Hà Nội, 20/7/2024

Đặng Vương Hưng

Hình ảnh ngày cuối đời của Bác Tổng bí thư bên giường bệnh

(ĐQT)- Vĩnh biệt bác, một nhân cách lớn.


Nguồn kênh PKT https://www.youtube.com/watch?v=AnTJYml2W_A




Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

Nghịch lý của nền giáo dục lộn ngược ở Việt Nam.

(ĐQT)-

Bốc thăm vào mầm non, thi tuyển vào lớp một, trong khi cửa đại học mở toang, gần như thi là đỗ. Cấu trúc hình kim tự tháp ngược trong nền giáo dục sẽ dẫn đến hệ lụy gì?

Tác giả: Võ Nhật Vinh, Tiến sĩ chuyên ngành Toán – Tin tại Đại học Tours (Pháp), hiện là Giảng viên trường kỹ sư CESI (Nice, Pháp).

Tuần rồi, bạn bè tôi liên tiếp khoe con trúng tuyển lớp 6 hay lớp 10 các trường tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

Ban đầu tôi thấy lạ, vì ở thế hệ tôi, đỗ đại học mới là chuyện gì đó to tát, đáng “làm vài mâm khao làng”, vì có những xã, mỗi năm chỉ 1-2 em vào được đại học. Nhưng nghe các bạn kể chuyện, tôi hiểu rằng họ đã thực sự đồng hành cùng con, chiến đấu để giành giật từng suất học phổ thông đầu cấp. Điều này tạo thành một nghịch lý của giáo dục hiện tại: bốc thăm vào mầm non, thi tuyển vào lớp một, trong khi cửa đại học mở toang, gần như thi là đỗ. Cấu trúc hình kim tự tháp ngược trong nền giáo dục sẽ dẫn đến hệ lụy gì?

Tại TP HCM, hơn 98.000 trẻ em tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học lớp 10 phổ thông vào năm học 2024-2025 (tỷ lệ 85%). Tuy nhiên, thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 71.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập, tức chưa đến 73% số nguyện vọng. Tương tự tại Hà Nội, chỉ 61% trẻ em có nguyện vọng được vào học tại các trường công lập (81.000 chỉ tiêu so với 106.000 em có nhu cầu). Trong khi đó, nếu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng dự tuyển đại học giống như tỷ lệ học sinh muốn học lên cấp cao hơn ở bậc phổ thông, chúng ta sẽ có khoảng 850.000 học sinh dự tuyển vào đại học với khoảng 600.000 chỉ tiêu (tỷ lệ 71%). Tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa với các loại hình đào tạo rất đa dạng nằm ngoài số chỉ tiêu này. Điều này cho thấy trúng tuyển lớp 10 công lập tại các thành phố lớn khó hơn vào đại học là có cơ sở.

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nêu rõ quan điểm về giáo dục: mọi trẻ em đều có quyền tới trường. Cũng theo tổ chức quốc tế này và nhiều tổ chức khác như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), trẻ em được định nghĩa là những người chưa đủ 18 tuổi. Dựa trên yếu tố này, các nước xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông để đáp ứng quyền cơ bản của trẻ về giáo dục.

Tại Việt Nam, Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ mục đích của giáo dục phổ thông. Theo đó, giáo dục phổ thông trang bị toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc là tham gia lao động. Nói cách khác, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp hệ thống giáo dục phổ thông như một cách đảm bảo quyền cơ bản cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế thực hiện có nhiều khác biệt. Hệ thống trường công lập thiếu cục bộ do sự phát triển bất cập của quá trình đô thị hóa. Vì thế cuộc chiến vào lớp 10 đã phải được chuẩn bị từ sớm bằng các cuộc chiến vào lớp 6 – thậm chí ngay từ lớp 1 – ở những trường trọng điểm.



Đảo lại cấu trúc kim tự tháp, giống như các nền giáo dục khác trên thế giới, là trách nhiệm không phải của riêng ngành giáo dục. Nói cách khác, nếu cả xã hội phó mặc cho ngành giáo dục, vấn đề này sẽ không thể nào giải quyết nổi.

Trước hết, hệ thống trường công lập cho giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng quyền lợi của công dân, gắn liền với địa bàn dân cư. Vì vậy khi quy hoạch xây dựng khu dân cư, những nhà làm quản lý không chỉ có trách nhiệm về mặt xây dựng, mà phải có trách nhiệm cân đối nguồn lực đa ngành gồm giao thông, y tế và cả giáo dục. Các khu đô thị mới hiện vẫn mọc lên với rất nhiều chung cư cao tầng tập trung dân cư đông đúc nhưng hệ thống trường lớp phổ thông công lập không được phát triển đồng bộ.

Việc hướng nghiệp sớm hiện nay chưa được làm tốt, dẫn đến sự phân hóa về các xu hướng lựa chọn khi vào bậc trung học chưa nhiều. Hướng nghiệp cần tới vai trò quan trọng của ngành quản lý lao động. Cơ quan quản lý lao động là nơi nắm rõ nhu cầu của thị trường về các phân khúc lao động trong tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngành giáo dục không thể một mình vừa đảm nhiệm vai trò giáo dục cơ bản vừa giải quyết vấn đề nắm bắt thị trường lao động trong các giai đoạn.

Kế đến, quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục cần được bảo đảm. Do đó, hệ thống trường phổ thông công lập phải được phát triển đầy đủ. Các trường phổ thông ngoài công lập có thể góp phần giảm tải cho hệ thống trường công lập, nhưng không có trách nhiệm bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục được thực thi. Vì thế, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp bậc học phổ thông không thể là kỳ thi chọn lọc để đóng cánh cửa vào công lập với một bộ phận trẻ em. Ngoài công lập nên là một sự lựa chọn chứ không phải là sự ép buộc khi bị loại khỏi hệ thống công lập.

Cuối cùng, giáo dục đại học không còn là quyền mặc định nữa mà trở thành sự lựa chọn của mỗi người. Vì lẽ đó, một lần nữa cơ quan quản lý lao động đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin tư vấn cho ngành giáo dục về vấn đề quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với một nguồn lực – tài chính, trang thiết bị và nhân lực – các trường đại học có thể đào tạo ít hơn nhưng chất lượng hơn.

Giáo dục phổ thông được thiết kế để dành cho mọi người nên mọi trẻ em cần được tiếp cận quyền đó thông qua cơ hội tại các trường công lập. Ngược lại, giáo dục đại học chỉ là một nhánh phát triển không dành cho tất cả.

Quyền học tập cơ bản không được đảm bảo, trong khi giáo dục đại học dư thừa, lãng phí đều đang là những nghịch lý lớn, nhưng không thể giải quyết chỉ bằng cách “trăm dâu đổ đầu… ngành giáo dục”.

Theo VNEXPRESS

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

14 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Việt nam

(ĐQT)-Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù;  Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và mới đây nhất là Nghệ thuật Xèo Thái.

1. Nhã nhạc cung đình Huế
          Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).
Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
          Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.  Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. 
Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. 

 


2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
          Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
        Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…
          Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…
          Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

          3. Dân ca quan họ Bắc Ninh
          Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể.
          Quan họ được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.
          Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          4. Ca trù
          Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.
          Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư…
Ngày 1/10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

          5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
          Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7/9 tháng tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6/8 tháng Giêng Âm lịch.
          Ngày 16/11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          6. Hát Xoan
          Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.
          Nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau: Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…).
          Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Và ngày 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
          Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ. Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
          Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          8. Đờn ca tài tử Nam Bộ
          Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.
          Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.
          Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn).
Ngày 5/12/2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
          Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.
          Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên…
          Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          10. Nghi lễ và trò chơi kéo co
          Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.
          Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) - vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
          Ngày 2/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
          Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.
          Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.
          Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          12. Nghệ thuật Bài chòi
          Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy.
Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ (kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học). Bài Chòi có hai hình thức chính: "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi".
          Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

13. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái
Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của  người Tày, Nùng, Thái, phản ánh quan niệm của họ về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Thực hành nghi lễ then được dùng trong những sự kiện trọng đại, chúc mừng năm mới hay trong lễ cầu an, giải hạn, cầu mùa, xuống đồng, chúc phúc…
Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

14. Nghệ thuật Xòe Thái
Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
Động tác cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở tay ra, hạ tay xuống, nắm lấy tay người bên cạnh rồi cùng bước chân nhịp nhàng, ngực hơi ưỡn, lưng ngả về phía sau. Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.
Điệu xòe giúp con người quên đi những mệt nhọc của cuộc sống, các đôi trai gái có cơ hội gần nhau hơn để thể hiện tình cảm riêng tư của mình…
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 13 đến 18/12/2021) tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Khởi tố, bắt tạm giam ông Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển

(ĐQT)-

Ông Trương Huy San (còn được biết đến là Osin Huy Đức) và luật sư Trần Đình Triển vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, nhà chức trách ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Trương Huy San. Bị can Trương Huy San bị điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. 




Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

Một người làm quan cả họ nhờ!

(ĐQT)-
Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” mang hàm ý tiêu cực - người làm to chỉ lo vun vén cho gia đình, dòng tộc của mình.

Hiện nay tình trạng “Một người làm quan, cả họ được nhờ” vẫn còn tồn tại với những biến tướng mới, trong đó có lợi ích nhóm vượt ra ngoài quan hệ huyết thống.

Phát biểu tại phiên họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng vào ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban, nêu rõ: Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lợi ích nhóm. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.

Tổng Bí thư cho biết, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý.

Đằng sau một số cán bộ bị xử lý kỷ luật, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thấp thoáng bóng dáng các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Ngược lại, đằng sau các doanh nhân sa lưới pháp luật có bóng dáng các vị cán bộ lãnh đạo các cấp. Điển hình là các vụ Vũ Nhôm, Việt Á, “Chuyến bay giải cứu”, AIC, Phúc Sơn, Thuận An…

Biểu hiện của việc cán bộ lãnh đạo sử dụng chức vụ để nâng đỡ người nhà, người thuộc phe cánh, người chịu “chung chi” là sự “thăng tiến thần tốc” của một số nhân vật thiếu cả đức lẫn tài, là sự “đấu thầu đâu thắng đó” của các doanh nghiệp yếu kém, là tình trạng “cả họ làm quan” ở địa phương, “hô biến” đất công thành đất tư, “thâu tóm đất vàng” tại các thành phố lớn, “chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiêp một cách khó hiểu” tại các vùng nông thôn… Khái niệm “cả họ được nhờ” còn bao hàm cả tình trạng thuộc cấp thân tín núp bóng “quan” để mưu lợi riêng, gây hại cho đất nước, cộng đồng.

Từ xa xưa thành ngữ “Một người làm quan, cả họ được nhờ” đã có một phiên bản khác - “Một người làm quan, trăm họ được nhờ”. Câu này có ý nghĩa đối nghịch với câu trước, tức một người nắm quyền cao chức trọng thì phải có nghĩa vụ chăm lo cho muôn dân.

Cùng “làm quan” nhưng lo được cho “trăm họ” hay chỉ chăm chăm bao bọc cho duy nhất “một họ” là tùy thuộc vào gốc rễ đạo đức của con người đó. Đất nước, nhân dân được cậy nhờ hay không là tùy thuộc vào việc cán bộ lãnh đạo đạt được sự liêm chính ở mức độ nào, có phẩm chất đạo đức cách mạng ra sao.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương vào ngày 3/1/2023, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải lựa chọn người thật sự liêm chính, vì nước, vì dân vào vị trí lãnh đạo. Cần làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước.

Yêu cầu xuyên suốt liên quan đến “tình thân”

Trong những năm gần đây, trước bối cảnh khách quan và tình hình nội tại, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên tục đưa ra các quy định nghiêm ngặt về đạo đức cách mạng, về sự liêm chính đối với cán bộ, đảng viên, tránh tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ”.

Trong Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4/8/2017, về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Bộ Chính trị đặt ra 5 yêu cầu.

Một trong số đó là các cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, liêm chính; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, lợi ích nhóm; không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Tiếp đến, ngày 25/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương ra Quy định số 08-QĐ/TW về Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Theo đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải kiên quyết chống lại việc để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi; để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Trong Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm có Điều 11: Can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi.

Điều 17: Can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

Về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, Bộ Chính trị ra Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023.


Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được quy định là dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, đề xuất, bỏ phiếu bầu theo ý mình; để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động vào các khâu trong công tác cán bộ.

Mới đây nhất, ngày 9/5/2024, trong Quy định số 144-QĐ/TW về Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nêu cao lòng tự trọng, danh dự; không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi.

Như vậy, những quy định về việc không để người thân lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình để tư lợi đã được nêu rất cụ thể, xuyên suốt và ngày càng được bổ sung hoàn thiện. Mỗi cán bộ, đảng viên cần lấy đó làm "gương soi" như một cách tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

Thấy gì qua phân đoạn trong lễ hội sông nước 2024!

(ĐQT)- Nguồn Từ Tạp chí đu càng
https://www.youtube.com/post/UgkxZANgZqjCMkkGNcl1NRmeFnJmrZQYqYz-

Một trong khoảnh khắc anh hùng và cảm động nhất trong màn đồng diễn nhạc kịch tại Lễ hội Sông Nước thành phố Hồ Chí Minh vào tối qua. Đó là phân đoạn chiến sĩ đặc công nước Rừng Sác chiến đấu với cá sấu và bị cá sấu ngoạm vào thân.
Phân cảnh này tái hiện lại những trang hồi ký của phóng viên, nhiếp ảnh gia chiến trường Đỗ Trọng Hội. Khi ông kể lại rằng trong lúc tác nghiệp ở Rừng Sác, ông đã chứng kiến cảnh những chiến sĩ đặc công Rừng Sác bị cá sấu cắn đứt đôi người, trong giờ phút cuối cùng, chiến sĩ ấy vẫn kịp dùng dao đâm vào đỉnh đầu cá sấu, để con cá sấu này không thể hại được thêm một đồng đội nào nữa... 
Trong những cuốn nhật ký của ông, có ghi lại rằng, điều đau lòng là đi thu lượm thi thể đồng đội hy sinh ở Rừng Sác, hầu như đều không toàn vẹn. Có người bị cắn mất hết chi dưới rồi mất máu đến chết, có người bị mất tay nhưng bị nhiễm trùng rồi cũng hy sinh vài ngày sau đó, có rất nhiều người không toàn vẹn… Nhiều khi, mổ bụng cá sấu lại thấy xuất hiện những kỉ vật của đồng đội, như một cây bút viết, chiếc đồng hồ, chiếc nhẫn được đánh từ vỏ đạn, sợi dây chuyền được nối cắt ra từ vũ khí của địch... 
Nhưng bi thương mà thế hệ chúng ta không thể tưởng tượng ra được. 




Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

Vì sao biệt động đánh đại sứ quan Mỹ mà không bị lên án

(ĐQT)-
Hình ảnh chiến sĩ biệt động Ba Đen bị bắt khi anh cùng đồng đội đánh chiếm Đại sứ quán Mỹ tại Sài gòn đêm 31/1/1968.


Đội 5 biệt động Sài gòn được giao nhiệm vụ đánh chiếm Đại sứ quán Mỹ, gồm 11 người, do Ba Đen làm đội trưởng, khi tấn công vào sứ quán Mỹ, ta hy sinh 10 người, một người sống sót do trúng hơi ngạt tại cầu thang, anh sau này bị đày ra Côn Đảo.
Trong nhóm ta có cuộc tranh luận nho nhỏ về công ước quốc tế là không được tấn công hoặc tiêu diệt sứ đoàn ngoại giao.
Luật quốc tế là như thế, nhưng tại sao ta tấn công Đại sứ quán Mỹ 1968 lại không bị quốc tế trừng phạt hay lên án. Bởi vì những nguyên nhân như sau.
- Đại sứ quán Mỹ tại Sài gòn chỉ đặt quan hệ ngoại giao với chính quyền VNCH, chứ không đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH hay chính phủ lâm thời Miền nam VN, chính phủ VNCH là chính phủ không được VNDCCH công nhận và gọi thẳng là Ngụy quyền, còn gọi Mỹ là quân xâm lược, mục tiêu công bố công khai trong nước và quốc tế là ta sẽ "Đánh cho Mỹ cút" vì thế những gì dính dáng hay liên quan đến Mỹ là đánh thẳng cánh, anh đến nước tôi mà tôi chưa cho phép thì anh bị đánh không oan, nếu chính quyền Ngụy mà động đến Đại sứ quán Mỹ thì mới là vi phạm công ước quốc tế, còn biệt động Sài gòn đánh thì đau ráng chịu.
Như thế mọi người hiểu chưa? Nếu không chính danh, hành động tấn công Đại sứ quán của lực lượng biệt động Sài gòn sẽ bị Mỹ gắn cho cái mác khủng bố, chiến sĩ bị bắt kia sẽ bị tòa xử bắn ngay, và vu cáo chính phủ VNDCCH là người nuôi dưỡng và tài trợ khủng bố, Mỹ sẽ kiện ra tòa án quốc tế và tìm cớ leo thang chiến tranh ngay. Mỹ không phải là kẻ ăn chay đâu. Sa Tăng còn gọi Mỹ bằng cụ.
Trần Nam

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

VÌ ÔNG MINH TUỆ MÀ CÓ MỘT ĐÁM ĐÔNG SẴN SÀNG LAO VÀO NGUYỀN RỦA CẢ MỘT TỈNH THÀNH, SỈ NHỤC CẢ ANH HÙNG LIỆT SĨ

(ĐQT)-Tối 28/05, khi Sư Minh Tuệ và đám đông không được dừng nghỉ tại các nghĩa trang Quảng Trị và Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thì có rất nhiều người lên án, bức xúc, đến mức thốt ra những lời cay đắng đến đau lòng.
Quảng Trị là một vùng đất đau thương, gánh chịu bom đạn giữa hai đầu Tổ Quốc, là một nơi với những địa danh linh thiêng như Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn và Nghĩa trang đường 9, bao nhiêu di tích lịch sử quan trọng như Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc… Một nơi khó khăn về kinh tế, chịu nhiều đau thương cả về thiên tai, mưa lũ, hạn hán, bom đạn. Vậy mà giờ, chỉ vì việc không để Sư Minh Tuệ nghỉ ngơi ở nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử quốc gia, là họ sử dụng những từ ngữ không thể rác rưởi hơn. 

Trên Tik Tok, đám đông này nguyền rủa tỉnh thành Quảng Trị là “mất phước”, lòng dạ hẹp hòi, bảo sao chiến tranh chết nhiều và hàng năm có lũ lụt… Rồi còn nói nơi này có nhiều liệt sĩ là vì vô phước (?) Điều đau lòng và đáng nói ở đây là số lượng ủng hộ những phát ngôn và bình luận trên là cực kỳ nhiều. 

Nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cấp quốc gia đâu phải là nơi để hàng chục người có thể nghỉ ngơi, ăn uống, tu tập? Mà là nơi tưởng niệm các vong linh liệt sĩ, nơi mà nhiều người đã nằm xuống. Khi cán bộ có nhắc đoàn tu tập là nên đi chỗ khác nghỉ ngơi vì đây là nơi liệt sĩ và di tích lịch sử, thì có nhiều Tik Tok - Youtuber cắt ghép, nhét chữ thành “mày biến đi”, “mày lượn đi” và hiện tại cán bộ này đang bị tấn công mạng dữ dội, bị trù dập dọa đánh khi gặp ở ngoài… 


Tôi không hiểu tại sao lại họ có thể thốt ra những lời như thế? Sư Minh Tuệ có dạy họ không? Chắc chắn là không rồi. Họ luôn miệng bảo tôn vinh ông ấy và học theo ấy. Nhưng có học được cái gì không? Hay đang dần trở nên u mê, đang dần quá đà và tạo ra những tiền lệ quá nguy hiểm? Bao nhiêu năm tu hành chẳng có bất cứ chuyện gì diễn ra, nhưng tại sao tự dưng lại diễn ra như vậy? 

Có lẽ, Sư Minh Tuệ không vào mạng nên chưa biết những gì thảm họa đang diễn ra ngoài kia. Nhưng ai đó cần cho ông ấy biết những hệ lụy nghiêm trọng đang diễn ra. 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

“Sex”, ma túy và Chiến tranh Việt Nam

(ĐQT)-

Miền Nam Việt Nam đã được giải phóng khỏi những gì?

Một thuộc địa kiểu mới, một xã hội thực dân mới thì đương nhiên cần phải được giải phóng khỏi tay giặc xâm lược bằng một cuộc kháng chiến chống xâm lược để giải phóng dân tộc, giành lại chính quyền, giành lại quyền hành từ tay giặc xâm lược.

Nhưng bản thân xã hội trong vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam còn có những căn bệnh bất trị, đưa đến nhu cầu chính đáng cần phải được giải phóng.

Xã hội trong những đô thị bị tạm chiếm, về văn hóa thì méo mó, thác loạn, Tây hóa, Mỹ hóa. Đời sống tinh thần lệch lạc, đạo đức băng hoại, những phụ nữ ăn mặc hở hang đứng đường chào mời lính Mỹ là những hình ảnh thường thấy trên đường phố Sài Gòn, nhất là về đêm. Thường xuyên có những cô gái trẻ nhảy sông tự tử vì tình và vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Báo chí tư nhân rẻ tiền trần trụi và công khai xúc phạm phẩm giá những nhân vật công chúng để câu khách. Truyện khiêu dâm được xuất bản bán công khai đầy ở các nhà sách.

Ngoài các nạn nhân bị thương vong, dị tật, di chứng từ cuộc chiến, nạn nhân chất độc hóa học, người Mỹ còn để lại một nền kinh tế tê liệt, trên 3 triệu người thất nghiệp, gần 1 triệu trẻ mồ côi, khoảng 600 ngàn gái mại dâm, trên 1 triệu bệnh nhân nghiện ngập ma túy.

Đó là hậu quả của một thời kỳ ngoại thuộc lâu dài và buôn lậu ma túy gần 20 năm từ Diệm – Nhu và Trần Lệ Xuân cho đến Thiệu – Kỳ và Nguyễn Thị Lý, cũng như gia đình của họ. Trong nhiều phim tài liệu trong và ngoài nước, có thể thấy được ma túy được bày bán công khai ngoài chợ giữa ban ngày, nhất là ở Chợ Lớn.

Buôn lậu ma túy

Tiến sĩ ngành sử học Đông Nam Á Alfred W. McCoy là một sử gia có tên tuổi, ông viết cùng tác giả Cathleen B. Read trong sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (Nền chính trị ma túy ở Đông Nam Á), do Harper & Row xuất bản năm 1972, về tình trạng buôn lậu ma túy và sự giao dịch giữa bọn tội phạm hình sự, bọn mafia quốc tế ở Đông Nam Á, đã tóm lược như sau:

Ngô Đình Nhu đã quyết định tái lập việc buôn bán ma túy để lấy tiền. Dù đa phần các tiệm hút ở Sài Gòn đã đóng cửa 3 năm rồi, hàng ngàn con nghiện người Việt và người Hoa vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu cho người tiếp xúc với những người cầm đầu của các tổ chức xã hội đen, Hội Tam Hoàng của người Hồng Kông ở Chợ Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối ma túy nhập cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, hàng trăm tiệm hút ma túy này đã hoạt động trở lại, và 5 năm sau, tuần báo Time đã ước lượng ở Chợ Lớn có đến khoảng 2.500 cơ sở hút ma túy hoạt động công khai.

Để có thể cung ứng thuốc phiện đầy đủ cho khách hàng tiêu thụ, Ngô Đình Nhu thiết lập hai hệ thống đường bay khứ hồi từ vùng sản xuất thuốc phiện sống ở Lào về miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường bay chính là thuê các phi cơ nhỏ của Hàng không Lào, giao cho trùm tội phạm quốc tế Bonaventure “Rock” Francisci phụ trách. Francisci trực tiếp nói chuyện và thương lượng với Ngô Đình Nhu. Theo trung tá Lucien Conein, một cựu viên chức cao cấp CIA ở Sài Gòn, mối quan hệ mờ ám giữa Ngô Đình Nhu và Francisci về dịch vụ bất hợp pháp này khởi đầu vào năm 1958. Sau khi Nhu bảo đảm an toàn cho việc đem thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci dùng đoàn máy bay Beechtcrafts hai động cơ vận chuyển món hàng này về miền Nam Việt Nam hàng ngày.

Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn phái nhân viên tình báo dưới quyền bác sĩ Trần Kim Tuyến đến Lào với nhiệm vụ là vận chuyển thuốc phiện sống về Sài Gòn bằng phi cơ quân sự của không quân Sài Gòn. Tuy nhiên, nhiều người trong nội bộ cho rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến, người đứng đầu tổ chức mật vụ có danh xưng trá hình “Sở Nghiên cứu Chính trị – Xã hội”, do CIA tài trợ, mới thật sự là nhân vật chủ chốt của kế hoạch làm ăn bất chính này.

CIA là một ông “trùm ma túy”. CIA từng giao dịch ma túy với Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc, và giúp máy bay cho Tưởng Giới Thạch vận chuyển và giao dịch thuốc phiện ở Miến Điện và Thái Lan. Trong chiến tranh Afghanistan lần thứ nhất (1979-1989), CIA đã giúp lãnh tụ Hồi giáo Gulbuddin Hekmatyar, một người chống Liên Xô, vận chuyển và giao dịch ma túy.

Ngày 13/4/1989, bản báo cáo của Hội đồng Kerry, do Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng ngoại giao), đã kết luận rằng CIA đã dùng nguồn thu nhập từ ma túy để chi tiêu cho lực lượng đặc nhiệm Contra.

Nhà ngoại giao người Canada, Gs. Peter Dale Scott cho biết Guadalajara Cartel là đường dây buôn lậu ma túy mạnh nhất đầu thập niên 1980, chúng hoạt động thoải mái phần lớn nhờ sự bảo kê của cơ quan DFS, là một cơ quan ngoại vi của CIA do Miguel Nazar Haro phụ trách.

Vicente Zambada Niebla, con trai của Ismael Zambada García, là một trong những tay trùm ma túy lớn nhất ở Mexico, sau khi bị bắt đã khai với các luật sư của hắn rằng hắn và các cộng sự được các nhân viên người Mỹ cung cấp “giấy phép” đặc biệt để vận chuyển ma túy qua lại biên giới hai nước, để đổi lấy các tin tức tình báo nội bộ về cuộc chiến ma túy quy mô lớn đang diễn ra ở Mexico.

Ngoài ra CIA còn nhúng tay vào việc giúp đỡ giao dịch hoặc trực tiếp giao dịch ma túy ở Panama sau khi gần 3 vạn quân Mỹ tấn công nước này vào năm 1989. CIA còn từng có một thời gian dài dùng ma túy chiêu dụ lực lượng Vệ binh Quốc gia Venezuela để đổi lấy các thông tin tình báo. Việc này đến năm 1996 mới được đưa ra công luận.

Chiến tranh Việt Nam

Một quán bar ở Sài Gòn dưới thời Nixon (1969). Năm 1969 là thời điểm quân đội Mỹ tràn ngập miền Nam Việt Nam đông đảo với hơn 55 vạn quân. Trong năm này binh lính Mỹ ở Sài Gòn chi tiêu khoảng 30 triệu USD mỗi tháng (tương đương 210+ triệu USD theo thời giá năm 2020). Ngoài các viện trợ kinh tế dồi dào thì khoản tiển khổng lồ này cũng góp phần tạo ra vỏ bọc hào nhoáng phồn vinh giả tạo cho “Hòn ngọc Viễn Đông” của Mỹ.

 

Hai tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee trong sách The Deaths of the Cold War Kings: The Assassinations of Diem and JFK (Cái chết của những ông vua Chiến tranh lạnh: Vụ ám sát Diệm và John F. Kennedy), do Cemetery Dance xuất bản năm 1999, đã cho biết như sau:

Năm 1958, khi Diệm-Nhu tái lập hệ thống lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Bonaventure Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông ta là vận chuyển thuốc phiện từ gốc sản xuất ở Lào đi thẳng về miền Nam Việt Nam bằng một phi đội máy may riêng.

Sau đó, Francisci dự tính sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng chục ngàn bệnh nhân nghiện ma túy ở Sài Gòn. Trong khi việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng phức tạp và khó khăn. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma túy của ông ta.

Sau đó Francisci và Nhu đã thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn. Tại đây, thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến có chất lượng cao để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana.

Về căn bản, các tập đoàn buôn lậu ma túy, mafia Mỹ, và ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành các đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma túy toàn cầu. Tiền tỷ chảy vào túi các bên liên quan.

Trong bài phê bình “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, đã phê phán gay gắt:

“Trong thời Chiến tranh Việt Nam, báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn nhát, đúng là có ‘cháy nhà mới lòi mặt chuột’ Nguyễn văn Thiệu.

Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký ” Việt Nam máu lửa quê hương tôi”, cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4/1975 mới thấy rõ tư cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.”

Lối sống đồi trụy, thác loạn

Ngoài sự tê liệt vì tệ nạn buôn lậu ma túy, xã hội trong những vùng tạm chiếm còn bị tê liệt bởi lối sống sa đọa và đồi trụy. Khoảng 7 triệu lượt người Mỹ và cao điểm gần 60 vạn quân viễn chinh Mỹ ở trong vùng tạm chiếm, đã tạo ra các nhu cầu và văn hóa tiêu dùng mới.

Để “giúp vui” cho quân Mỹ, Mỹ-Thiệu cho mở cửa hàng loạt phòng tắm hơi, hộp đêm, nhất là ổ mại dâm, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là xung quanh các cư xá của người Mỹ. Thị trường mại dâm ở Sài Gòn trước năm 1975 được người dân quen miệng gọi là “chợ heo”, được Mỹ-Thiệu công khai hóa và hợp pháp hóa. Năm 1966, sau khi từ Sài Gòn về Mỹ, thượng nghị sĩ William Fulbright nhận xét: “Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ mại dâm”.

Lối sống đồi trụy, thác loạn, không chỉ là hậu quả của sự có mặt của hàng chục vạn lính viễn chinh nước ngoài trong túi nhiều đô la Mỹ, mà theo một số người, nó còn nằm trong chủ trương ngầm nhằm đồi trụy hóa thanh niên miền Nam, làm cho giới trẻ quên đi hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược, không màng tới nghĩa vụ đối với giống nòi.

Từ đó xuất hiện ở Sài Gòn một dòng văn học khiêu dâm trong đó các tác giả chuyên khai thác thị hiếu thấp hèn của người đọc, đề cao “phần con” hơn “phần người”, công khai cổ vũ cho những lối sống bệnh hoạn, biến thái.

Bên cạnh những “phim con heo” (các danh từ “chợ heo”“phim heo” này đều có nguồn gốc từ đây) bán công khai ngoài phố, báo chuyên in hình phụ nữ khỏa thân (Playboy, Penthouse, Nude….) bày bán công khai trên vỉa hè các đường Lê Lợi, Công Lý…. ở ngay trung tâm thành phố, là những tiểu thuyết “người lớn” của những “chuyên gia” viết truyện khiêu dâm như Chu Tử, Lê Xuyên, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Thụy Vũ….

Những vấn đề nói trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa – tinh thần của người dân. Sự sa đọa, trụy lạc trong xã hội đã gây ra nhiều thảm cảnh gia đình và hạnh phúc đổ vỡ, nhiều câu chuyện bi đát thương tâm. Qua các báo hằng ngày, không ngày nào là không có những vụ án mạng vì tình, những vụ tự tử, nhảy lầu, nhảy sông, đâm chém, bắn giết lẫn nhau vì giành nhau một người đẹp, kể cả trong quân đội ở các chức vị cao nhất, một ví dụ là “phó tổng thống” Nguyễn Cao Kỳ thời đó, do “nổi tiếng” với thái độ ngang ngược chĩa súng cướp bồ nhí của đàn em nên bị mọi người gọi là “Kỳ Cao Bồi”.

Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) phát hành năm 2008, đã cho biết: “Chiến tranh cũng làm 100.000 thường dân thương vong mỗi năm. Dịch bệnh tăng vọt; dịch tả tăng từ hàng trăm lên đến 20.000 vụ. Khoảng từ 30.000 đến 50.000 người cụt chân tay chờ được lắp chân giả. Và chính phủ Sài Gòn chỉ dành chưa đầy 1% ngân sách cho dịch vụ y tế.”

Có lẽ từ những hiện thực trên mà sử gia Stanley I. Kutler trong Encyclopedia of The Vietnam War (Bách khoa thư Chiến tranh Việt Nam) do Simon & Schuster McMillan xuất bản năm 1996, đây là cuốn sách viết theo quan điểm và tuyên truyền chính thức và công khai của chính phủ Mỹ, đã phải viết về xã hội ở các đô thị miền Nam dưới thời Nixon như sau:

“Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khoảng 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sài Gòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giày, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái mại dâm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội Nam Việt Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cấp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội Nam Việt Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi ở miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giàu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Nam Việt Nam quản lý.”

 

Chiến tranh Việt Nam

Banner quảng cáo “Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật” ở Sài Gòn (1971).

 

Theo Thiếu Long Texas

Bài viết mới nhất